Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 854: Nguyên liệu của tiền




Lý Xuân chủ yếu am hiểu về xây dựng, nhưng giờ y được đảm nhiệm Công bộ Thị lang, cho nên việc quản lý tìm quặng tinh luyện cũng nằm trong chức trách của y.

Lý Xuân vội vàng dẫn vài vị quan viên tiến lên khom người thi lễ:

- Tham kiến Sở Vương điện hạ!

- Các vị khổ cực!

Dương Nguyên Khánh cười cười, đi vào lều. Thấy đám thợ thủ công phân bố ở ở ba tòa bếp lò, đang tinh luyện kim loại khoáng thạch, liền cười hỏi:

- Có thể luyện thành sản phẩm?

- Có thể!

Lý Xuân vội vàng xốc lên mấy tấm vải dầu bên cạnh. Chỉ thấy dưới tấm vải dầu có xếp chồng chất hơn mười khối bạc nén cùng thỏi đồng. Dương Nguyên Khánh tiện tay nhặt lên một khối bạc ước chừng ba mười cân. Đây là một khối bạc còn thô, cần phải tinh luyện.

Lý Xuân kìm nén không được hưng phấn trong lòng nói:

- Chất lượng khoáng thạch vùng này tương đối cao. Thợ thủ công đều nói rất hiếm thấy. Chất lượng mỏ đồng nơi này còn vượt qua chất lượng đồng ở núi Hồng Thiết. Khó trách gọi là núi Long Bảo, quả nhiên danh bất hư truyền.

Một loại tình cảm vui sướng cũng dâng lên trong lòng Dương Nguyên Khánh. Dường như hắn đã nhìn tới từng thuyền từng thuyền bạc và đồng được chuyển tới Thái Nguyên. Nguồn tiền bắt đầu phong phú, tài nguyên thiên hạ sẽ liên tục chảy về triều Tùy, khiến thực lực của mình càng thêm cường thịnh.

Chỗ mỏ ở núi Long Bảo này có lẽ chính là bước ngoặt lớn để Đại Tùy đi về hướng cường thịnh. Hắn biết rõ, tiền là nguồn tư bản lớn nhất, lịch sử đã chứng minh.

Cho dù rất là vui sướng, nhưng hắn vẫn cố gắng khắc chế kích động, hướng về phía quan viên nói:

- Vẫn phải làm thêm nhiều thí nghiệm. Tận lực tuyển các các quặng tinh luyện, xác định nơi có mỏ giàu nhất.

- Điện hạ xin yên tâm. Việc này hạ quan nhất định sẽ xử lý thích đáng.

Dương Nguyên Khánh gật gật đầu, lại quay đầu nói với Bùi Hành Nghiễm:

- Lưu hai ngàn binh lính và một ngàn hàng quân do Lý Thị Lang chỉ huy. Mau chóng xây dựng cải tạo bến tàu dưới chân nú. Ta hy vọng trong vòng mười ngày, bến tàu được xây dựng hoàn tất. Đến lúc đó sẽ có đội tàu từ Linh Võ tới chuyên chở mẻ quặng đầu tiên.

- Ty chức nhất định sẽ làm tốt, chỉ có điều còn chưa có tin tức về thợ mở. Lần đầu tiên còn có thể sử dụng binh lính xếp hàng lên thuyền nhưng sau này thì sao?

Đây cũng là một vấn đề lớn. Dương Nguyên Khánh trầm tư một lát liền ra lệnh:

- Đi huyện Lãnh Xuyên!

500 thân binh hộ vệ Dương Nguyên Khánh phóng như gió bay chớp giật về phía huyện Lãnh Xuyên cách đó hơn 10 dặm. Huyện Lãnh Xuyên là thị trấn duy nhất của cả quận Hội Ninh, cũng là thủ phủ của quận Hội Ninh.

Nơi này nương tựa Hoàng Hà, là con đường nối liền Trung Nguyên và Tây Vực, là một trong các thị trấn trọng yếu trên con đường tơ lụa cổ, được xưng là "trọng yếu Tần Lũng", cũng được gọi là "Danh ấp Lũng Thượng".

Thị trấn Hội Ninh không lớn, khoảng hơn 2000 gia đình. Ngoại trừ hơn mười dãy núi hơi thấp ở phía tây, bên bờ Hoàng Hà đều là khu nông nghiệp, nhưng bởi vì bị sa mạc hóa nghiêm trọng, cấu tạo và tính chất của đất đai cũng không tốt nên phát triển kém quá xa so với quận Linh Võ và quận Ngũ Nguyên ở phương bắc.

Bởi vì nông nghiệp không phát triển nên dân chúng huyện Hội Ninh đều đa số là nghèo khổ, chỉ có một ít thương nhân là khá hơn một chút.

