Tháng tư là mùa gió to.
Mỗi năm đến thời điểm này gió lớn lại từ bình nguyên Tây hải quét qua, hình thành cơn lốc phủ kín bầu trời.
Lốc xoáy là tai họa, cũng là cơ duyên.
Tai họa là tai họa của phàm nhân.
Cơ duyên là cơ duyên của tu sĩ.
Các tu sĩ thích tu hành trong gió, cưỡi gió bay lượn, nhẹ nhàng lướt đi như thần tiên trên bầu trời, khác hẳn với phàm giới.
Cửu Cung sơn có đại trận bảo vệ, gió lớn mấy cũng chẳng thể ảnh hưởng, nhưng bên trên vẫn có từng tu sĩ lên trời xuống đất, bay lượn giữa không trung.
Có kẻ thích nổi bật nên luôn ưa chuyện ngao du, múa kiếm trong gió trong mây. Trời đất tuy lớn nhưng nhìn đâu cũng thấy bóng các tu sĩ tùy ý tung hoành.
Trong một đám mấy cách Cửu Cung sơn trăm dặm, Ninh Dạ dẫu bận tối mắt vẫn thong dong nằm giữa tầng mây, lấy mây làm giường, lấy trời làm chăn. Tuy đã đạt tới cảnh giới Hoa Luân được ba tháng nhưng Ninh Dạ vẫn thích cảm giác đặt mình trên bầu trời như vậy.
Sau khi thăng cấp lên Hoa Luân, về mặt ý nghĩa, tu sĩ thật sự thoát khỏi xác phàm, cấp độ sinh mệnh đã có biến hóa về chất, thoát khỏi hạn chế của đại địa, đã có thể lên trời xuống đất. Bọn họ không bị bệnh tật quấy nhiễu, tai họa của phàm giới khó quấn đến người, có thể tiêu dao giữa thiên địa.
Nhưng về mặt bản chất vẫn là người, lúc bay lên không cần tiêu hao pháp lực, vì vậy khi không chiến đấu thì thôi, nếu chiến đấu thì xuống đất vẫn hơn. Chỉ khi tới cảnh giới Vạn Pháp, chỉ cần một suy nghĩ là bay lên không trung, không dính bụi trần mới có thể bay lượn trên không trung mà gần như không tiêu hao, mới có cái gọi là đại chiến trên bầu trời.
Chính vì vậy tu sĩ cảnh giới Hoa Luân khi ngao du trên trời luôn lúc lên lúc xuống.
Ninh Dạ lại là ngoại lệ hiếm có.
Y dùng Cực Đạo phá cảnh, trong cơ thể tự có khí tượng, kết hợp hai môn tâm pháp Hắc Bạch thần cung và Thiên Cơ môn, huyền ảo vô cùng, dẫu có chiến đấu trên không trung cũng có thể kéo dài rất lâu, rất nhiều người không thể sánh được.
Cũng chính vì vậy, y là một trong số ít những người có thể trực tiếp tu hành trong tầng mây.
Ngày hôm nay cũng như ngày thường, Ninh Dạ tu hành trong mây, cảm ứng Hoa Luân.
Hoa Luân là sản phẩm ngưng tụ từ chân ý pháp thuật của tu sĩ, trên cảm nhận thiên tâm, dưới ứng với nhân hóa, ngưng kết tạo thành. Vì vậy nó là căn cơ của tu sĩ Hoa Luân, Hoa Luân khác biệt đại diện cho phương hướng khác biệt.
Khác với Hoa Luân của đệ tử Hắc Bạch thần cung mà đa số là hai màu đen trắng, Hoa Luân của Ninh Dạ lại là một phiến hỗn độn, người ngoài gần như không thể hiểu nổi, thế nhưng bản thân Ninh Dạ lại hiểu rất rõ đặc điểm Hoa Luân của bản thân.
Hoa Luân của y là Vô Sắc Kim Luân.
Màu sắc như lưu ly, toàn thân sáng rực, chiết xạ ánh sáng từ bầu trời, là cơ bản của quang.
Chất như kim cương, cứng rắn hùng hậu, sắc bén khó đỡ, chính là cơ bản của thể.
