Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 2 - Chương 75: Xử án




Đơn kiện của Trình gia đã nộp lên quan rồi. Quan phủ liền hợp hai bản án lại, tuyên bố ngày hai mươi tháng này xét xử.

Chớp mắt đã qua ngày mười chín, ngày mai là ngày phải lên công đường chịu án. Việc liên quan đến vinh dự của giang khanh, Trình gia không dám mảy may khinh suất. Vì thế, Tống phu nhân cho người đến mời thầy kiện nổi danh đất Thục, đồng thời để em trai và Trình Chi Tài cùng bọn họ cả ngày bàn bạc tìm biện pháp đối phó. Bản thân bà ta cùng mấy người hầu nữ ở hậu đường chơi bài đánh bạc, một mặt để giết thời gian, một mặt đợi phía trước đưa ra Đinh Mão.

Đợi đến khi trời tối, a hoàn bưng đồ ăn lên, màn đánh bài kết thúc, chỉ có mấy bà lão hầu Tống thị dùng bữa. Bà ta đang thưởng thức món canh cá bạc kim ngọc do đầu bếp học được từ Lai Phúc lầu. A hoàn báo Đại Lang đã đến.

- Con à, sao con không ăn?
Tống thị nhìn người con trai khôi ngô tuấn tú, không kìm nổi muộn phiền, gọi lão hầu đưa chén đũa cho anh ta, cùng ngồi xuống dùng bữa.

Trình Chi Tài ăn không ngon miệng, miễn cưỡng chỉ ăn nửa bát. Bà thấy y trong lòng ngổn ngang trăm mối, định nói lại thôi, Tống thị khua tay đuổi lão hầu ra ngoài nói:
- Con à, con lao tâm khổ tứ vì ngày mai ra công đường phải không?

- Dạ.
Khuôn mặt tuấn tú của Trình Chi Tài hiện rõ nét ưu tư.

- Con yên tâm, có cậu con và mấy vị thầy kiện đã tính toán rồi, tuyệt đối không để có sai sót gì đâu.
Tống thị an ủi anh ta:
- Đến lúc đó, con không nói lời nào là được.

- Mẹ à, con và Bát Nương dù không phải vợ chồng nhưng cũng là anh em họ…
Trình Chi Tài cuối cùng hạ quyết tâm nói nhỏ:
- Hay là con viết thư từ vợ…

- Vớ vẩn.
Tống thị đương tươi cười đột nhiên nghiêm nét mặt lại nói:
- Cha cô ta đến nhà chúng ta cướp người. Lúc khắc bia nhà ta, có thể còn nhận là thân thích của chúng ta!
,
- Dù sao chúng ta cũng có lỗi với Bát Nương trước.
Trình Chi Tài hạ giọng nói.

- Ta làm điều gì có lỗi với cô ta?
Tống thị chau mày nói:
- Ngày cô ta bước vào cửa Trình gia, còn thiếu ăn thiếu mặc, chúng ta lại không hầu hạ cô ta như bà trẻ sao? Cô ta vào nhà ta đã hơn hai năm mà vẫn chưa có gì, ta lấy vợ lẽ cho con, cô ta liền giả bệnh, ta là mẹ chồng có chịu được điều ấy không? Nói cô ta hai ba câu thì lại tuyệt thực muốn chết à? Phải chi lúc đó cô ta chết đi cho yên tĩnh, tránh cho nhà ta bây giờ bị mất thể diện.

- Mẹ à, mẹ hiểu lầm Bát Nương rồi.
Trình Chi Tài thở dài nói
- Sự tình không như mẹ nghĩ đâu…

- Thế nó là thế nào?
Tống thị nhìm chằm chằm vào Trình Chi Tài hỏi.

Bị mẹ nhìn chăm chú, Trình Chi Tài hạ ánh mắt, miệng mấp máy một lúc lâu, cuối cùng mới nói:
- Con cũng không biết tại sao.

