Thiên Quan Song Hiệp

Chương 121: Đệ nhất đạo đề




Trêи lầu quả nhiên là nơi khác hẳn, bốn bề thoáng đãng, đưa mắt nhìn ra một vùng núi xanh ngan ngát, một dòng suối trong veo uốn lượn trước lầu, trêи mái ngói xanh cong vòng, hết sức có khí thế, trong lầu cửa sổ liền nhau, đồ vật bày biện rất trang nhã, các thanh niên chứng kiến cảnh tượng trêи lầu, đều ca ngợi không ngớt. Lăng Hạo Thiên rảo bước đến góc phía đông, thấy một cầu thang dẫn lên, hiển nhiên còn tầng nữa. Y ngẩng nhìn, một cây cầu treo từ trêи rủ xuống hướng đông, trực tiếp nối với vách đá đối diện cách mấy chục trượng, cây cầu làm bằng gỗ, trông có vẻ mỏng manh nhưng thật ra rất vững chãi, chợt nảy lòng cảm thán: “Cầu treo này cấu tạo xảo diệu, hình thái tráng lệ, thật sự là kỳ quan thế gian hiếm thấy, chủ nhân Ngân Bình sơn trang không phải nhân vật đơn giản.”

Đang ngẫm nghĩ chợt lão giả áo gai lớn tiếng: “Các vị công tử, để lão phu dẫn kiến các vị với Diệp lão sư của tệ trang.” Tất cả quay lại, thấy một trung niên văn sỹ mặc nho phục đứng ở đầu cầu thang, vòng tay thi lễ, hết sức cung kính. Chưa ai nghe qua danh tiếng của trung niên nhưng biết là nhân vật quan trọng trong Ngân Bình sơn trang, không thể coi thường nên đều cung kính đáp lễ.

Lão giả nói tiếp: “Ngón nghề của Diệp lão sư là nét đan thanh, lão sư đã nhận lời giao phó, chắc các vị cũng muốn thỉnh giao đôi điều.” Ai nấy thầm nghĩ: “Lại một cửa nữa đây mà.”

Diệp lão sư xua tay: “Các vị công tử, xin theo lão phu.” Rồi đưa tất cả sang phía tây, trêи mái hiên có hơn mười bức tranh, đủ cả chim chóc, nhân vật, sơn thủy phong cảnh. Diệp lão sư nói: “Mấy bức tranh này đều do lão phu vẽ, mong các vị quý khách bình phẩm chỉ điểm, các vị cứ chọn bức mình thích nhất, đề lên một đoạn thơ văn của cổ nhân, rồi giữ lại làm lưu niệm.”

Ai nấy thầm nghĩ: “Định khảo sát văn tài đây mà.”

Trương Khiết đến chọn một bức tướng quân múa kiếm nói: “Bức này có khí thế nhất.” Đưa tay nhấc xuống, đặt lên bàn viết ba đại tự theo lối chữ thảo “Hiệp khách hành” rồi viết bài thơ của Lý Bạch, chữ nào cũng như rồng bay phượng múa, thần thái phơi phới. Trương Khiết viết xong bèn lui ra ngắm phong cảnh, không buồn nhìn đến người khác. Diệp lão sư nhìn bức tranh mấy lần, mặt không lộ biểu tình, không biết là khen hay chê.

Các thanh niên khác nhao nhao nghị luận, chọn lựa bức tranh nào để viết chữ lên. Thiên Long thiếu chủ Thạch Đĩnh chợt bước lên, lấy một bức cung trang đồ, viết ngay ba chữ “đại mỹ nhân”, nét thô mực đậm, chiếm gần hết khoảng trắng trêи tranh, không còn chỗ viết thơ. Những người cạnh đó cười vang, mấy sư bá sư thúc của họ Thạch đều nhíu mày, liên tục thở than, định ngăn nhưng không kịp, có người định lên hỏi Diệp lão sư xem có chọn lại được không, có người quan sát bức tranh xem còn điểm nào sửa chữa được chăng, có người lại nhìn Thạch Đĩnh đầy giận dữ. Gã không buồn để tâm, cười nói: “Tiêu đại tiểu thư vẽ tranh, đại mỹ nhân vẽ tiểu mỹ nhân, cũng nên viết ba chữ ‘đại mỹ nhân’ vào đó.” Diệp lão sư đứng ngoài quan sát, tịnh không nói tiếng nào.