Vô Sắc Kim Luân có tổng cộng hai mươi tầng, tầng ngoài cùng có khắc rất nhiều phù văn nhỏ bé, ứng với các loại thủ đoạn pháp thuật mà Ninh Dạ nắm giữ.
Những phù văn này chính là cơ bản của thuật.
Bây giờ Ninh Dạ chỉ là người vừa bước vào cảnh giới Hoa Luân, vì vậy phù văn chỉ xuất hiện bên rìa ngoài cùng của Vô Sắc Kim Luân, bên trong vẫn còn rất nhiều chỗ trống không.
Nhưng chỉ riêng chỗ pháp thuật thần thông thể hiện đã phức tạp ảo diệu vượt xa người thường.
Ngược lại hai luồng phù ấn khác lại càng rõ ràng dễ thấy.
Một luồng hoa văn như đao, sát khí lạnh lẽo, đại biểu cho đao đạo của y.
Một vầng mặt trời bay lên không, tỏa sáng khắp vạn trượng, đại biểu cho quang đạo của y.
Chuyện này chứng tỏ thực ra thành tựu của Ninh Dạ trong Thất Sát đao đạo và Lưỡng Nghi chi đạo còn cao hơn Cửu Thiên Thần Thuật.
Chuyện này cũng không có gì lạ, dù sao đa số Cửu Thiên Thần Thuật mà y có chỉ là bản thiếu, hơn nữa tu luyện chỉ có hạn cho nên dấu vết đại đạo không sâu.
Ninh Dạ cũng không vội, hoàn thành Hoa Luân là một công trình lâu dài, phức tạp và khó khăn hơn cảnh giới Tàng Tượng nhiều. Đặc biệt là Ninh Dạ dùng Cực Đạo nhập cảnh, chỉ riêng số cảnh giới của Hoa Luân đã nhiều hơn người bình thường hai tầng, yêu cầu cũng càng cao, càng phức tạp, trong thời gian ngắn y có vội cũng chẳng làm được gì.
Bây giờ việc y cần làm nhất vẫn là nắm giữ Sát Khí đao.
Đao thứ ba trong Thất Sát thiên đao, Sát Khí đao, xét theo ý nghĩa đây mới thật là đao pháp thuật.
Tháng tư là mùa gió to.
Mỗi năm đến thời điểm này gió lớn lại từ bình nguyên Tây hải quét qua, hình thành cơn lốc phủ kín bầu trời.
Lốc xoáy là tai họa, cũng là cơ duyên.
Tai họa là tai họa của phàm nhân.
Cơ duyên là cơ duyên của tu sĩ.
Các tu sĩ thích tu hành trong gió, cưỡi gió bay lượn, nhẹ nhàng lướt đi như thần tiên trên bầu trời, khác hẳn với phàm giới.
Cửu Cung sơn có đại trận bảo vệ, gió lớn mấy cũng chẳng thể ảnh hưởng, nhưng bên trên vẫn có từng tu sĩ lên trời xuống đất, bay lượn giữa không trung.
Có kẻ thích nổi bật nên luôn ưa chuyện ngao du, múa kiếm trong gió trong mây. Trời đất tuy lớn nhưng nhìn đâu cũng thấy bóng các tu sĩ tùy ý tung hoành.
Trong một đám mấy cách Cửu Cung sơn trăm dặm, Ninh Dạ dẫu bận tối mắt vẫn thong dong nằm giữa tầng mây, lấy mây làm giường, lấy trời làm chăn. Tuy đã đạt tới cảnh giới Hoa Luân được ba tháng nhưng Ninh Dạ vẫn thích cảm giác đặt mình trên bầu trời như vậy.
Sau khi thăng cấp lên Hoa Luân, về mặt ý nghĩa, tu sĩ thật sự thoát khỏi xác phàm, cấp độ sinh mệnh đã có biến hóa về chất, thoát khỏi hạn chế của đại địa, đã có thể lên trời xuống đất. Bọn họ không bị bệnh tật quấy nhiễu, tai họa của phàm giới khó quấn đến người, có thể tiêu dao giữa thiên địa.
Nhưng về mặt bản chất vẫn là người, lúc bay lên không cần tiêu hao pháp lực, vì vậy khi không chiến đấu thì thôi, nếu chiến đấu thì xuống đất vẫn hơn. Chỉ khi tới cảnh giới Vạn Pháp, chỉ cần một suy nghĩ là bay lên không trung, không dính bụi trần mới có thể bay lượn trên không trung mà gần như không tiêu hao, mới có cái gọi là đại chiến trên bầu trời.
