Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 1 - Chương 44: Hoang sơn thánh âm




- Vân Đại, sai rồi, chỗ đó không phải làm như thế.

- Không đúng, không đúng, thiếu mất một công đoạn, như vậy vải nhuộm không bền màu.

- Thôi hỏng rồi, làm thế kia thì màu sẽ không loang.

Đám phụ nhân xung quanh nhuộm vải mà sốt hết cả ruột, hận không thể đi tới ngăn cản hành vi bại gia của y.

Chỉ có Thương lão nhìn rất cẩn thận từng công đoạn, còn sai cả nhà phải nhìn, không bỏ qua một động tác nào, ông không tin Vân Tranh tùy tiện vứt đi 5 quan tiền như thế.

Xã hội cổ đại Trung Quốc có hình thái kinh tế cơ bản là nam cày cấy nữ dệt vải, cho nên mới có câu truyện tình lãng mạn giữa Ngưu Lang và Chức Nữ, từ đó cuộc sống dần xuất hiện làn sóng sùng bái "Chức Nữ", trong tượng đá lớn từ thời Hán cũng có hình tượng mỹ lệ của "Chức Nữ", Chức Nữ chính là hình tượng thần thánh hóa của nữ nhân làm các nghề lao động thủ công như nhuộm vải, dệ vải, thuê thùa may vá mà ra.

Bởi thế nữ nhân trong trại nhiều người biết trát nhiễm, nhưng giống Vân Tranh lấy bản mẫu khắc trước sau đó đổ nến nung chảy vào thì chưa ai thấy, rồi sao lại thô bạo ném cả vải mộc đã treo sáp nến lên ném vào chum thuốc nhuộm? Không sợ hỏng cả tấm vải à? Không hiểu gì cả, nhưng thấy Vân Tranh và đám trẻ con làm việc hăng say, đám phụ nhân cũng đi lên giúp chúng cho vải vào chum.

Những số vải mộc này đều do đám phụ nhân lấy tro rơm của mình giặt qua, mấy công đoạn khác cũng do họ giúp đám trẻ con lòng ngóng kia, chỉ có công đoạn quan trọng nhất là là đổ sáp do Vân Tranh làm, cách làm việc của y khiến họ tiếc cho tấm vải.

Không ai hi vọng gì, trong mắt họ, đợt vải này nhuộm hỏng rồi.

Vân Tranh cho thêm muối ăn vào chum, mồ hôi đã đầm đìa, y biết thứ hàng nhái của mình chỉ có bề ngoài, dùng lâu dài khó được bền màu như của người Bạch Miêu, vì thế phải có cái gì đó khác biệt mới được, còn công nghệ thì dần dần làm lâu rồi sẽ có cải thiện, thay đổi không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Xong rồi! Vân Tranh đóng chum lại, y đoán cơ hội của mình, tám phần thành công, bây giờ không làm gì được nữa, kết quả phải năm ngày sau mới có, Vân Tranh tuyên bố: - Tất cả về nhà tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đi học.

Buổi chiều là thời gian Vân Tranh dạy học, lớp học tổ chức ngay ở chỗ đón ánh mặt trời dưới nhà, treo lên tấm bảng đen, mỗi đứa bé có một cái mâm cát, không có phấn với bảng dùng thứ thay thế luyện chữ vỡ lòng.

Trước khi học viết thì tập đọc đã.

Âm vận học thường chia ra năm loại môi, lưỡi, răng, họng, mũi. Đại khái là các vị trí phát âm, vì sao phải phân thành 5 loại, vì nhà âm vận học cứ muốn nói phải dính tới ngũ âm thương, cung, giác, trưng, vũ. Vì tiền lệ này về sau những thứ chẳng liên quan gì như ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ, ngũ tạng can tỳ tâm phế thận đều bị lôi vào, khiến nó là một trong số nguyên nhân khiến âm vận học được khen nhiều mà chả ai theo học.

Môn học vấn này ở thời Tống được coi là tuyệt học, thi tiến sĩ cũng có đề liên quan, Vân Tranh dạy cho đám trẻ thì không cao siêu đến vậy, cũng không vì mục đích cao xa gì, mà là vì vấn đề khẩu âm.

Nói là để người khác nghe, vì khẩu âm khác nhau, khiến sinh ra hiểu lầm, Vân Tranh khi nói chuyện với Lâm huyện lệnh hay Lam Lam phải nghe cực kỳ cẩn thận, khẩu âm họ mang theo giọng Quan Tây, hiển nhiên liên quan tới sư thừa, ông ta dùng tiếng Quan thoại, là ngữ âm chính xác mà người đọc sách giao lưu với nhau, giao lưu vất vả gây bất tiện, ai phát ẩm chuẩn, chính thống, người ta nghe dễ hơn tất nhiên có nhiều lợi thế hơn. Âm vận học thời Tống căn cứ vào tiếng Lạc Dương, Khai Phong diễn biến ra, y đang học theo kiểu phát âm méo miệng này, cho nên cũng bắt học sinh của mình phát âm như thế.

Dạy trẻ con thì lựa chọn hàng đầu là Tam Tự Kinh, đó gọi là Hiếu Kinh thông, Tứ Thư thuộc, cùng Lục Kinh, người mới đều có thể học.

