Thiên Quan Song Hiệp

Chương 152: Triều Tiên thuyền nan




Chuyện Lăng Hạo Thiên đại náo chính phái đại hội, đánh trống chấn nhϊế͙p͙ tăng nhân toàn Thiếu Lâm Tự nhanh chóng truyền khắp võ lâm. Lúc Triệu Quan tới Bắc Kinh mới nghe thấy, liền thầm nhủ: “Tiểu Tam trong lòng bi thương, đem gửi vào tiếng trống mới tạo hiệu quả như vậy. Chỉ mong y không nhìn thấu hồng trần mà xuất gia.”

Gã nhớ lại lúc ở Hổ Sơn nghe Lăng gia huynh đệ nói rằng hôn lễ được xác định vào ngày mười tám tháng mười, hiện giờ đã bước sang hạ tuần tháng chín, xem ra Lăng Hạo Thiên không dám về đối diện Bảo An, rồi lại bụng bảo dạ: “Văn Xước Ước đuổi theo Tiểu Tam nhi, không hiểu sau đó thế nào? Văn cô nương một lòng si mê y, lần này chắc quyết tâm đi theo, chỉ sợ Tiểu Tam nhi không quên được Bảo An muội muội, đành phải cự tuyệt tình ý.”

Lại nói về lúc gã cùng Trần gia tỷ muội, Văn Xước Ước đến Hổ Sơn trợ lực, ở lại Hổ Khiếu sơn trang một đêm. Trần gia tỷ muội lo lắng cho tình hình ở nhà nên hôm sau đã từ biệt Lăng Song Phi quay về Quan Trung. Gã cùng đi với hai chị em, đến tận Tế Ninh mới chia tay, Trần Như Chân không đành lòng chia tay, hắc mã đi xa còn ngoái lại mãi, đến tận lúc không thấy bóng gã mới thôi.

Gã tuy cũng không đành lòng chia tay với Chân nhi nhưng trong lòng còn canh cánh một việc, lúc nghe Đoàn Chính Bình kể lại việc Lăng Hạo Thiên và Loan Đao Tam Hùng đối địch liền đoán ra chúng là những người từng đến U Vi cốc tìm kiếm Bách Hoa môn nhân. Gã vừa rời Hổ Sơn liền ra lệnh cho môn nhân truy tìm tung tích hai tên còn lại trong Tam Hùng, lại viết một phong thư mật về Thanh Bang tổng đàn, nhờ Triệu bang chủ truyền lệnh cho các huynh đệ lưu ý. Tai mắt của Thanh Bang và Bách Hoa môn dày đặc, mấy ngày sau đã có tin truyền về, báo cáo nhìn thấy hai người mặc cẩm y, đeo loan đao vội vã chạy về Bắc Kinh. Hai ngày sau, môn nhân Bách Hoa môn điều tra được lai lịch hai người đó là Niếp Vô Hiển và Tô Vô Ca, đều là ngự tiền cẩm y thị vệ lâu năm trong hoàng tộc.

Gã nhận được tin, trong lòng kinh nghi bất định: “Bắc Kinh và Tô Châu cách nhau ngàn dặm, lẽ nào kẻ hạ thủ ở Tình Phong quán là thị vệ từ kinh thành phái tới? Ai điều khiển chúng được? Sao mẹ lại có cừu oán với người ở kinh thành?” Lại nghĩ: “Đám thị vệ này bình thường chỉ ra vào hoàng cung nội viện, chả trách hơn mười năm nay không tìm được.” Gã thầm nhủ cơ hội không thể bỏ qua, bèn dẫn đệ tử Bách Hoa môn như Tiêu Mai Khôi, Tiểu Cúc, Bạch Lan Nhi, Thư Cận, Đinh Hương ngược lên kinh thành.

Cả toán vội vã lên đường, đến ngoại thành Thiên Tân, chợt thấy một nhóm huynh đệ Thanh Bang đợi sẵn, nói rằng Bính Vũ đàn chủ Niên Đại Vỹ nghe nói Giang đàn chủ ghé qua nên sai thủ hạ đợi sẵn ở ngoại thành nghênh tiếp, nhất định phải tẩy trần cho gã, vân vân... Triệu Quan không từ chối được, cũng thấy các tỷ muội đi đường gian khổ, thầm nhủ kinh thành không còn xa lắm, cũng nên dừng lại bàn bạc sách lược sau khi vào kinh thành, liền dẫn chúng nữ đến làm khách ở Niên gia.

Niên Đại Vỹ từ lúc bị gã hàng phục đâm ra vừa sợ vừa kính vị Giang đàn chủ trẻ tuổi, sau này nghe nói gã lập đại công ở Vũ Trượng nguyên càng kính phục sát đất, lần này có cơ hội đón tiếp nên càng chu đáo, mời cả nhóm về tư gia tắm rửa rồi bày thịnh yến chiêu đãi. Suốt buổi tiệc, lão liên tục mời rượu, tán tụng hết lời, Triệu Quan không có lòng dạ nào lắng nghe, chỉ mỉm cười cho qua.

