Thiếu Gia, Cậu Coi Chừng

Chương 36: Vị quê nhà sau những tháng đi học




Về đến kí túc xá của cô Hà ( do nhà trọ của cô giống như cái kí túc xá thu nhỏ nên cô và hai người bạn của mình đều gọi là kí túc xá) cô Hà chở cả ba đứa đến nhà cô ăn tất niên trước khi về với gia đình. Nhà của cô Hà tuy không lớn nhưng rất ấm áp và hiện đại. Chồng cô là kĩ sư hóa dầu, cô là thư ký của tổng giám đốc tập đoàn AM (tập đoàn kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng - chi nhánh của tập đoàn Hàn thị ). Hai người đều là người yêu từ thời cấp ba. Khi đến nhà cô ăn tất niên, Bối Y và hai người bạn mình được nghe cô kể chuyện tình đẹp như mơ của cô. Hai đứa con gái nhỏ của cô thì khi nhìn thấy Bối Y cũng bám theo Bối Y mãi. Dù cả ba đứa cô đều đang ngồi chơi cùng với hai bé nhỏ nhưng hai bé luôn giành ngồi kế Y Y, bắt Y Y kể chuyện, hát cho chúng nó nghe. Hôm đó, sau khi dùng xong cơm ở nhà cô Hà, Bối Y được cô chở ra ga tàu để về quê. Trên đường về, cô Hà còn gửi quà cho cô Bảo Vân với mẹ và ngoại của Bối Y. Lúc đầu Bối Y từ chối nhưng cô Hà nói:

- Con không được từ chối tâm ý của cô. Nếu như con không đem quà của cô tặng về biếu cho ngoại với mẹ con thì sang năm mới không cho con ở nhà cô nữa đâu đấy. Liệu mà tính đi.

Dù lớn rồi nhưng đôi khi cô Hà cũng hay dỗi như trẻ con nên Y Y đành cảm ơn cô Hà rồi mang quà của cô về cho mẹ với ngoại của mình, không dám cãi lời của cô. Ngồi trên con tàu về tỉnh F, Bối Y cảm giác như đã lâu lắm rồi mình mới được về nhà. Từ lúc cô rời nhà đi học mới chỉ có 5 tháng mà ngỡ như nó dài cả 3 năm. Trong lòng tràn ngập niềm vui vì sắp được gặp được mẹ, ngoại rồi, thời gian còn mấy tiếng nữa mới đến nơi, Bối Y nhắm mắt ngủ một chút.

Xuống ga tàu ở quê, cảm nhận hương vị quê nhà, Bối Y cảm thấy tinh thần thoải mái sau khi ngồi một ngày dài trên tàu. Từ xa đã nghe tiếng gọi tên cô. Quay ra cửa nhà ga, Y Y nhìn thấy mẹ và bác Tám, bác Trần. Mọi người đều đến nhà ga để đón cô. Bao cảm xúc nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ mọi người, Y Y chạy thật nhanh đến chỗ mẹ mình, cô ôm mẹ thật chặt và khóc không ngừng, những giọt nước mắt kiềm nén suốt năm tháng qua đều được cô tuôn ra hết. Mẹ ôm cô vào lòng rồi vỗ về lên đầu cô.

- Về rồi, về rồi là tốt rồi. Ngoan nào! Không khóc nữa.

Bác Tám đứng bên cạnh, đỡ đồ của Y Y rồi nói: - Mới có đi năm tháng thôi mà khóc dữ vậy. Sau này lỡ khi đi du học ở nước ngoài tận mấy năm thì làm sao hả. Mau lau nước mắt rồi về nhà nào. Ngoại con và mọi người đang ở nhà đợi con về ăn bữa cơm tất niên kìa.

Bác Trần thì cười ha ha. - Cái con bé này. Lớn rồi mà khóc dữ vậy. Mau lau nước mắt rồi về nhà thôi.

