Thiếu Gia, Cậu Coi Chừng

Chương 2: Lăng Bối Y




Bối Y sinh ra trong một gia đình nghèo. Mẹ kết hôn với ba thông qua việc mai mối của bà mai. Vì thế cả ba và mẹ cô đến với nhau không phải tình yêu. Gia đình bên nội cô còn nặng nề theo tư tưởng phong kiến. Sống trong cảnh mẹ chồng nàng dâu khiến mẹ cô không thể chịu đựng nổi. Lúc mang thai Bối Y, mẹ cô vẫn phải lên ruộng làm việc, về nhà lại làm những công việc nặng như chặt củi, gánh nước, tất cả mọi việc trong nhà đều phải đích thân mẹ cô làm từ trên xuống dưới như một người ở. Đến giờ lại phải tranh thủ nấu cơm, nếu nấu không kịp sẽ bị bà nội mắng chửi, phạt quỳ ở nhà thờ tổ tiên. Ăn cơm nguội, canh cặn, gia đình anh chị em chồng hắt hủi, không tôn trọng dù mẹ là con dâu cả của nhà. Thậm chí khi mang thai Bối Y mẹ cô cũng không được đi khám thai lần nào. Vì không được bồi dưỡng cơ thể đủ chất cộng thêm làm việc quá sức nên dẫn đến sinh non. Mới được bảy tháng, đang làm việc ngoài đồng mẹ Bối Y ngất xỉu và sinh non. May mắn là khi đó có bác hàng xóm đang làm ruộng bên cạnh kịp thời đưa mẹ cô lên bệnh viện huyện sau đó cho người chạy về báo cho ba cô và gia đình bên nội. 

Trải qua hơn 4 tiếng ở bệnh viện cuối cùng mẹ cô mới sinh được. Do sinh non nên nhìn Bối Y rất nhỏ chỉ bằng nắm tay, người thì nhăn nheo và phải nằm trong lồng kính mới giữ được tính mạng. Còn bên ba và nội của cô có đến bệnh viện nhưng sau khi biết tin mẹ Y Y sinh con gái liền bỏ về. Hoàn toàn không nhận Y Y là cháu nội của nhà học Lăng. Ba cô chỉ bỏ lại một câu với mẹ rằng: "Tui để nó mang họ Lăng còn tên của nó thì cô tự đặt đi" sau đó quay mặt đi thẳng về nhà. Bác hàng xóm thấy thế cũng chỉ biết lắc đầu và quay sang động viên mẹ cô: "Cháu phải mau chóng khỏe lại vì giờ con bé chỉ có cháu là người thân nhất của nó. Lúc đó mẹ chỉ biết khóc trong im lặng. Vì giờ đây cô cần có mẹ." 

Mẹ đặt tên cô là Bối Y ( Bối trong bảo bối, quý hiếm, Y là thầy thuốc, với ý nghĩa mong sao cô sau này có thể trở thành một người tài giỏi, đem năng lực của mình để cứu người, giúp ích cho xã hội). Lăng Bối Y là tên đầy đủ của cô. Sau khi sinh, đợi lúc sức khỏe Bối Y tốt hơn, mẹ bồng cô về nhà. Vì sinh ra con gái, bà nội đã đuổi mẹ ra khỏi nhà, gạch tên ra khỏi gia phả dòng họ, bảo mẹ ký tên vào đơn ly hôn để ba cô kết hôn với gia đình khác, hoàn tất thủ tục ly hôn của mẹ và ba. Từ nay về sau mẹ cô không liên quan đến gia đình họ Lăng, sống chết của Bối Y và mẹ cũng không liên quan đến gia đình. Ra đi với hai bàn tay trắng, bồng con trên tay, với thân thể ốm yếu, mẹ cô đành quay về nhà của ngoại. Bà ngoại sau khi thấy con gái mình quay về cũng chỉ có thể khóc trong âm thầm vì số phận của cuộc đời mình. 

Dù gia đình khó khăn nhưng Bối Y được ngoại và mẹ nuôi dưỡng rất chu đáo, dành trọn tình yêu thương và cho cô những thứ tốt đẹp nhất mà họ có khả năng cho. Chính vì thế dù sống trong gia đình thiếu thốn mọi bề nhưng Bối Y luôn sống trong tình thương của mọi người xung quanh. Nét dễ thương, đáng yêu, hoạt bát và tốt bụng của cô khiến cho mọi người ai gặp cũng quý mến. Thời gian thấm thoát trôi qua, đến nay cô đã được 15 tuổi. Là học sinh trường Trung học Thanh Minh của tỉnh F. Cô hoàn toàn thừa hưởng nét đẹp từ mẹ mình, không đẹp sắc sảo nhưng dịu dàng và thanh tĩnh. Đặc biệt khi Bối Y cười lên có thể nhìn thấy được ánh sáng lấp lánh trong đôi mắt cô và hai bên má có lúm đồng tiền rất đáng yêu. Không những thế, suốt những năm học từ tiểu học đến trung học, Bối Y luôn đạt được học sinh xuất sắc, đa số cô dựa vào tiền mình nhận thưởng từ các cuộc thi và học bổng để đi học. Những chuyện của gia đình, từ những điều mẹ kể, dù rất hận ba, gia đình bên nội cô nhưng mẹ cô luôn dặn là không nên kết thù hận như vậy sẽ không tốt cho chính bản thân con. Mà con hãy phấn đấu cho bản thân. Phải chứng minh cho họ thấy con gái vẫn có thể làm nên tất cả, cho họ thấy được sự thành công của con. 

Do không có học thức nên mẹ Y Y chỉ bán rau. Mỗi ngày mẹ đều phải dậy sớm, đạp xe lên trấn lấy rau, sau đó về bán. Ngoại cô thì đi mót lúa ruộng người ta, bà con làng xóm gọi gì làm nấy. Vì sinh ra từ gia đình nông thôn nên sau những giờ học trên trường lớp, Bối Y về nhà rảnh thì phụ ngoại cấy lúa, gặt lúa khi đến mùa; và nấu cơm, giặt đồ, làm những công việc nội trợ trong gia đình. Căn nhà cô sống cùng với ngoại và mẹ là căn nhà tình thương mà ở xã cấp cho vào năm Bối Y học lớp 8.