Thứ Nguyên Chi Môn

Chương 34: Chương 34: Thủ công nghiệp phát triển





Một tòa sơn trang tương đối nhỏ, diện tích tầm 5 km 2 mặc dù là trời đả tối nhưng bên trong vẫn vang lên âm thanh người, mặc cho đem mưa rơi tí tách lẫn gió lạnh đèn đuốc vẫn thắp sáng cả sơn trang, các gian phòng đều thấy được mơ hồ bóng hình người qua lại.

Xưởng Mỷ Nghệ là cái tên mà công tử Thiên An đặt cho, nơi này tập trung tất cả các thợ khéo tay nhất Đại Việt tu tập. Bậc thầy về chế tạo thủ công, ban đầu đều là các thợ giỏi của Hỏa Vũ sơn trang chủ yếu trong việc chạm trổ điêu khắc. Nhưng về sau lại quy tụ rất nhiều thợ thủ công trên Bách Việt được công tử Thiên An mời chào.

Không chỉ là nơi tụ tập các thợ giỏi, là những người trực tiếp chế tạo ra những mặt hàng đem lại lợi nhuận kếch xù cho Thiên Hạ Vô Song thành. Mà còn là nơi đào tạo các học viên muốn theo học nghề.

Bên trong một gian phòng gần năm mươi con người đang tụ tập ngồi vây quanh lấy một lảo già tuổi tầm ngủ tuần, Lục Hâm một trong những đại sư có tiếng trong Xưởng Mỷ Nghệ. Ánh mắt ai cũng đều nhìn chẳm chằm vào ông không rời.

Lục Hâm một tay thì đang xoay tròn thanh đồng chiếc đĩa bên dưới, một tay khác thì đang khéo léo chạm nhẹ một khối sền sền đất theo thời gian nó nhanh chóng thành hình tạo thành một chiếc bình nhỏ. Xung quanh y là các tủ gổ đựng lấy vô số những chiếc bình lò bát dĩa có hoa văn bắt mắt tinh xảo.

Làm đồ gốm chính là lảo già này đang làm, hắn là một trong những nghệ nhân có tài hoa được Thiên An cho thuộc hạ mời chào về. Gian phòng rộng lớn này chuyên gia công sản xuất các mặt hàng tự bát chén ly dĩa lẫn bình hoa từ gốm sứ.

Từ khi biết được ở nơi này sản xuất càng nhiều sản phẩm tiền lương mình càng nhiều.Vật phẩm bán ra sẻ được trả về 4 phần lợi nhuận cho bọn họ khiến cho đám thợ thủ công đến nơi này hưng phấn, ngày đêm không ngừng chế tác. Có thể nói lớp tư sản giàu lên nhanh nhất trong tòa thành chính là những thợ thủ công này.

Trong suốt hàng trăm năm, các nghệ nhân, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã cố sức nghiên cứu, tìm hiểu để phát hiện ra những bí quyết trong sản xuất gốm cổ nước ta.Men gốm cổ của Việt Nam có hai loại chính là "men trong" và "men đục". Và từ hai loại men cơ bản này, có thể pha chế ra hàng loạt thứ men có màu sắc, đặc tính khác nhau bằng những nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có.


Men gốm cổ truyền của ta đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn và dễ kiếm. Đó là phù sa sông Hồng, đất đồi núi (màu vàng, màu đỏ thẫm, màu nâu...), tro, đất sét trong, đất sét xanh, vôi, v.v... Chất liệu chính để chế men gốm là tro. Làng gốm Bát Tràng xưa kia dùng "tro Quế", "tro Lường" ở Nam Hà làm men. Đó là loại tro đốt từ của gỗ cây sùng, cây dâng lân và cây cứt sắt.

Khoảng trên 100 năm trước đây, Bát Tràng dùng cả tro trấu để chế men. Người ta trộn trấu với vôi bột và đem đốt cháy đến độ vừa thành tro đen, không đốt quá vì đất cháy lâu sẽ thành tro màu trắng, không chế men được.Tro trấu đen này được giã nhỏ, rây kỹ.

Bột nhỏ mịn từ trấu và vôi cũng đem dùng như "tro Quế", "tro Lường" nói trên. Muốn có men màu vàng thì lấy phù sa sông Hồng, hoặc đất màu vàng (thổ hoàng) pha với bột tro, pha đất sét trắng với bột tro sẽ được men màu sữa hay men ngà, pha son hay đất đỏ với bột tro tạo ra men nâu.