Thái Đan đột nhiên kéo tay áo Lăng Hạo Thiên: “Thiếu gia, coi bức tranh thứ ba thế nào?” Y ngoái nhìn, bức đó vẽ phong cảnh Tam Hiệp, ý cảnh khá giống với bức ở ngoại sảnh nhưng nét bút tú lệ, thanh nhã vô cùng, hiển nhiên là do nữ tử vẽ ra.

Y nhìn Thái Đan, thấy cậu gật đầu, bèn chọn luôn bức Tam Hiệp sơn thủy đồ, cầm bút viết: “Sơn thủy hữu linh, coi là tri kỷ ngàn đời.” Thấy trêи bức tranh còn nhiều khoảng trắng, viết thêm mấy hàng chữ dẫn lời trong “Thủy kinh chú - Giang thủy chú” rằng: “Lúc đông về, đầm xanh chảy xiết, soi bóng cây biếc, trêи núi cao tùng bách san sát, suối reo thác đổ, xuôi xuống vách đá, nước trong cây tốt, ý vị dạt dào. Mỗi sáng sớm sương giăng, khe sâu trong rừng thường có vượn dẫn cả nhà đi khắp nơi, tiếng hót vang khắp cốc vắng, văng vẳng nhiều lần. Núi non trùng điệp, hình dáng kỳ lạ, khó lòng tả bằng lời. Rừng cây âm u dày đằng đặc, vầng ráng nổi lên, ngẩng nhìn bóng phản chiếu càng thêm đẹp đẽ. Một lần đến quên cả đường về.”

Diệp lão sư thấy y viết xong chợt hỏi: “Xin hỏi thư pháp của Lăng công tử học từ vị danh gia nào?”

Lăng Hạo Thiên đáp: “Đó là học từ gia phụ.” Diệp lão sư không hỏi nữa.

Tiếp đó Liễu Thiếu Khanh và Lý thiếu chủ cũng đề từ, đại đệ tử của Liên Hoàn đao môn không thiện nghệ chữ nghĩa, không muốn phô chỗ kém cỏi nên cáo từ. Còn lại Mạnh gia huynh đệ vẫn đang trù trừ, không biết nên chọn bức nào, viết cái gì. Huynh đệ chỉ chỉ điểm điểm, tranh luận cùng nhau, mồ hôi ướt trán mà không nghĩ ra, Trương Khiết lạnh lùng hỏi: “Hai vị chắc đợi đến lúc mặt trời lặn mới có linh cảm chăng?”

Lăng Hạo Thiên thấy chỉ còn lại vài bức, nghĩ ra bảy tám lời đề từ hay ho, mà Mạnh gia huynh đệ lại tỏ vẻ chật vật, nhân lúc Diệp lão sư đi ra mới đến nhìn qua vai Mạnh Ngọc Thụ, ngầm chỉ một một bức: “Mạnh đại ca thấy bức tuyết cảnh đồ này thế nào?”

Mạnh Ngọc Thụ thuận miệng đáp: “Đẹp lắm, đẹp lắm.”

Bức tuyết cảnh đồ vẽ cảnh tuyết trắng bay bay, mấy căn nhà nhỏ ẩn hiện trong làn tuyết, một lão nhân mặc tuyết y, tay cầm quải trượng đi trêи con đường mòn phủ đầy tuyết. Lăng Hạo Thiên nói: “Theo đệ thấy, có thể dùng ý trong bài Phùng Tuyết Túc Phù Dung Sơn Chủ Nhân (Gặp tuyết trú tại nhà chủ nhân Phù Dung sơn) của Lưu Trường Khanh.”

Mạnh Ngọc Thụ tỏ vẻ bối rối: “Cái gì là chủ nhân Phù Dung sơn?”

Lăng Hạo Thiên hàm ý gã lấy tranh xuống: “Đệ đọc huynh viết.”

