Xuyên Thành Mẹ Kế Lâm Đại Ngọc

Chương 23: Hết




Ở dưới núi mà vẫn làm tốt, sẽ được giao thêm một cửa hàng nữa.

Cứ như vậy, con cháu Giả gia đều ngoan ngoãn lo liệu việc kinh doanh.

Tuy rằng chúng không còn mặn mà với việc học hành, nhưng ngày ngày trò chuyện toàn là chuyện buôn bán, tính tình cũng bớt ngang bướng hơn trước.

Ngay cả Giả Hoàn, kẻ vốn căm ghét Bảo Ngọc đến tận xương tủy, cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi thấy tỷ tỷ ruột của mình được quản lý hai ngọn núi.

Huống hồ Bảo Ngọc vốn không màng danh lợi, cũng chẳng tinh thông việc đời, chỉ có chút thiên phú về văn chương.

Văn bát cổ hắn không biết làm, nhưng ngâm thơ vịnh phú thì lại khá.

Giả Chính cũng không còn cấm cản hắn "xem sách nhàn" nữa.

Hắn bèn ở lại tộc học Lâm gia làm một thầy đồ nhỏ.

Hàng ngày, chắn dạy đám trẻ con làm thơ vịnh phú.

Lúc rảnh rỗi, hắn lại tự mình cầm bút viết vài cuốn thoại bản.

Đại Ngọc thường xuyên lấy ra xem, rồi bảo: "Giờ đây, truyện của Bảo Ngọc viết chẳng kém gì truyện của con."

Ta thầm nghĩ: Sao lại không chứ, tác giả của "Hồng Lâu Mộng" chẳng phải chính là Bảo Ngọc này hay sao?

Dù cho luân hồi chuyển kiếp bao lần, người trong sách, sách của người... Đó cũng là số mệnh của hắn vậy.

Đại Ngọc sai người giúp hắn khắc bản in, nào ngờ sách bán rất chạy.

Người đời đều biết "Tuyết Cần tiên sinh" tài hoa hơn người, trong sách ẩn chứa vô vàn ý nghĩa sâu xa.

Sau khi viết tiểu sử cho rất nhiều nhân vật, Giả Bảo Ngọc dần bớt đi vẻ kiêu ngạo, thêm vào đó là sự điềm đạm.

Ngày Đại Ngọc xuất giá, hắn đến tiễn đưa.



Chiếc áo trắng như trăng càng làm hắn thêm phần tiều tụy.

Hắn nhìn Đại Ngọc, nói: "Lâm muội muội, muội dù trước khi gả đi hay sau khi gả đi, mãi mãi vẫn là viên ngọc quý, vĩnh viễn không nhiễm bụi trần."

Đại Ngọc gả cho cháu trai của tẩu tử nhà mẹ đẻ ta, chính là gia tộc danh giá ở Thanh Hà - Tạ gia, thanh cao mà không mất khí chất, lấy học thuyết của Mặc gia làm sở trường, cho nên rất có tài năng trong việc thực tế, con cháu đời sau đều là người xuất chúng.

Chuyện hôn sự này không phải do cha mẹ hai bên sắp đặt, mà là do Đại Ngọc khi nghiên cứu giấy viết thư, biết được kỹ thuật của Tạ gia khác biệt, nên đã đến đó cầu học.

Sau nửa năm học tập tại Tạ gia, khi trở về, Đại Ngọc được chính thiếu gia Tạ gia - Tạ Cẩn Ngôn đưa tiễn.

Hai con trẻ có ý với nhau, ta cùng Lâm Như Hải sau khi tìm hiểu kỹ càng, thấy môn đăng hộ đối, liền đồng ý cho họ nên duyên phu thê.

Một năm sau, Bảo Thoa cùng với tứ cửu phụ Thẩm gia đưa tiễn thuyền đón dâu đến tận Thanh Hà.

Nàng đã gả vào Thẩm gia được hai năm.

Tuy danh hiệu hoàng thương của Tiết gia đã không còn, nhưng chẳng ai dám coi thường tứ thiếu phu nhân Thẩm gia nữa.

Trước khi lên thuyền hoa, Đại Ngọc hướng ta và cha nàng dập đầu ba cái.

Thiếu gia Tạ gia cũng cùng nàng hành lễ: "Xin cha mẹ yên tâm, Cẩn Ngôn nhất định sẽ dốc hết lòng yêu thương, bảo vệ Ngọc Nhi."

Ta khẽ đỡ họ dậy, mỉm cười nói: "Cẩn Ngôn thật có lòng. Vừa hay ta có chuyện muốn nói với hai con. Trân Nhi và Hàm Nhi cũng đã đến tuổi đi học. Ta và cha con đã bàn bạc, không bằng đưa hai đứa đến trường học của Tạ gia, khỏi để chúng ở tộc Lâm gia quậy phá không ra thể thống gì.

Đại Ngọc vui mừng khôn xiết: "Thật vậy sao, thưa mẹ?"

Lâm Như Hải mỉm cười nói: "Ta đã dâng tấu chương xin phép tuần du phương Nam, không bao lâu nữa sẽ đến Thanh Hà. Tuy không thể ở lại Thanh Hà mãi, nhưng ít ra trong ba năm tới, ta sẽ ở quanh vùng này, không quá xa hai con.”

Đây cũng là quyết định của cả hai chúng ta.

Lâm Như Hải giờ đây địa vị đã rất cao, gần như chỉ dưới một người, trên vạn người.



Hoàng thượng đương triều cũng rất coi trọng chàng.

Vì vậy việc này khiến Hoàng thượng tức giận mắng chàng một trận.

Nhưng Lâm Như Hải đã quyết tâm, Hoàng thượng cũng đành chấp thuận, ước định ba năm sau chàng nhất định phải quay về giúp ngài ấy xử lý việc vận tải đường biển.

Nửa năm sau khi Đại Ngọc thành thân, cả nhà ta chuyển đến Thanh Hà.

 

Gặp lại Đại Ngọc, nàng rạng rỡ hẳn lên, tay trong tay với Tạ Cẩn Ngôn, ra tận bến tàu đón chúng ta.

 

Bảo Thoa sau khi phân gia với Thẩm gia cũng chủ động chuyển đến Thanh Hà.

Hai tỷ muội cùng nhau mở trường học dành cho nữ sinh, mở xưởng dệt vải nữ nhân làm chủ, ba nhà Tạ gia,Lâm gia, Thẩm gia cùng nhau sáng lập võ đường thủy quân cho nữ giới, chính là hình thức ban đầu của đội thủy binh nữ.

 

"Tương lai cha sẽ phụ trách việc vận tải đường biển, chúng con cũng muốn góp một phần sức lực."

 

Lâm Như Hải vuốt râu cười lớn: "Rất tốt, rất tốt."

 

Sau đó, Đại Ngọc bước đến bên ta, khoác tay ta: "Mẹ, chúng ta về nhà thôi."

 

(Hết)