Hai chất bột tro và bột đất hoặc bột đá trộn đều với nhau, quấy và lọc thật kỹ thành một thứ bột gọi là "dị" tựa như nước sữa, không màu hay có màu tùy theo cách pha chế. Đây chính là men, dùng để tráng lên"xương" gốm, sứ. Người ta cũng dùng nó để trang trí. Các men màu (bột dị màu) khác nhau được dùng để vẽ trên xương gốm sứ hay để tráng từng bộ phận của đồ gốm theo yêu cầu mỹ thuật cần thể hiện.

Nhớ được mang máng kiến thức lại kết hợp với những kinh nghiệm truyền lại từ những bậc thầy thủ công hiện giờ. Thiên An liền nhân rộng quy mô sản xuất lên, đất sét được khai thác phục vụ cho nhu cầu sử dụng, không chỉ là nguyên liệu cho các lò gạch, hay ngói mà còn dùng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ này.

“ Sau khi thành phôi, thì đem nó tráng men lấy rồi đem đi nung, tùy theo nhiệt độ sẻ cho ra hai sản phẩm là sành và sứ khác nhau” Lục Hâm cười nói nhìn về lớp đệ tử mới này, thân ảnh nâng lên phôi tạo hình đem đến nhúng vào chiếc chậu bên cạnh thứ sền sệt chất lỏng màu vàng.

Một hồi liền đặt lên khay sắt đi đến một nơi phát ra nóng bức nhiệt độ, chính là lò nung. Đem cửa lò mở ra liền cảm nhận được hơi nóng rực cũng như những than hồng đỏ rực từ than đá đang cháy bên trong, đem đẩy vào bên trong nhanh chóng khép cửa lại đi đến đám người học viên liền nói: “ Được rồi phương pháp đả biết, các ngươi đích thân trải nghiệm đi”


“ Vâng” Đám người vui mừng lên tiếng, đem những cục đất sét nhão đến bắt đầu thao tác lấy nhất thời trong phòng vang lên thanh âm trầm trồ lẫn suýt xoa lấy.

Sành và sứ đều là những loại chất liệu được tạo thành từ đất sét bằng phương pháp nung. Tuy nhiên do khác biệt ở nhiệt độ cùng đem lại sự khác biệt của hai thứ này. Đầu tiên sứ là sản phẩm được tạo ra khi nung đất sét, cao lanh ở nhiệt độ cao, nhiệt độ nung trung bỉnh của sứ ở khoảng từ 1200 độ C đến 1400 độ C.

Sản phẩm sứ được chia thành hai loại chính là đồ sứ và đồ bán sứ. Trong đó, đồ bán sứ là những sản phẩm có nhiệt độ nung chưa cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, có tính hút ẩm và độ thấu quang hạn chế. Còn đồ sứ là sản phẩm sứ có kết khối hoàn chỉnh, nung ở nhiệt độ cao và chất lượng tốt nhất.

Sành là những sản phẩm có nhiệt độ nung trung bình khoảng từ 1000 độ C đến 1100 độ C. Tùy theo cấu tạo của lò nung và thành phần của xương đất chịu được lửa cao hay thấp, một số sản phẩm sành có thể được nung với nhiệt độ khoảng 1250 độ C.Trong sản xuất, nếu sử dụng đất sét thường sản phẩm thu được là loại sành nâu. Còn nếu sử dụng đất sét trắng sản phẩm thu được là sành trắng hoặc sành xốp.

Sự khác nhau giữa sành và sứ phân rỏ ở nhiệt độ nung, thứ hai là về hình thức đồ sứ luôn được trau chuốt vẻ ngoài với những họa tiết, hình ảnh cầu kỳ. Đặc biệt ở những sản phẩm đồ sứ cao cấp mức độ tinh xảo, kỹ lưỡng của các hình ảnh, họa tiết lại càng đặc sắc. Với đồ sành, vẻ ngoài thường được tối giản theo kiểu trơn. Thứ ba về lớp men phủ ngoài. Ở đồ sứ, lớp men phủ ngoài luôn có sự căng, bóng, mịn thì ở đồ sành lớp men phủ ngoài chỉ nhẵn mà không quá bóng.