Mẹ cô vừa an ủi, vừa vỗ về. Cuối cùng thì Y Y cũng nín khóc. Cô theo mẹ về. Bác Tám chở một xe, bác Trần chở một xe. Nhìn cảnh vật xung quanh cũng không thay đổi bao nhiêu, vẫn con đường ngày xưa cô đi học, những cánh đồng miên man trải dài bất tận. Có khác là con đường về nhà của cô được mở rộng ra hơn so với lúc trước. Có thể cho hai chiếc ô tô tránh nhau được. Về đến nhà, các cô bác đã đứng ở trước cửa mong chờ. Ngoại cô cũng thế. Cô chủ nhiệm cấp hai của cô cũng có ở đó. Nhìn từ xa thấy xa bác Tám, bác Trần về, cô Vân la lên:

- Về đến rồi, Y Y chúng ta về đến rồi kìa.

Mọi người thì nhao nhao lên hỏi: - Đâu đâu! Con bé đâu?

Đến khi xe của bác Trần đến trước cổng nhà, mọi người cuối cùng cũng thấy được Y Y. Các cô bác ào đến ôm lấy Y Y thật chặt như của báu, ai cũng chúc mừng và hỏi han...

- Nè nè. Các bà nhẹ nhẹ thôi cho con bé nó thở nữa. Ùa nhau mà ôm nó như thế còn gì không khí cho nó thở chứ. Haiz! Các bà làm như con bé là của báu của riêng mình vậy. Bác Trần vừa giãn một vài người ra để Y Y đi vào vừa nói.

Bác gái Trần: - Y Y là bảo bối của làng chúng ta không phải sao. Ông kiếm đâu ra trong làng này một đứa nhỏ vừa xinh đẹp, vừa ngoan lại học giỏi, tài sắc vẹn toàn như Bối Y chúng ta không hả? Ở ngoài ga chắc con bé ôm các ông rồi mà còn ghen tỵ với chúng tôi nữa.

Ở quê là thế, tình thương chân thật, chất phác của người dân ở đây rất tự nhiên. Y Y nghe bác gái Trần nói xong cười ha ha, quay sang ôm bác một cái thật chặt. Sau khi chào hỏi mọi người xong, Bối Y chạy lại ôm lấy ngoại của mình và cô giáo.

- Y Y rất nhớ mọi người! Những giọt nước mắt vừa ngưng tụ lại bắt đầu tuôn ra, khuôn mặt Y Y ủy khuất nhìn ngoại với cô giáo.

- Ừ ừ. Ngoại biết rồi. Cháu của ngoại rất giỏi.

- Cô cũng hiểu được rồi. Mau vào trong tắm rửa thay đồ đi rồi ra ăn tất niên với mọi người.

Y Y vào bên trong tắm rửa thay đồ, bên ngoài các cô bác và ngoại bắt đầu cúng tất niên. Mọi người cùng sắp xếp lại lễ vật một chút sau đó cúng lễ. Mẹ thì ở bên trong lấy đồ cho Y Y và sắp đồ cho cô. Tắm xong, Y Y càng cảm thấy nhẹ nhõm. Cô cười tít mắt chạy lại ôm mẹ của mình đang ngồi sắp đồ của cô ở bên giường. Cuối cùng cô cũng đã về nhà rồi.

Sau khi mọi người cúng xong, Y Y cùng mẹ ra ngoài ăn cơm cùng mọi người. Hôm nay, mọi người đều có mặt đông đủ giống như cái hôm tiễn cô lên đường đi học. Bữa cơm rất vui vẻ, sau khi ăn xong Y Y kể chuyện mình học ở Thành Đô như thế nào. Cô còn lấy ra giấy khen học sinh xuất sắc của học kỳ một cho mọi người cùng xem. Và niềm vui nhất của tất cả mọi người ở đây là việc Y Y là thủ khoa qua các kỳ thi của trường. Ai cũng khen Y Y làm rạng danh cho làng mình khi đạt kết quả cao như thế. Hôm đó, Y Y là người được ăn nhiều nhất, ai cũng gắp thức ăn cho cô ăn đến nỗi bát thức ăn của cô đầy vung lên. Các bác đều bảo Y Y cần ăn nhiều lên để có sức mới có thể học được. Không thể phụ lòng của mọi người, Y Y đành cố gắng mà ăn. Đến tối, bụng của cô vẫn còn tròn vo, no ách. Mẹ nhìn cô mỉm cười, lấy thuốc tiêu cho cô uống, xoa xoa cái bụng của cô.