Mạnh Ngọc Thụ cầm bút, y thấp giọng đọc bài thơ ngũ tuyệt của Lưu Trường Khanh:

“Nhật mộ thương sơn viễn

Thiên hàn bạch ốc bần

Sài môn văn khuyển phệ

Phong tuyết dạ qui nhân”

(Tạm dịch: Chiều tàn núi xa thẳm

Trời lạnh nhà xác xơ

Ngoài cửa chó sủa mãi

Gió tuyết theo người về.)

Mạnh Ngọc Thụ mừng rơn, y lời viết lại bài thơ, còn chua thêm dòng lạc khoản: “Lư Sơn Mạnh đại thiếu gia viết tại tiểu lâu Chỉ Khách trang.”

Lăng Hạo Thiên thầm thở dài: “Tiêu đại tiểu thư muốn ngươi đề từ để xem ngươi có hiểu ý cảnh bức tranh không, ngươi thêm danh hiệu vào thì còn ý vị gì? Tiêu đại tiểu thư lại thèm nhìn đến bức tranh này.”

Đệ đệ Mạnh Lâm Phong thấy ca ca viết xong, vừa mừng vừa sốt ruột, vội đến bên Lăng Hạo Thiên nhờ chỉ điểm. Lăng Hạo Thiên thấy Diệp lão sư đã về, không tiện giúp bèn nói: “Mạnh nhị công tử văn tài mẫn tiệp, nhất định có những lời có cánh.”

Mạnh Lâm Phong cứ bám riết, liên tục vòng tay, thấp giọng cầu giáo.

Liễu Thiếu Khanh chợt cười lạnh: “Văn tài cần phải biết suy nghĩ, võ công cần phải chiến đấu, phải chăng các hạ định lúc gặp Tiêu đại tiểu thư cũng nhờ người ta gặp hộ?”

Mạnh Lâm Phong đỏ lựng mặt mày. Diệp lão sư lạnh nhạt: “Mạnh nhị thiếu gia không chọn được tranh cũng không cần vội, xin mời thiếu gia xuống dưới lâu nghỉ ngơi, uống trà.”

Mạnh Lâm Phong biết mình rớt, hậm hực đi xuống, trước khi cất bước còn trừng mắt nhìn Lăng Hạo Thiên, trách y không tương trợ. Lăng Hạo Thiên thấy vị thiếu gia này thô lậu vô lễ, cũng không để trong lòng.

Diệp lão sư thấy ai nấy đã xong, chắp tay đi qua xem các bức tranh, bức nào cũng xem thật kỹ, chợt lấy bức của Lý thiếu chủ xuống: “Xin tặng bức này cho người đề tự, Lý thiếu chủ, mời xuống dưới lầu uống trà.”

Lý thiếu chủ hừ một tiếng, đón lấy bức tranh, vòng tay với Diệp lão sư, rảo bước đi ngay, không uống trà mà rời khỏi trang lập tức.

Diệp lão sư nhìn một lúc rồi nói: “Mời năm vị công tử lên lầu.”

Chúng nhân biết mình đã qua ải, đều lên lâu ngay. Thiên Long Thạch Đĩnh lại chỉ vào ba chữ “Đại mỹ nhân” của mình hỏi: “Mấy chữ này của tại hạ cũng được sao? Lão sư muốn tại hạ lên lầu?”

Diệp lão sư đáp: “Chính thị. Các hạ tuy viết chơi nhưng bút lực hồn hậu, kết cấu nghiêm cẩn, không dễ tìm.”

Thạch Đĩnh nhăn nhó, lắc đầu thở dài, các sư thúc bá sau lưng gã lại hớn hở kéo gã lên lầu. Lăng Hạo Thiên thầm nghĩ: “Thạch Đĩnh này rõ ràng không muốn gặp Tiêu đại tiểu thư nhưng thân bất do kỷ. Diệp lão sư nhìn chuẩn lắm, y tuy viết lăng nhăng nhưng có chương pháp, cũng có văn tài.” Y nào biết Thạch Đĩnh vì si mê Văn Xước Ước nên không có hứng thú đi gặp Tiêu đại tiểu thư. Nếu không do phụ mẫu ép buộc, sư thúc bá bức bách, đời nào gã chịu đặt chân đến Ngân Bình sơn trang.

--- Xem tiếp hồi 122 ----