Yến ẩm chừng nửa bữa, ngoài cửa Niên phủ vang lên tiếng huyên náo, một người lớn tiếng hô: “Tri phủ đại nhân giá đáo, truyền Niên Đại Vỹ tiếp kiến!”

Niên Đại Vỹ cả kinh, vội cáo tội với Triệu Quan rồi chỉnh trang y phục ra nghênh tiếp.

Một lúc sau, lão quay vào, sắc mặt cực kỳ cổ quái, thấp giọng nói: “Giang đàn chủ, có việc này không tiện, mong đàn chủ quá bộ đi ra ngoài bàn luận.”

Triệu Quan thấy lão tỏ ra khó xử, liền theo sang một gian tiểu sảnh, chợt lão cho toàn bộ tỳ nữ lui ra rồi đóng cửa lại, bèn hỏi: “Sao vậy, tri phủ nửa đêm đến tìm Niên huynh, có gây phiền hà gì chăng?”

Niên Đại Vỹ lắc đầu: “Không phải gây phiền cho lão ca, Niên gia và Quế tri phủ giao tình không nhạt, ông ta gặp phải chuyện nhức óc mới đến thương lượng. Sự tình là thế này, đêm qua có xảy ra tai nạn thuyền bè ở Đường Cô Khẩu, một chiếc thuyền lớn ngoài cảng bị thiêu chìm, nhiều ngư dân tận mắt trông thấy. Quái dị là chiếc thuyền đó đến từ Triều Tiên quốc.”

Triệu Quan lấy làm lạ: “Bản quốc và Triều Tiên không giao lưu trêи biển, sao thuyền của họ lại đến Bột Hải Loan này làm gì? Do quan binh chặn lại cướp bóc chăng?” Niên Đại Vỹ đáp: “Không phải, lúc quan binh trấn thủ Đường Cô Khẩu nhìn thấy chiếc thuyền liền phái thuyền ra chặn lại, quát hỏi mấy lần vẫn không có ai đáp mới lên khoang tìm kiếm, không ngờ hơn hai chục người trêи đó đều là… tử thi.”

Triệu Quan cả kinh: “Sao lại chết hết?” Niên Đại Vỹ đáp: “Bị đao chém. Người ra tay gọn gàng sạch sẽ, theo lời một quan binh qua khám xét, hung thủ sử dụng kɧօáϊ đao cực kỳ sắc bén.”

Triệu Quan nhíu mày: “Có phải hải tặc ra tay? Hải vực gần đây không được an ninh lắm, có khi chiếc thuyền bị hải tặc giết sạch rồi mới trôi đến đây.”

Niên Đại Vỹ nói: “Lúc đó các quan binh lên khám xét cũng nghi vậy, không muốn dây dưa nhiều nên phóng hỏa đốt chìm. Nhưng sớm nay kinh thành truyền sắc lệnh khẩn cấp cho Quế tri phủ điều tra việc này, nói rằng đó là tọa thuyền của Triều Tiên hoàng thất, bị thiêu hủy trong hải vực Trung Quốc, tất phải tìm ra một cái cớ trả lời thuộc quốc. Vậy cũng không thành vấn đề nhưng tối nay lại có thêm một đạo sắc lệnh bí mật do bảy cẩm y vệ đưa tới yêu cầu Quế tri phủ tra xem còn ai sống sót lập tức áp giải về kinh thành, không được lơ là. Quế tri phủ nhận được lệnh liền lập tức phái tra xét quanh hải vực, lên cả ngư thôn trêи bờ tìm kiếm, quả nhiên nghe có người Triều Tiên qua đó, thậm chí có mấy người y phục hoa lệ, cả hơn mười tráng hán dáng vẻ như vệ sỹ.”

Triệu Quan nổi hứng, uống một ngụm trà: “Đám người Triều Tiên này đột nhiên xuất hiện tại Trung Thổ, quả cũng hơi kỳ quái, có tra ra họ lai lịch thế nào chăng?”

Niên Đại Vỹ lại ép giọng xuống: “Tri phủ thấy tình thế nghiêm trọng, nhờ bằng hữu ở kinh thành nghe ngóng mới biết đám người đó là tặc tử phản loạn ở Triều Tiên quốc. Vua Trung Tôn của nước này qua đời chưa lâu liền xảy ra một trường tranh đoạt hoàng vị, quan viên chia thành hai phe ủng hộ con trưởng và con thứ của Trung Tông. Người con trưởng được mấy đại thần trọng yếu ủng hộ nên đăng cơ làm Triều Tiên vương, lên ngôi chưa lâu bèn ra chiếu rằng tiểu hoàng tử lôi kéo quyền thần, ngầm tạo phản, hạ lệnh xử tử. Các đại thần ủng hộ tiểu hoàng tử ngầm cứu y ra khỏi kinh thành, chiếc thuyền bị chìm đêm qua là tọa thuyền của Triều Tiên tiểu hoàng tử. Bọn lão ca đoán rằng nhóm người Triều Tiên qua ngư thôn đó hình tích khả nghi, tiểu hoàng tử rất có thể ở trong đó.”