Đáng tiếc tới giờ chưa xuất hiện Tam Tự Kinh, dạy Bách Gia Tính thì không thành vấn đề, dù sao thì xưa nay có ai biết thứ này do ai biên soạn đâu, chỉ biết xuất hiện những năm đầu thời Bắc Tống, mình lấy ra ra dạy trẻ con chắc không sao.

Vân Tranh dạy học cũng là quá trình học lại, nói thật hồi sinh viên môn Cổ văn y trốn học suốt, giáo sư hướng dẫn thấy hoàn cảnh của y khó khăn cho nên mới tha cho y qua ải, sau khi đi làm năm năm về gặp lại thầy, câu đầu tiên ông hỏi là, có ôn tập lại môn này không?

Thế sự vô thường, Vân Tranh không ngờ lại bỏ qua môn học quan trọng, tưởng là may mắn, nhưng loại may mắn này mới là sự trừng phạt nặng nhất.

- Triệu Tiền Tôn Lý, Chu Ngô Trịnh Vương, Phùng Trần Sở Vệ, Tương Thẩm Hàn Dương... Cùng với tiếng đọc cổ văn làm Vân Tranh cảm khái vạn phần, đám trẻ con đằng sau cũng đọc theo từng chữ, thế là cái trại vốn đủ âm thanh láo nháo, bây giờ chỉ còn lại mỗi tiếng đọc sách vang vang:

Thương lão đứng thật xa, sợ quấy nhiễu bọn trẻ học, những người khác cũng không dám tới gần, vươn cổ thật cao nhìn con mình, những phụ nhân thích tán gẫu nhất cũng ngậm miệng lại, chó nhà ai dám sủa một tiếng là đánh, nặng cho vào nồi...

Trong vùng núi nghèo cằn cỗi ở vùng biên ải lần đầu tiêng vang vọng tiếng thánh nhân, cho nên vạn vật đều im tiếng.

Tương truyền khi Thương Hiệt tạo chữ thì ngoài nhà gió thổi ù ù, quỷ khóc thần gào. Đến khi Lão Tử ngâm đ*o Đức Kinh ở Hàm Cốc Quan thì cũng trời long đất lở, có sao lớn rụng xuống nhà. Còn khi Khổng Tử dạy đứa học trò đầu tiên trời hiện mây ngũ sắc, chim hót vang lừng.

Vân Tranh dạy học buổi đầu tiên cũng chuyên môn quan sát bốn phương, không thấy, chả thấy có chút động tĩnh mẹ gì, lòng phỉ nhổ " Thánh nhân làm chút việc không sấm nổ thì mưa rơi, mình dạy mười ba đứa bé ở cái hoang mạc học vấn này sao chẳng có nổi ngọn gió lành?"

Lắc đầu đi vào nhà trúc, Tịch Nhục lập tức mang nước tới, Vân Tranh nói xong luôn có thói quen uống nước.

Làm tiên sinh, giá trị bản thân tăng vọt, hôm sau đi trồng lúa mì, phát hiện đã trồng xong hết rồi, cha Sơn Tử đứng trong đất nhà y khoe: - Thằng bé trong nhà biết viết rồi.

Không biết mới lạ, cầm tay nó dạy tới mấy chục lần, chữ viết ra vẫn như giun bò, hai chữ Thương Sơn tới thánh cũng không nhận ra nổi, nếu còn vẫn không viết được, hôm nay Vân Tranh dùng cuốc đập chết luôn, có thứ học sinh như thế ra ngoài đường chỉ tổ mất mặt.

Trẻ con mười hai tuổi phải như Vân Nhị ấy, trêu chọc giáo viên, vén váy bạn nữ, bây giờ mới viết được hai chữ đã khiến cha mẹ vui mừng tới mức nửa đêm leo lên núi làm ruộng cho lão sư, tính ra thì việc mình làm đáng gọi là công đức vô lượng, ấy vậy mà ông trời không có biểu lộ gì cả, không cần mấy cái điềm lành chả ăn được kia, cho trận mưa tiền rơi xuống thì có chết ai đâu, đang thiếu tiền đây.

Tịch Nhục đắc ý đứng ở cửa nhận lá dâu mới hái từ tay thái tang nữ, kiểm tra có sạch hay không mới nhận, đợi nửa đêm cho tằm nhà mình ăn thêm.

Trâu trong nhà luôn có trẻ con hiểu chuyện dẫn đi, ăn no tròn bụng mới về, còn về phần củi đun thì không nói tới nữa, ngay cả cô bé ra bãi sông chơi đều biết nhặt viên đá đẹp về hiếu kính tiên sinh nữa là, vì tiên sinh đang chuẩn bị làm con đường rải đá trước cửa.

Cả trại nhà không ai có vườn hoa hết, chỉ được trồng rau, nếu dám làm cho trại hoa hòe hoa sói lòe loẹt, tộc trưởng sẽ ném cả nồi xuống giếng, nhưng tiên sinh thì khác, người đọc sách phải tách bạch với nông phu, thấy Vân Tranh trồng hoa, tộc trưởng ra sức tiến cử cây hổ leo tường, nói thứ này tốt nhất, rảnh rỗi bám đầy tường, xanh ngắt rất đẹp.

Làm tiên sinh có nhiều phúc lợi thế đấy, nghe nói cái Long Sơn thư viện ở Thành Đô là trường tư, muốn vào đó học tốn rất nhiều tiền, Vân Tranh tính, nếu cùng đường cũng mở một cái kiếm sống,