- Đừng quyến luyến con tiện nhân kia nữa.
Tống thị nghĩ rằng con mình chưa dứt tình cũ, cười nói:
- Đất Thục có mấy nhà giang khanh đã sớm nhắm vào Đại Lang tài hoa tuấn tú của nhà ta, sau khi đuổi con tiện nhân kia đi, cửa nhà ta sẽ bị bà mai mối phá sập mất.

- Mẹ à, con…
Trình Chi Tài sắc mặt u sầu nói:
- Con không tái hôn nữa.

- Ngốc nói, ta còn chờ ôm cháu trai chứ.
Tống thị không để tâm cười nói:
- Được rồi, hai nha đầu kia có động tĩnh gì chưa, đó là do ta đặc biệt tìm người xem cho, đều có tướng sinh đẻ tốt.

- Vẫn chưa có…
Nhắc đến chuyện này, Trình Chi Tài lòng nóng như lửa đốt nói:
- Mẹ à, không có chuyện gì khác, con xin về phòng trước đọc sách.


- Con về đi, đêm nay đừng đọc sách quá khuya, hãy nghỉ sớm một chút.
Tống thị nói:
- Vì ngày mai phải giữ tinh thần phấn chấn.

- Dạ.
Trình Chi Tài hạ giọng đáp.

….

Hôm sau là ngày nắng hiếm có, vừa qua giờ Mão, dân chúng Mi Sơn liền nô nức kéo nhau đến huyện nha. Sau khi trải qua một loạt tranh chấp, đây chỉ là một vụ kiện tụng về li hôn bình thường. Ân oán hai nhà Trình Tô ngày càng tăng lên, mức tranh chấp tăng lên giữa thứ dân và gianh khanh khiến toàn thành đều chăm chú theo dõi. Phường cờ bạc còn mở một canh bạc - đặt cược vào kết quả buổi kiện ngày hôm nay, xem đó là phán li hôn hay là từ thê.

Tuy đều là li hôn nhưng hai phương thức này đối với hai bên lúc ấy mà nói, thì chẳng khác gì một trời một vực.

Trong lời dạy của Khổng Tử, nữ nhi chỉ phạm tội trong “thất xuất”, mới có thể bị chồng bỏ. Vậy “thất xuất” là thế nào? Không có con, dâm đãng, không tôn trọng bố mẹ chồng, miệng lưỡi thị phi, trộm cắp, đố kị, bệnh hiểm nghèo. Người phụ nữ mắc phải những tiếng xấu trên kia, còn ai dám lấy về nhà nữa?

Nói từ thê chẳng khác nào tuyên bố nhà gái chịu tội chết! Mặc dù nói vậy là có chút cường điệu hóa nhưng việc này cũng miêu tả đúng với sự tổn thương của nhà gái.

Trái với phán ly hôn, bởi vì là chủ trương của nhà gái, nếu phán xét cuối cùng của quan phủ là li hôn thì chắc chắn nhà trai cũng bị kết án từ một sai lầm lớn, điều này cũng là một tổn hại rất lớn cho nhà trai.

Dân chúng Mi Sơn đều nghển cổ nhìn xem ai làm tổn thương ai.

Về cảm tình mà nói, người ủng hộ Tô gia nhiều hơn, suy cho cùng mọi người đều mong muốn lấy yếu thắng mạnh, lấy thứ dân thách đấu giang khanh thành công. Sau khi người của Tô gia xuất hiện, mọi người đều tung hô hưởng ứng, so với lúc người nhà Trình gia xuất hiện thì lại càng vang dội hơn nữa.

Thế của Tô gia thật không nhỏ, ngoại trừ tam Tô ra còn có bốn thanh niên thân hình cường tráng bảo vệ nghiêm ngặt Tô Bát Nương trên đầu đeo lụa trắng che mặt ở giữa.

