Sư Phụ Tôi Là Thần Tiên

Chương 221




“Mẹ ơi ~ ba nó nói xem hai đứa nhỏ này có phải ở bên ngoài gây họa không?” Sắc mặt mẹ Lưu nhăn nhó hỏi.  

Hai mươi vạn thật sự là một khoản tiền quá lớn đối với bọn họ, tuy rằng vừa rồi cũng nghe Dương Bách Xuyên kể lại bọn nó mở công ty gì đó ở bên ngoài, nhưng mẹ Lưu vẫn không hiểu biết lắm về công ty gì đó, lần này nhìn thấy hai mươi vạn tiền mặt, bà ấy bị dọa sợ.  

Dương Bách Xuyên cười khổ vội vàng giải thích: “Chú thím Lưu, cháu và Thiết Đản đều do hai người nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn, có thể làm chuyện xấu gì chứ, hai mươi vạn này chỉ là phần lợi nhuận rất nhỏ của công ty, cháu còn tự mình mua một chiếc xe hơn hai trăm vạn...”  

Giải thích mãi cuối cùng mới làm cho hai vợ chồng già trong lòng yên tâm, trên mặt một lần nữa tươi cười.  

Nói xong chuyện của Lưu Tích Kỳ và công ty, Dương Bách Xuyên lập tức nói chuyện liên quan đến thôn, nếu anh muốn nhận thầu thôn, xây dựng thôn nghệ thuật, không thể làm được nếu không có sự hỗ trợ của bí thư chi bộ thôn Lưu Chấn Quốc này.  

Lập tức Dương Bách Xuyên nhìn lại và nói: “Chú Lưu, cháu muốn mua thôn của chúng ta, chú xem có được không?”  

“Phụt~” Lưu Chấn Quốc vừa uống một ngụm trà, nghe được những lời này của Dương Bách Xuyên, không nhịn được phun hết ngụm trà ra ngoài.  

“Cái gì chứ? Cháu muốn mua thôn ư? Thằng nhóc thối, cháu muốn làm gì? Muốn đuổi người trong thôn ra ngoài sao?” Lưu Chấn Quốc trừng mắt lên.

Dương Bách Xuyên vừa nhìn bộ dáng Lưu Chấn Quốc muốn đánh người, biết mình nói không rõ ràng làm cho Sơn Đại Vương ở thôn Thượng Dương như ông ta hiểu lầm.  

Anh vội vàng nói: “A ~ chú Lưu đừng kích động, ý của cháu là thế này, là ký hợp đồng... là ký hợp đồng ~”  

“Hừ ~ nói còn nói không rõ ràng, chú đánh thằng nhóc thối nhà cháu bây giờ, muốn làm nhà tư bản, còn muốn chiếm đoạt quê hương của bà con à~” Lưu Chấn Quốc trừng mắt nói.  

Sau đó, Dương Bách Xuyên nói ra ý tưởng trong đầu là muốn bảo tồn kiến trúc cổ trong thôn, xây dựng thành một thôn kiến trúc, đương nhiên quyền sở hữu tài sản của cả thôn mà anh ký hợp đồng thì ít nhất cũng phải năm mươi năm.  

Tất nhiên, người trông coi giữ gìn nhà của người dân vẫn là chủ nhân ban đầu của căn nhà, toàn bộ lợi nhuận sinh ra từ thôn kiến trúc, Dương Bách Xuyên nói thẳng là trừ đi chi phí thi công thì anh không cần phần nào cả, toàn bộ phần còn lại sẽ chia hoa hồng cho bà con.  

Thật ra Dương Bách Xuyên làm một thôn kiến trúc, không đơn thuần chỉ vì người trong thôn, mà là anh có suy nghĩ riêng.  

Tối hôm qua, anh nói với bà nội là muốn đón bà và em gái đến Cố Đô ở, nhưng bà nội vừa nghe xong đã lắc đầu từ chối, còn nói: “Bà sẽ không đi đâu hết, bà sống ở quê nhà quen rồi, chưa tính việc sống ở thành phố không quen, cũng không thích nghi được với thời tiết, bình thường ra cửa cũng không có người nói chuyện. Còn phải trông coi phần mộ của tổ tiên nhà họ Dương, hàng năm cũng phải tham gia thờ cúng ở đền thờ tổ tiên, nên bà sẽ không đi đâu hết, muốn đi thì anh em các cháu đi học đi làm đi, bà nội ở đây cũng quen rồi nên không cần lo lắng.”  

Sau khi nghe bà nội nói vậy, Dương Bách Xuyên biết bà nội quyết tâm sẽ không rời khỏi quê hương, điều này làm cho kế hoạch của anh thất bại.  

Mà một cái khác chính là chuyện mảnh đất có ba lối vào và ba lối ra của tổ tiên bản địa, trước kia anh từng nghe bà nội nhắc tới, lúc ông nội còn sống thường xuyên nhắc tới, mong có một ngày có thể hoàn thành tâm nguyện của ông nội là thu hồi lại căn nhà của tổ tiên.  

Tuy là ngoài miệng bà nội không nói, thế nhưng Dương Bách Xuyên biết, bà muốn hoàn thành tâm nguyện này của ông nội.  

Nếu bà nội không muốn rời đi, Dương Bách Xuyên dứt khoát muốn hoàn thành tâm nguyện này giúp bà nội và ông nội, sau khi ký hợp đồng với thôn, cải tạo thành thôn kiến trúc, có thể hợp tình hợp lý thu hồi lại căn nhà của tổ tiên.  

Một nguyên nhân khác là Dương Bách Xuyên phát hiện ở nơi quê nhà này, linh khí trời đất dày đặc hơn ở thành phố rất nhiều, là một đạo tràng tu luyện không tồi, nếu mà có thể cải tạo thành thôn kiến trúc, anh sẽ chuẩn bị thành lập cho mình một cái đạo tràng để tu luyện, anh là người tu chân nên không thể nào cả đời đều ở bên ngoài mà không trở về.