Ta Sửa Văn Vật Ở Cổ Đại

Chương 2




4

Hoàng hậu trải bức tranh “Lư Nhạn Đồ” đã lành lặn lên bàn dài.

Những chú chim nhạn trong bụi lau sậy được vẽ với cách tư thái, hành động khác nhau, nhìn sống động như thật.

Cẩu Hoàng thượng càng ngắm càng thấy hài lòng, hắn cầm con dấu ngọc trên bàn lên, chuẩn bị đóng dấu vào bức tranh.

Ta hít một ngụm khí lạnh.

Luôn có một tình huống đặc biệt xảy ra trong quá trình tu sửa tranh chữ.

Có những người rất thích sưu tầm cổ vật bằng cách đóng dấu lên nó, coi đó là cách thể hiện quyền sở hữu của mình.

Nhà sưu tập trước đóng dấu lên món đồ sưu tầm của mình, nhà sưu tầm sau lại đóng một cái dấu to hơn.

Thậm chí có những tác phẩm còn bị đóng dấu kín hoàn toàn, khiến chúng nhìn như một cái cột điện bị dán đầy tờ rơi — Đúng là phí của trời. Cẩu Hoàng thượng nhíu mày, bàn tay đang muốn đóng dấu bỗng khựng lại.

Ta thở phào nhẹ nhõm.

Tay cầm con dấu của cẩu Hoàng thượng rời đi một tấc.

Ta lại thở phào một hơi.

Hắn cứ nhấc con dấu lên lên xuống xuống.

Mỗi lần hắn dịch con dấu đi xuống, ta lại được phen lo lắng, đề phòng.

Rốt cuộc cẩu Hoàng thượng cũng ném con dấu đi.

Hắn đưa mắt nhìn về phía Hoàng hậu, nhưng tay lại chỉ vào ta: “Hoàng hậu, nàng ta đang trừng trẫm đúng không?”

Ta vội vàng dời mắt đi, bắt đầu giả vờ nghiêm túc chậu cây cảnh lót đá cuội.

Hoàng hậu che miệng cười nhẹ: “A Phục trân trọng bức tranh Lư Nhạn Đồ này ấy mà.”

Hoàng hậu gục đầu lên vai Hoàng thượng: “Mới đầu khi lấy được bức tranh cổ này Bệ hạ cũng đã đóng 8 dấu mộc lên đó rồi.”

“Nay A Phục tốn mấy tháng trời cuối cùng cũng đưa tranh cổ về nguyên trạng được.”

“Nếu mỗi lần thưởng tranh Bệ hạ lại đóng thêm một dấu, thiếp e là bức ‘Lư Nhạn Đồ’ này chẳng mấy chốc sẽ không thấy chim nhạn đâu nữa…”

Ta rất đồng tình với ý kiến này, đầu gật như giã tỏi.

Cẩu Hoàng thượng tức ta mức bật cười.

Hắn tiến lên phía trước, lấy tay chọc chọc trán ta: “Một cung nữ nho nhỏ lại dám chê con dấu của trẫm?”

“Ngươi thử nêu ra ý kiến của mình đi, tại sao ngươi lại không muốn trẫm đóng dấu lên bức ‘Lư Nhạn Đồ’ này?”

Ta rụt cằm, cố gắng ngửa người ra đằng sau. Nguy hiểm thật suýt thì bị hắn lấy tay chọc vào mắt rồi.

Sau khi cố tìm tòi từ ngữ, ta khó khăn lên tiếng giải thích: Chim nhạn là loài chim tượng trưng cho sự kiên trung…”

“To gan!” Cẩu Hoàng thượng trợn tròn hai mắt: “Ngươi đang mắng trẫm bất trung?”

Hoàng hậu hòa giải: “Bệ hạ là người đứng đầu thiên hạ. Bệ hạ có làm gì cũng chẳng ai dám xen miệng vào đâu.”

Hoàng hậu ôm cánh tay Hoàng thượng, nhẹ nhàng lắc lắc. Hiếm lắm mới thấy nàng rũ bỏ vẻ trang nghiêm thường ngày để thể hiện ra mấy phần yêu kiều của nàng thiếu nữ.