Nhưng so với sự phô trương của Trình gia, thì lại như kiến gặp voi. Hơn hai mươi gia đinh, tiền hô hậu ủng, khiêng năm chiếc kiệu, trong đó đỉnh kiệu màu xanh biếc là kiệu nữ, xung quanh còn có mấy a hoàn, tất cả trùng trùng điệp điệp tiến thẳng vào huyện nha.

Khi trông thấy thanh thế lẫy lừng của Trình gia, rất nhiều người tỏ vẻ hâm mộ hoặc đố kỵ, song cũng mướt mồ hôi thay cho Tô gia… Liệu có thể đấu được với đám quái vật lớn này không?

Huyện nha xử lý vụ án, đều tiến hành trong nhị đường. Ngoại trừ chủ thẩm, thư kí, ba ban nha dịch ra thì còn cho phép vài dân chúng dự thính ngoài công đường, bày tỏ sự chí công vô tư của quan chủ thẩm.

Đợi hai bên tranh tụng đến đông đủ, người xem ở bên ngoài an vị thì Chu Đại Lệnh mặc quan bào lụa xanh lục, eo buộc thắt lưng, đầu đội mũ xuất hiện ở nhị đường.

- Bái kiến Đại Lệnh.
Trừ các nha dịch đứng trực, tất cả mọi người đều hướng về phía Chu Đại Lệnh thi lễ, phụ nữ thì hành lễ vạn phúc.

- Các vị, bình thân.
Chu Đại Lệnh ngồi vào chỗ của mình bên dưới tấm bảng “Gương sáng treo cao”, sai người sắp chỗ ngồi cho Tống thị thân mang cáo mệnh và Tống An – người có thân phận quan. Sau đó y nhìn vào tấm hoành phi “Thanh Thận Cần” (thanh liêm, cẩn thận, cần cù) treo phía trên cửa ngăn đằng sau mình, trầm giọng nói:
- Hiện bản huyện có dân nữ Tống Bát Nương và sinh đồ Trình Chi Tài cùng tố án, dựa theo hình luật Đại Tống, sát nhập hai bản cáo trạng lại, nay đến giờ thẩm án.
Nói xong gõ thanh gỗ xuống bàn hô:
- Thăng đường!

“Uy vũ…”
Bọn nha dịch cầm chiếc gậy thủy hỏa cùng gõ xuống mặt đất, miệng nhắc nhở hai bên kiện tụng chú ý trật tự nơi công đường.

- Tuyên, nguyên cáo và bị cáo Tô Bát Nương lên công đường
Liền có ban đầu cất tiếng hỏi:
- Người nào là Tô Bát Nương?

- Là dân nữ.
Lúc này, Bát Nương đã gỡ mạng che mặt ra, để lộ khuôn mặt tiều tụy, võ vàng. Cô mặc trang phục màu trắng, lấy vải xanh quấn đầu, có vẻ đẹp khiến người ta tiếc thương. Cô khoan thai bước vào công đường. Sau khi đứng lại, cô chắp hai tay trước bụng hạ mắt khuỵu gối thi lễ. Dáng vẻ xinh đẹp đáng thương, một cách tự nhiên làm tăng thêm phần đồng cảm cho mọi người.

- Ngươi tự khởi tố hay nhờ người khởi tố?
Chu Đại Lệnh hỏi. Ông ta nhìn Tô Bát Nương, một người phụ nữ yếu đuối, nhiều bạn bè người thân như vậy, ông chắc chắn là tìm sự giúp đỡ từ người khác.

- Dân nữ tự khởi tố.
Không ngờ Bát Nương vẫn giữ được thần thái kiên định nói.

- Được.
Chu Đại Lệnh lại cho Trình Chi Tài vào hỏi, thầy kiện của nhà trai ngay sau đó cũng tiến vào.

…..

Sau đó hai bên nguyên cáo, bị cáo đứng thành hai bên trong khi quan phủ đọc đơn kiện.