Thứ tư về độ thấu quang. Độ thấu quang của đồ sứ cao hơn do xương đất có độ trong, độ tinh khiết tuyệt đối.Thứ năm về về khả năng chịu nhiệt. Đồ sứ có thể cho vào lò vi sóng còn đồ sành thì không. Điều này chứng tỏ đồ sứ có khả năng chịu nhiệt tốt hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có thể phân biệt đâu là sành, sứ đơn giản và nhanh nhất là dựa vào âm thanh phát ra khi gõ vào. Theo đó, nếu khi gõ vào âm thanh vang lên có độ ngân và dài thì đó là đồ sứ; còn nếu khi gõ vào âm thanh vang lên như tiếng chuông, sáng và đanh thì đó là đồ sành.


Một gian phòng khác, tương tự nơi này cũng xuất hiện rất nhiều người vẫn là bày trí các vật phẩm gia dụng sinh hoạt hằng ngày, khác chăng những thứ này đều làm bằng thủy tinh trong suốt.

“ Nhìn kỷ, cầm ống sắt đem vào miệng thổi lấy” Một tên râu ria đại hán cầm lấy một thanh sắt tròn rỗng ruột châm vào dịch thể óng ánh đang bị đốt cháy, giống như Lục Hâm y cũng là một trong những thợ thủ công có tiếng, Thảo Sơn.

Trong ánh mắt trầm trồ của đám người đem thổi lên sau đó đợi nó phồng lên liền đem ra bắt đầu lấy chiếc kéo tạo hình chẳng mấy chốc liền thành một bình nước có miệng tròn cong lớn.

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);

" Mọi người thử đi, lấy ống sắt mỗi người đều cầm một cây chấm ở dịch thể" Nghe được Thảo Sơn đại sư này lên tiếng gần ba mươi người liền hưng phấn bắt lấy những ống sắt làm theo.

Chỉ cần học được nghề này sinh hoạt của bọn họ liền đổi mới trở nên giàu có hơn đây là một trong những nghề được ưa chuộng nhất ở trong thành hiện giờ. Cho dù vật phẩm làm ra có xấu đi nữa, cũng có thể bán được tiền lời.

"Có thể thổi, dùng miệng của các ngươi ngăn chặn rỗng ruột ống sắt"

"Đúng, dùng sức thổi."


"Ngươi nhìn, thủy tinh dịch đả thổi lên."

“ Đừng thổi mạnh quá”

“ Được rồi, mau mau đem tạo hình “

Thảo Sơn liên tục đi qua đám người không ngừng to nhỏ lên tiếng chỉ dạy, mặc dù phẩm chất còn chưa được trong suốt lẫn một số tạo hình kỳ quái nhưng cơ bản như vậy là được rồi. Đối với đám đệ tử này hắn cũng dụng tâm.

Xưởng mỷ nghệ này mỗi ngày đều cho ra rất nhiều sản phẩm, cho dù là những sản phẩm từ những học đồ cũng được đem đi bán lấy. Tùy theo chất lượng mà bán rẻ cho dân chúng cũng thu lại lượng tiền lớn, tất nhiên sản nghiệp này thuộc về Thiên An, bên trong gần hai ngàn công nhân mang lại lượng tiền lớn.

Cùng với xưởng may, rượu, giấy, xà phòng, nước hoa.. cũng như Hỏa Vũ sơn trang đem lại cho hắn nguồn tài chính dồi dào, mỗi ngày sau khi chi trả trừ đi tiền lương cũng thu vào gần vạn kim tệ, chính nhờ nguồn lực tài chính này hắn mới chu cấp chèo chống được rất nhiều công việc.

Dù sao nơi nào cũng vậy có tiền là có quyền, khi mà đám dân chúng còn nghi ngờ về các chính sách hay bất cập không có công ăn việc làm hắn liền bỏ tiền ra thuê lấy cho họ việc làm, số tiền này cũng nhanh chảy về túi hắn lại khi mà các nông trại sản phẩm lẫn các gian trò chơi,

Đám người dân có tiền rồi thì có thể mua sắm vật phẩm đây nhiều hơn thì vui chơi không chỉ thúc đẩy tiền vốn lưu thông còn giải quyết công ăn việc làm, tuy nhiên số tiền lớn này cũng nhanh chóng vơi đi khi mà số lượng công trình công cộng mọc lên tiêu hao rất nhiều tiền của.