Thiếu Gia, Cậu Coi Chừng

Chương 16




Tiết học Văn hóa vùng miền rất hấp dẫn. Giáo sư Ngô Châu là người đứng lớp, ông kể rất nhiều kỷ niệm qua những vùng đất mới. Nó như đưa cả lớp đến những nơi mà ở đó con người sống gần gũi với thiên nhiên, thiên nhiên vẫn còn những màu sắc nguyên sơ của nó. Ở đó, con người không biết đô thị hóa là gì, phá hủy môi trường là gì, công nghiệp hóa hay máy móc sản xuất là thứ chi, họ giữ những nét văn hóa riêng biệt của vùng mình. Sáng lên rẫy làm ruộng, trồng ngô, khoai, sắn với những phương tiện thô sơ, với con trâu, con bò; về nhà thì dệt thổ cẩm, may y phục giữ gìn ngọn đuốc văn hóa sắc tộc của mình. Ở quốc gia này có tất cả là 50 dân tộc anh em. Bên cạnh có những con người đi theo hiện đại rồi dần dần phá hủy thiên nhiên, nguồn sống của con người để rồi làm ô nhiễm thiên nhiên. Nếu nói theo một nghĩa chân thật nhất là chính con người họ đã hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại cuộc sống. Nếu con người khai thác, phát triển kinh tế mà không biết bảo vệ thì sẽ có một ngày thiên nhiên nổi giận, đến lúc đó không một kĩ thuật, phương tiện hiện đại nào có thể chống chọi được với sự hủy diệt này.

Dù mới chỉ được học hai môn nhưng Bối Y ngày càng hứng thú, cô quyết định sẽ sắp xếp thời gian để có thể đến thư viện đọc sách, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới. Vì các thầy cô ở đây phần lớn là giới thiệu tài liệu tham khảo giống cách dạy của môi trường đại học, sau đó khuyến khích sinh viên nên đến thư viện để đọc sách, tìm hiểu thêm. Nhìn lại xung quanh lớp, thật sự không một ai quan tâm đến việc học cả. Y Y thầm nghĩ những thiếu gia tiểu thư này nếu sau này kế thừa sự nghiệp của gia đình không biết là sẽ giúp sự nghiệp của cha ông mình đi lên, giúp đất nước phát triển tốt đẹp hay sẽ làm hỏng cả một nền kinh tế. Cô lắc đầu không dám nghĩ đến viễn cảnh này trong tương lai.

Buổi trưa, sẽ dùng cơm tại căn tin trường sau đó mọi người mới về nhà. Còn chiều nào có tiết học và thể dục thì các học sinh của trường có thể đến thư viện hoặc dãy phòng nghỉ của nhà trường để nghỉ ngơi. Ngôi trường có đãi ngộ rất tốt cho các học sinh. Không như trường ở dưới quê của cô. Học xong buổi sáng, cô liền vội chạy về nhà ăn cơm xong lại chạy lên trường cho kịp giờ học buổi chiều. Khoảng cách từ nhà đến trường hơi xa nên nếu cô không nhanh chân thì sẽ bị trễ học vào buổi chiều.

Cô cùng với Tiểu Trang và Tiểu Thảo xuống căn tin trường học để ăn cơm trưa. Do chiều nay không có tiết học nên sau khi dùng cơm, mọi người đều về nhà. Nhà ăn của trường rất rộng lớn và sạch sẽ. Có cả lò sưởi và máy lạnh để phục vụ cho mỗi mùa khác nhau. Mỗi bạn học sinh sẽ lấy một cái khay có nhiều khay nhỏ bên trong. Một khay đựng cơm, ba khay đựng thức ăn, một khay để thức uống và một khe để đũa, muỗng, khăn giấy. Khi ăn xong thì mỗi bạn đem đến máy rửa chén, sẽ có hai con rô bốt chịu công việc rửa khay cơm. Khoảng gần 500 bàn ăn gia đình để ở nhà ăn để cho học sinh ăn cơm. Các nhân viên phục vụ ở căn tin rất cẩn trọng và cung kính khi đưa từng khay thức ăn. Chắc do ở đây đều là cô cậu thiếu gia nên không ai dám thất lễ. Y Y có phần ngạc nhiên khi nhận được đãi ngộ ké như thế này. Hôm nay, chiều không học nên khi kết thúc tiết buổi sáng, phần lớn các học sinh đều về nhà. Vì thế những bạn ở lại dùng cơm được cho rất nhiều thức ăn. Đặc biệt là thức ăn ở đây đều rất ngon. Chưa được ăn nhưng nghe mùi thơm từ thức ăn tỏa ra làm cho bụng Bối Y kêu rột rột. Y Y cùng Trang và Thảo, mỗi đứa cầm một cái khay thức ăn tràn đầy mà kiếm chỗ ngồi. 

Cuối cùng ba người đều đồng chọn vị trí gần cửa sổ, nhìn ra là sân vận động của trường. Nó rất lớn. Trên sân có phân từng khu, khu bóng rổ, khu đá banh, khu tennis, khu chạy bộ,...hầu như là có đủ mọi hoạt động thể thao để phục vụ cho môn thể dục. Môn thể dục ở trường của ba khối, lớp 10, lớp 11, lớp 12 đều học chung chung. Chỉ có những bạn nào nằm trong đội tuyển của trường mới được đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành của mình. Do các cô đều là học sinh mới đến học nên không có đăng ký vào các đội tuyển. Qua thi giữa kỳ I, ai có nguyện vọng muốn vào đội tuyển của trường thì làm đơn xin vào. Trải qua cuộc thi năng lực nếu được sự đồng ý của giáo viên phụ trách môn đó sẽ được vào đội tuyển của trường. Cả Y Y, Tiểu Trang với Thảo đều không muốn vào đội tuyển nên cả ba đều nghĩ sẽ không đăng ký chuyên môn thể dục nào. Nhưng sau này dù không muốn, giáo viên dạy thể dục của các cô đã đăng ký dùm cho cô và hai người bạn của mình vào đội tuyển của trường. Bối Y thì bị đưa vào đội tuyển aerobic (thể dục nhịp điệu) còn Vân Trang và Mộc Thảo thì bị đưa vào đội tuyển tennis của trường.