Nghe cáo trạng của hai bên, mức độ kịch liệt của mỗi bên thật sự khác nhau một trời một vực. Tô Bát Nương chỉ nói trong cáo trạng rằng: “ Vợ chồng kết nghĩa se duyên vốn là duyên tiền định từ kiếp trước, nếu như bất hòa sinh ngại thì như mèo chuột cùng căm giận nhau, lang khuyển cùng ở một chỗ, như vậy chi bằng trả lại duyên đầu, giải tỏa thù hận, càng không căm ghét, từ biệt lẫn nhau, tự mình sống vui”. Lời lẽ thanh nhã qua giọng nói của Tô Bát Nương khiến người ta bất khác rưng rưng, ngược lại còn thấy hợp thì tụ, không hợp thì tan, phu thê vốn dĩ nên như thế.

Trái lại thầy kiện của Trình gia đọc đơn kiện, lời lẽ mạnh mẽ nhằm làm tổn thương Bát Nương, kể ra tám tội, trong đó có bốn tội trong “thất xuất” là không hiếu thuận với cha mẹ chồng, không có con, không tuân thủ thê đức, đố kỵ. Người sáng suốt đều nhận thấy đây là sự phản kích sáu tội của Tô Tuân tố cáo Trình gia.

Chỉ có điều so sánh như vậy khó tránh khỏi khiến người ta có cảm giác cao quý hơn, không phải là gianh khanh Trình gia, mà là thứ dân Tô gia.

Đợi hai bên kể hết sự tình, Chu Đại Lệnh nói với Tô Bát Nương rằng:
- Căn cứ vào đơn kiện của Trình gia, thì ngươi chỉ lấy lý do là “bất hòa sinh ngại” yêu cầu phán li hôn…
Ông ngừng chút rồi nói tiếp:
- Ngươi còn điều gì muốn nói thêm nữa không?

- Không…
Tô Bát Nương lắc đầu nói.

- Vậy bản quan buộc phải lấy đơn kiện của Trình gia làm chính vậy.
Chu Đại Lệnh hạ giọng nói
- Trình gia tố cáo ngươi, trong đó có bốn điều phù hợp với “thất xuất”, nếu như ngươi không thể phản biện cho sự trong sạch của mình, bản quan đành phải phán từ thê.

- Đại Lệnh minh giám…
Tô Bát Nương lộ vẻ sầu thảm, mỉm cười nói:
- Dân nữ xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, thuở nhỏ lại được mẫu thân tận tâm dạy đạo đức, hiếu thuận với cha mẹ chồng, thực hiện nghiêm ngặt bổn phận của mình. Dân nữ vào nhà họ Trình hai năm, chỉ trừ hai tháng cuối cùng bị ốm liệt giường, ngoài ra không một ngày nào không cẩn thận phụng dưỡng bố mẹ chồng, từ lời nói đến việc làm đều hết sức cẩn trọng, chưa từng tỏ ý kiêu căng, vô lễ, lại càng không có chuyện tranh tình cảm chốn tiêu phòng. Trừ việc chưa có con, còn lại đều là vu khống.

- Ồ.
Chu Đại Lệnh hướng về phía thầy kiện nói:
- Tô thị nói gia chủ nhà ngươi vu khống, ngươi có gì phản biện?

- Đương nhiên là có.
Vị thầy kiện nọ nói:
- Chúng tôi không lấy gia chủ tôi làm chứng, bởi vì nhân chứng đều là người nhà Trình gia, không thể làm người khác tin tưởng được. Tôi chỉ đơn cử một việc này, tiết thanh minh năm nay, một nửa dân chúng Mi Sơn đều thấy phu nhân đây bị một người đàn ông kéo ra khỏi nhà họ Trình, chạy một mạch quá nửa thành Mi Sơn, đến bến đò thì lên thuyền chèo thuyền đi.
Nói rồi ông ta chỉ tay ra hướng cửa quan mà nói:
- Đại Lệnh minh giám, kẻ gian phu đang ở tại công đường này!