Chính vì vậy tu sĩ cảnh giới Hoa Luân khi ngao du trên trời luôn lúc lên lúc xuống.
Ninh Dạ lại là ngoại lệ hiếm có.
Y dùng Cực Đạo phá cảnh, trong cơ thể tự có khí tượng, kết hợp hai môn tâm pháp Hắc Bạch thần cung và Thiên Cơ môn, huyền ảo vô cùng, dẫu có chiến đấu trên không trung cũng có thể kéo dài rất lâu, rất nhiều người không thể sánh được.
Cũng chính vì vậy, y là một trong số ít những người có thể trực tiếp tu hành trong tầng mây.
Ngày hôm nay cũng như ngày thường, Ninh Dạ tu hành trong mây, cảm ứng Hoa Luân.
Hoa Luân là sản phẩm ngưng tụ từ chân ý pháp thuật của tu sĩ, trên cảm nhận thiên tâm, dưới ứng với nhân hóa, ngưng kết tạo thành. Vì vậy nó là căn cơ của tu sĩ Hoa Luân, Hoa Luân khác biệt đại diện cho phương hướng khác biệt.
Khác với Hoa Luân của đệ tử Hắc Bạch thần cung mà đa số là hai màu đen trắng, Hoa Luân của Ninh Dạ lại là một phiến hỗn độn, người ngoài gần như không thể hiểu nổi, thế nhưng bản thân Ninh Dạ lại hiểu rất rõ đặc điểm Hoa Luân của bản thân.
Hoa Luân của y là Vô Sắc Kim Luân.
Màu sắc như lưu ly, toàn thân sáng rực, chiết xạ ánh sáng từ bầu trời, là cơ bản của quang.
Chất như kim cương, cứng rắn hùng hậu, sắc bén khó đỡ, chính là cơ bản của thể.
Vô Sắc Kim Luân có tổng cộng hai mươi tầng, tầng ngoài cùng có khắc rất nhiều phù văn nhỏ bé, ứng với các loại thủ đoạn pháp thuật mà Ninh Dạ nắm giữ.
Những phù văn này chính là cơ bản của thuật.
Bây giờ Ninh Dạ chỉ là người vừa bước vào cảnh giới Hoa Luân, vì vậy phù văn chỉ xuất hiện bên rìa ngoài cùng của Vô Sắc Kim Luân, bên trong vẫn còn rất nhiều chỗ trống không.
Nhưng chỉ riêng chỗ pháp thuật thần thông thể hiện đã phức tạp ảo diệu vượt xa người thường.
Trong đó năm loại thần văn đại biểu cho Vấn Thiên thuật, Khi Thiên thuật, Lượng Thiên thuật, Đoạt Thiên thuật và Tiệt Thiên thuật, chúng chiếm hơn nửa diện tích, lần lượt xuất hiện với hình thái kính, đồ, xích, ngục, trì; chính là ứng với năm loại thần vật Côn Lôn kính, Vạn Tượng đồ, Lượng Thiên xích, Tàng Thiên ngục, và Tẩy Tâm trì
Chuyện này cũng không có gì lạ, dù sao đa số Cửu Thiên Thần Thuật mà y có chỉ là bản thiếu, hơn nữa tu luyện chỉ có hạn cho nên dấu vết đại đạo không sâu.
Ninh Dạ cũng không vội, hoàn thành Hoa Luân là một công trình lâu dài, phức tạp và khó khăn hơn cảnh giới Tàng Tượng nhiều. Đặc biệt là Ninh Dạ dùng Cực Đạo nhập cảnh, chỉ riêng số cảnh giới của Hoa Luân đã nhiều hơn người bình thường hai tầng, yêu cầu cũng càng cao, càng phức tạp, trong thời gian ngắn y có vội cũng chẳng làm được gì.
Bây giờ việc y cần làm nhất vẫn là nắm giữ Sát Khí đao.
Đao thứ ba trong Thất Sát thiên đao, Sát Khí đao, xét theo ý nghĩa đây mới thật là đao pháp thuật.