Thấy vậy, cẩu Hoàng thượng nhanh chóng ôm Hoàng hậu vào lòng.

Nhìn cảnh này, Lệ Chi tinh mắt vội vàng kéo ta cùng lẳng lặng lui xuống.

5

Ta và Lệ Chi đứng canh ở cửa.

Những lúc rảnh rỗi, Lệ Chi thường rất thích kể chuyện xưa.

Lúc nhắc đến Yến Quý phi, nàng tỏ ra không cam lòng: “Xưa kia nương nương và Quý phi cũng được coi là một đôi khuê mật.”

“Không ngờ nhân lúc Bệ hạ say rượu nàng ta lại…”

“Thế nên Bệ hạ đành lùi bước, cưới nàng ta vào Đông Cung.”

Ngày ấy, Yến Dung được Tiên hoàng phong làm trắc phi của Thái tử Tần Chấp, sau, rất nhanh thì có thai.

Nhưng trước khi đứa trẻ chào đời, thánh chỉ sắc phong trưởng nữ Thẩm gia - Thẩm Trầm Hương làm Thái tử phi đã được ban xuống.

Một tháng sau ngày Thái tử thành hôn, Yến Dung bất ngờ xảy thai.

Tiếp đó, cẩu Hoàng thượng lên ngôi, Hoàng hậu hạ sinh Hoàng trưởng tử.

Chỉ tiếc năm ba tuổi đứa trẻ ấy bỗng rơi xuống nước, bị nhiễm phong hàn, chưa đến nửa năm đã qua đời.

Những đứa trẻ trong hậu cung dường như đều yểu mệnh.

Lệ Chi nói: “Từ ngày chuyện kia xảy ra, nương nương ốm nặng một trận, dạo này người mới bắt đầu quay lại quản lý lục cung.”

“Bức ‘Lư Nhạn Đồ’ kia là bức tranh Bệ hạ tặng cho nương nương trong buổi đại hôn ở Đông Cung.”

“Vậy nên nương nương mới trân quý nó.”

Ta gật đầu.

Sau khi cẩu Hoàng thượng rời đi, Lệ Chi bưng một bát thuốc từ dược phòng ta.

Hoàng hậu nhận bát thuốc, mày nhăn lại: “Thứ thuốc đắng chát này, Bổn cung còn phải uống bao lâu đây.”

Nghe vậy, Lệ Chi lập tức khuyên nhủ: “Nương nương, đây là thuốc an thai cải thiện sức khỏe của người…”

Hoàng hậu nhẹ nhàng xua tay một cái.

Nàng rũ mắt, uống từng ngụm thuốc.

Nghĩ nghĩ, ta lấy một túi ô mai gừng ra.

Trước khi xuyên không ta là người rất thích những món ăn vặt chua chua ngọt ngọt.

Sau khi xuyên không, ta có thói quen mang một túi ô mai gừng bên người, lúc nào thèm thì lấy ra ăn một viên.

Thấy ta giơ mứt hoa quả đến trước mặt mình, Hoàng hậu cười bất lực:

“Bổn cung không phải trẻ con —”

Nhìn nàng từ chối, ta lúng túng rút tay về.

Thực ra năm nay Hoàng hậu nương nương mới 27 28 tuổi thôi.

Ở thời hiện đại, tầm tuổi này nàng chỉ là một cô gái vừa tốt nghiệp, vẫn là con gái cưng trong gia đình.

Nhưng vào thời này, nàng đã thành gia lập thất, trở thành Hoàng hậu đoan trang, chín chắn chốn cung cấm.

Trông thấy vẻ mất mát của ta, Hoàng hậu nháy mắt một cái.

Nàng đột nhiên đưa tay ra, lấy một viên ô mai từ lòng bàn tay ta.

Nàng cười dịu dàng: “Cơ mà thỉnh thoảng ăn một viên cũng không sao.”

6

Hoàng hậu bảo ta đưa “Lư Nhạn Đồ” về khố phòng, giữ gìn cẩn thận.