- Mẹ ơi! Chắc con chết mất. Cái bụng nó no căng muốn vỡ rồi ạ.

- Ha ha. Mẹ cũng chịu. Tại vì lâu lâu con mới về một lần nên các cô dành cho con nhiều đồ ăn như thế đấy.

- Đâu phải con về một hai ngày đâu ạ. Lần này con về ở một tháng lận cơ mà.

- Con yên tâm đi! Sẽ còn no dài dài. Hồi nãy, cô Mây có nói với mẹ mai bảo con qua nhà cô ăn cơm kìa.

- Ôi trời. Không khéo một tháng con về nhà tăng cân lên mất.

- Ha ha. Điều đó là tất nhiên rồi. Mẹ cũng mong con tròn lên một chút để có sức học hành chứ. Nhìn con nay chỉ còn da bọc xương có miếng thịt nào đâu. Con đó! Lo học gì thì cũng lo cho bản thân nữa chứ, đừng để học nhiều quá rồi mất sức. Thôi khuya rồi. Mau ngủ đi.

Đêm đó, Y Y nằm ôm mẹ mình ngủ một giấc thiệt ngon.

Ngày tết ở quê cô vẫn vậy, đầu tiên là mỗi nhà dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng lại cho nhà mình sáng sủa, đẹp hẳn lên. Suốt một năm lo làm ăn, tết là ngày gia đình sum họp nên mỗi nhà đều mong muốn có một năm mới sung túc hơn, con cháu trong nhà luôn khỏe mạnh, làm mọi việc thuận lợi, nhà nhà cúng tất niên, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên để mời ông bà về nhà ăn tết với con cháu, chuẩn bị mọi thứ để cúng giao thừa, mừng năm mới. Trẻ con trong làng thì được mặt áo mới, cầm pháo nhỏ nhỏ để đốt vào tối giao thừa. Nhà Y Y cũng không ngoại lệ. Những ngày đầu về nhà, cô cũng phụ mẹ với ngoại trang hoàng lại căn nhà mình. Đem quần áo cũ ra ngoài giặt, phơi thật khô rồi sắp xếp lại, lau dọn mỗi ngóc ngách trong nhà. Chưng bông, chưng trái trên bàn thờ, dọn rửa mọi thứ xung quanh, tưới cây tươi tốt. Hầu hết những ngôi nhà trong làng cô đều lợp ngói bằng đất nung. Nhà cô cũng không ngoại lệ nhưng tường được sơn phết lại cho tươi sáng. Nhìn từ xa những ngôi nhà trong làng cô như những ngôi nhà cổ được xây từ hàng trăm thế kỷ về trước. Mọi người ai làm việc nấy nhưng nụ cười luôn thường trực ở trên môi. Những đứa trẻ trong xóm, khi nghe tin Bối Y về rồi, cả đám rủ nhau qua nhà cô, đeo theo Y Y kể chuyện, phụ giúp Y Y làm việc ở nhà cô mà nhà của bọn chúng thì có bị la, đánh cũng không thèm làm. Mấy ngày tết, Y Y đến chào hỏi từng nhà của các cô, bác trong làng. Đi đến đâu cũng đều được lì xì. Ở quê cô có phong tục, nếu một người con gái mà chưa có chồng thì dù lớn cỡ nào cũng đều được những người lớn hơn lì xì. Vì thế, nếu như Y Y sống đến 50 tuổi vẫn chưa lấy chồng thì vẫn được mọi người lì xì.