Dương Nguyên Khánh dẫn thân binh lao như một trận cuồng phong vào thị trấn. Thị trấn cũ nát, thấp bé, mặt đường xấu, kỵ binh chạy qua khiến bụi đất bay mù trời.

Công trình kiến trúc tốt nhất trong thị trấn là quận nha và huyện nha. Hai tòa nha môn này nằm cạnh nhau. Lúc này ngọn cờ trắng đỏ của triều Đường đã bị tháo xuống và đổi thành cờ đỏ của Đại Tùy.

Chiến mã của Dương Nguyên Khánh dừng lại trước quận nha, lập tức chỉ bảo Huyện úy Trương Phóng Nông:

- Gọi cả Huyện lệnh và Huyện thừa tới đây!

Trương Phóng Nông chạy như bay thực thi mệnh lệnh. Lúc này Thái thú quận Hội Ninh cũng nghe tin đi ra. Thái Thú quận Hội Ninh họ Hứa, tên là Hứa Chí Viễn, là một người trung niên hơn 40 tuổi, có quen biết Dương Nguyên Khánh.

Y nguyên là Thái Thú quận Điêu Âm, một trong 6 quận ở Quan Bắc, bị bắt ký tên vào Hiệp ước liên hợp phòng ngự giữa 6 quận Quan Bắc với Dương Nguyên Khánh vào năm Đại Nghiệp thứ 9, khiến 6 quận Quan Bắc bị Phong Châu thâu tóm. Lúc ấy Dương Quảng tức giận, rất nhiều quan chức của 6 quận Quan Bắc đều bị dời đi. Hứa Chí Viễn này cũng bị cách chức làm Quận thừa Hội Ninh, năm trước được triều Đường thăng làm Thái Thú.

Hứa Chí Viễn nhận ra Dương Nguyên Khánh, sợ tới mức vội vàng bước tới khom người thi lễ:

- Ty chức Thái thú Hội Ninh Hứa Chí Viễn tham kiến Sở Vương điện hạ!

Dương Nguyên Khánh cũng nhận ra y, không nhịn được bật cười:

- Hóa ra là ngươi, Hứa Thái thú, đã lâu không gặp nhỉ!

Hứa Chí Viễn cười khổ một tiếng:

- Điện hạ, chúng ta đã 4, 5 năm không gặp. Điện hạ vẫn oai hùng như trước, phong thái không hề thua kém năm đó.

Dương Nguyên Khánh cười ha hả nói:

- Ngươi cũng không tệ, càng ngày trông càng trẻ ra. Hôm nay có chuyện muốn gặp các người. Chờ Trưởng sử, Tư mã và Huyện lệnh tới thì lập tức đưa tới gặp ta. Ta có chuyện quan trọng.

- Ty chức hiểu được. Xin mời điện hạ đi theo ta.

Hứa Chí Viễn mời Dương Nguyên Khánh vào nhà nghị sự của Quận nha. Trưởng sử và Tư mã cũng tới gặp Dương Nguyên Khánh. Không bao lâu, Huyện lệnh và Huyện thừa cũng chạy tới Quận nha.

Nhân khẩu của quận Hội Ninh không nhiều lắm nhưng quan chức lại không hề bớt đi một ai. Đúng là chim sẻ tuy nhỏ vẫn đầy đủ ngũ tạng. Tuy nhiên so với quận lớn như Hà Đông thì quan viên nơi đây rõ ràng nghèo hơn rất nhiều.

Ở Hà Đông khởi xướng tiết kiệm nên bọn quan viên cố ý mặc quần áo bằng vải thô làm thành quan phục, tuy nhiên ai nấy đều mặt mày hồng hào, người béo trắng. Nhưng quan viên ở quận Hội Ninh thì vừa bắt buộc phải mặc quan phục bằng vải đay, thần sắc cũng phần lớn là không tốt, mặt mày u ám, đều có vẻ rất gầy, trong giống như những thây khô giữa hoang mạc.

Hơn mười vị quan viên địa phương tụ tập trong một phòng. Trên mặt mỏi người đều lộ vẻ khẩn trương. Dù sao cũng là cùng người đứng đầu Đại Tùy trò chuyện, mà bọn họ chỉ là loại quan nhỏ thấp nhất, còn là quan lại của Đường triều.

Dương Nguyên Khánh ngồi ở chủ vị, hắn cảm thấy mọi người khẩn trương, liền khoát tay cười nói:

- Mọi người cứ việc tự nhiên. Các ngươi đã ở quận Hội Ninh làm quan rồi, ta còn có thể giáng chức các ngươi đi nơi nào?

Ngụ ý chính là nói bọn họ đã làm quan ở địa phương kém nhất, cho nên không cần sợ hãi. Lúc này, mọi người cũng chỉ lộ ra vẻ cười khổ.

Dương Nguyên Khánh hướng Hứa Chí Viễn nói:

- Hứa Thái Thú trước nói về tình hình nhân khẩu và lương thực của huyện.