Khố phòng của Khôn Ninh Cung có rất nhiều cổ vật quý giá.

Có món là Hoàng thượng thưởng, có món là Hoàng hậu mang từ nhà mẹ đẻ ta.

Nhờ kỹ thuật tu sửa của ta, Hoàng hậu thường xuyên sai ta đến khố phòng lấy cổ vật tranh chữ các loại ra. Cuối cùng, nàng dứt khoát cho ta đặc quyền tự do ra vào khố phòng luôn.

Ta cẩn thận cất bức “Lư Nhạn Đồ” đi, mắt bỗng va vào một cái hộp gỗ tinh xảo dính đầy tro bụi nằm trong góc.

Lòng hiếu kỳ của ta trỗi dậy, ta mở chiếc hộp gõ ra — Sau đó trợn tròn mắt.

Nằm trong hộp gỗ là một chiếc bình Ngọc Hồ Xuân* được phủ bằng vải đỏ.

*Bình Ngọc Hồ Xuân: Một loại bình gốm sứ đặc trưng của Trung Quốc. Bình này thường mang cả tính phong thủy (mang lại may mắn, tài lộc) và nghệ thuật nên ngày xưa thường xuất hiện trong cung đình và các gia đình quý tộc nhằm thể hiện sự tinh tế, uy quyền.

Thân mỏng màu trắng tinh, lớp men bóng loáng.

Miệng rộng, cổ gầy, chân tròn.

Bình trắng nõn nà, điềm tĩnh, tao nhã.

Đáng tiếc chiếc bình Ngọc Hồ Xuân này hình như đã bị đập vào đâu đá, miệng khuyết một góc, vết nứt ở miệng có xu hướng lan xuống than bình.

Hồi còn học Đại học, giáo viên từng dẫn ta tham gia một vài dự án phục chế cổ vật trước khi triển lãm ở viện bảo tàng nọ.

Cổ vật hàng đầu trong cuộc triển lãm lần đó là một chiếc bình Ngọc Hồ Xuân màu trắng phủ đầy những vết nứt và mạng nhện.

Khi đó giáo viên của ta đã nói: “Em đừng nhìn trạng thái hiện tại của chiếc bình này mà nhầm.”

“Nếu chúng ta không bắt tay tu sửa nó ngay bây giờ, vết nứt sẽ lan dần ra.”

“Rồi vài năm sau, chiếc bình này sẽ vỡ thành một đống bụi phấn.”

Ngẫm nghĩ một hồi, cuối cùng ta vẫn dè dặt ôm chiếc hộp gỗ đựng bình Ngọc Hồ Xuân vào lòng.



“Ngươi muốn tu sửa nó?” Hoàng hậu khá ngạc nhiên.

Nàng đặt chiếc kéo tỉa tót hoa lá xuống, nhìn chiếc bình Ngọc Hồ Xuân bằng ánh mắt hoài niệm.

Lệ Chi cho ta biết chiếc bình Ngọc Hồ Xuân này có lai lịch cũng tương đối lớn.

Khi Hoàng hậu vẫn là trưởng nữ Thẩm gia, Thẩm Trầm Hương.

Khi nàng mới 14 tuổi, chưa đến tuổi thành gia lập thất, nàng đã nổi danh khắp chốn kinh kỳ nhờ tài mạo song toàn.

Trong lễ vấn tóc, nàng đã múa một điệu múa vừa yêu kiều vừa uyển chuyển.

Ống tay áo rộng, váy chiết eo dài chấm đất.

Tay áo đưng đưa theo làn gió, ống tay áo hợp lại.

Khi đó giữa chân mày Thẩm Trầm Hương điểm một đóa hoa nhỏ màu đỏ, ôm trong lòng bình Ngọc Hồ Xuân tráng men trắng, bình khắc hai đóa hoa sen một cao một thấp sắp nở.

Nhìn nàng chẳng khác nào một viên ngọc Quan Âm, khiến người khác không dám nhìn thẳng.

Hoàng hậu rũ mắt: “Chớp mắt, mười mấy năm đã trôi qua.”