Hứa Chí Viễn đứng lên nói:

- Bẩm báo điện hạ, quận Hội Ninh hiện giờ có nhân khẩu vào khoảng năm nghìn hộ, dân số là ba mươi nghìn người. Phần lớn tập trung ở gần Hoàng Hà. Còn ở nơi này do đất đai cằn cỗi, sản lượng lương thực không cao, chỉ miễn cưỡng đủ sống. Nhưng do vị trí địa lý của huyện tương đối trọng yếu, lại có các thương nhân từ Hà Tây và Tây Vực thường xuyên lui tới, nên người trong huyện đều làm nghề buôn bán để sống.

Mới chỉ có ba mươi nghìn người. Dương Nguyên Khánh trầm tư một lát hỏi:

- Có bao nhiêu thanh thiếu niên mạnh khỏe? Ta muốn nói những người trên mười sáu tuổi, dưới năm mươi tuổi.

Trưởng sử đứng dậy thi lễ nói:

- Vấn đề này để cho ty chức trả lời. Hai tháng trước ty chức đã thống kê qua. Thanh niên mạnh khỏe ước chừng có hơn chín ngàn năm trăm người.

Số người này khiến Dương Nguyên Khánh hơi có chút thất vọng. Hắn liền nói ra quyết định của mình cho những quan viên ngồi đây:

- Ta đã quyết định toàn lực khai quật mỏ đồng và bạc của núi Long Bảo. Nhưng do thợ mỏ không đủ, cho nên ta tính toán muốn chiêu mộ thợ mỏ ở quận Hội Ninh. Mọi người bàn bạc xem, có thể chiêu mộ được bao nhiêu người?

Bọn quan viên ngơ ngác nhìn nhau. Hóa ra là muốn chiêu mộ thợ mỏ. Loại công việc khổ cực này rất khó chiêu mộ được người. Trong lòng bọn họ đều có tính toán, nhưng không dám lên tiếng.

Dương Nguyên Khánh thấy mọi người đều lộ vẻ khó xử, ai cũng không chịu nói chuyện, liền cười nói:

- Mọi người cứ nói thoải mái, nói xem có chỗ nào khó xử? Không cần phải băn khoăn cái gì.

Huyện lệnh Hàn Tấn đứng lên chắp tay nói:

- Điện hạ, tỵ chức muốn nói vài lời.

- Hàn Huyện lệnh cứ việc nói, không cần phải băn khoăn.

- Không dối gạt điện hạ, chúng thần không có băn khoăn gì. Chỉ có điều việc này hơi khó làm. Chủ yếu là liên quan tới suy nghĩ của người dân. Quận Hội Ninh có ba đặc điểm. Một là dưa và trái cây, dùng làm lương thực để bán. Sản lượng dưa và trái cây ở đây khá cao. Thứ hai là giao thông tiện lợi. Do có sông ngòi, nên việc dùng thuyền sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc vận chuyển bằng ngựa. Đặc điểm thứ ba chính là nam nhân quản gia, nữ nhân tại ngoại. Có ý là, nam nhân ở quận Hội Ninh đều rất gắn bó với quê hương, thích trông coi đất đai mà cha ông để lại, không chịu đi xa nhà. Hay còn nói, là những nam nhân lười biếng, thích dựa vào nữ nhân.

Hàn Huyện lệnh nói ra ba đặc điểm, Dương Nguyên Khánh vẫn không hiểu suy nghĩ của ông ta, hắn hỏi:

- Ý của Hàn Huyện lệnh là gì?

Hàn Huyện lệnh cười khổ một tiếng nói:

- Ý của ty chức là, không dễ để chiêu mộ thợ mỏ. Kỳ thực là muốn xem điện hạ cho cái giá như thế nào.

Dương Nguyên Khánh trầm ngâm một chút nói:

- Ta cần hai mươi nghìn thợ mỏ. Trong đó mười nghìn người ta có thể dùng tù binh. Mà mười nghìn người còn lại sẽ chiêu mộ ở địa phương. Cho nên ta muốn chiêu mộ mười nghìn người thanh niên trai tráng ở đây làm thợ mỏ. Còn về tiền công, mỗi người được trả bảy đấu gạo, mười xâu tiền mỗi tháng.

Dương Nguyên Khánh nói xong, Thái Thú Hứa Chí Viễn trước mỉm cười:

- Nếu điện hạ đồng ý trả cái giá này, ty chức cam đoan không chỉ là người của quận Hội Ninh hăng hái báo danh, mà đến người của quận Bình Lương cũng bị hấp dẫn đến. Mười xâu tiền nơi này coi như là tiền công rất cao. Làm tiểu nhị cho thương nhân, mỗi tháng cũng chỉ được năm xâu tiền, còn không có lương thực. Điện hạ thực sự rộng lượng.