Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 2 - Chương 66: Trọng bảo




Lời nói của Trần Khác xuất phát từ đáy lòng, cái gọi là “vừa thẹn vừa mắc cỡ lại vừa đau lòng” cũng tràn đầy tấm chân tình trong lòng hắn.

Việc suy nghĩ soạn một quyển “Tự điển” nguyên nhân là do tám năm trước đây lúc hắn bắt đầu tiếp xúc với tự điển âm vận, một người có thói quen ghép vần chú âm bỗng chốc lại quay lại thời đại dùng chú âm phiên thiết.

Cái gọi là phiên thiết chính là lấy một thanh mẫu của chữ Hán này và một vận mẫu của chữ Hán kia ghép lại cho chú âm chữ Hán khác, cứ như vậy Trần Khác sau khi cắt âm của từng chữ liền thuận tay đánh dấu ghép vần để ngày sau sử dụng.

Đợi đến khi học xong quyển 《 quảng vận 》hắn cũng chú âm xong toàn bộ hai mươi sáu ngàn một trăm chín mươi tư chữ. Nhưng nếu phải biên tự điển thì đây mới chỉ là bước đầu. Công việc tiếp theo trước tiên là phải phân loại chữ hán theo năm thanh hai trăm lẻ sáu vận, dựa theo âm tự mà sắp xếp lại, nếu không như vậy sẽ không thể hiện đủ ưu thế của phương pháp chú âm ghép vần.

Sau khi hoàn thành bước này còn phải chế ra một bảng tra chữ theo bộ thủ, như vậy mới có thể tạo ra một quyển tự điển có thể sử dụng được. Trước khi làm Trần Khác đã biết việc này rất phức tạp và khó khăn, nhưng sau khi bắt tay vào làm lại phát hiện mình còn quá xem nhẹ độ khó của công việc này. Phải đem hơn hai vạn chữ hán, dùng âm sắp xếp lại, lại dùng nét bút đánh dấu thứ tự các bộ thủ. Tất cả đều cần dốc hết tâm huyết và thời gian, thực sự khó có thể dự tính được.

Dù sao Trần Khác cũng chỉ kiên trì được hơn một tháng, sau đó bữa đực bữa cái, thời gian mấy năm vẫn chưa hoàn thành được một nửa. Sau này đến học ở thư viện, việc học hành bận rộn đã chính thức tạm ngừng, ngày kết thúc xa lắc xa lơ.

Cũng đúng vào lúc này, Tô Tiểu Muội người cùng học thơ từ với Sơn trưởng nữ công tử kia đến tìm hắn mượn đọc “Quảng vận”, vừa cầm sách về đọc tiểu muội đã thấy đầy những kí hiệu kì lạ ở trên, hơn nữa những kí hiệu này hình như có chứa một quy luật nào đó, chắc chắn không phải là vẽ chơi.

Không rõ đương nhiên phải đi tìm Tam ca hỏi cho rõ, sau khi biết được đây là một loại kí hiệu chú âm tiếng Hán, tiểu muội rất hứng thú, cầu khẩn Trần Khác dạy nàng. Trần Khác cũng không quý trọng thành quả của mình, đã dốc hết sức giảng dạy.

Tiểu muội trong sáng hồn nhiên, thông minh lạ thường, chỉ một ngày đã học xong toàn bộ cách chú âm Uy thị. Lúc nhìn lại các kí hiệu trên tự điển âm vận, bất giác hiểu ra gay, như người mù bỗng nhiên nhìn được, không chữ nào không thể đọc thành âm, sự hân hoan này dường như không có gì có thể tả nổi!

Hôm sau trên đường đến trường tiểu muội hưng phấn, quấn quýt lấy Trần Khác hỏi hắn phương pháp thần kì này từ đâu mà có?

- Giống như y
thuật là do bẩm sinh.
Trần Khác chỉ có thể giả bộ ngớ ngẩn cười ha hả nói:
- Có lẽ ta thật sự là một thiên tài chăng?

- Không phải có lẽ mà
Tam ca chính là thiên tài!
Hai mắt Tiểu muội sáng lên:
- Tam ca này, “Phương pháp chú âm ghép vần”
nếu như để người trong thiên hạ học được thì công đức có thể so với Thương Hiệt tạo chữ rồi!

- Đâu có khoa trương
như vậy!
Trần Khác lắc đầu cười to:
- Nhưng mà huynh cũng đã từng nghĩ dùng biện pháp này biên ra một cuốn “Tự điển”, đáng tiếc là huynh không nhẫn nại, đã vài năm rồi mà vẫn chưa chỉnh xong.

Tiểu muội rất hứng thú hỏi hắn dự tính biên soạn như thế nào, biên soạn bao nhiêu…vv, đến khi tan học về liền ôm bản thảo mà hắn chưa hoàn thành đi.

Mới đầu Trần Khác cũng không để ý, cứ nghĩ rằng nàng cũng là nhiệt tình chốc lát qua một thời gian sẽ quên đi. Ai ngờ bảy tám tháng sau đã thấy bản sơ thảo mà tiểu muội biên ra…mới biết rằng nàng vẫn đang học tập nữ công, vẫn chăm chỉ biên soạn không ngừng.

Biện pháp của tiểu muội rất khéo léo, trước tiên nàng dùng hai tháng làm tốt phần “bảng tra bộ thủ” dựa theo bộ thủ và nét bút, sau đó lấy chữ sắp xếp theo âm tự, mỗi lần sắp xếp định ra một chữ, đều biên thành tự số, đánh dấu trong bảng tra chữ tương ứng với chữ bên cạnh. Như vậy mỗi ngày sắp xếp được hai ba trăm chữ lại điền vào trong bảng, tính ra cũng không quá mệt mỏi, chưa đến nửa năm đã hoàn thành công việc của Trần Khác, thật đáng nể phục.

Lúc ấy Trần Khác phục sát đất, ôm lấy tiểu muội rồi quay mấy vòng. Xem ra đây là một việc vô cùng tốt, có thể chuẩn bị đem đi in được rồi. Tiểu muội còn điềm tĩnh góp ý:
- Nên có thêm phần chú
thích đơn giản nếu không thì hiệu quả sẽ không cao.

- Thôi đi, thôi đi.
Trần Khác lắc đầu:
- Phần việc gian khổ này hãy để cho những học giả làm đi.

Tiểu muội nhất định không đồng ý cho rằng công việc mang tính sáng tạo nhất đều đã hoàn thành, còn lại chỉ là thêm vào những cái máy móc… Trong “Quảng vận” mỗi chữ đều có chú thích, thậm chí có thể trực tiếp rập khuôn, chỉ có điều hao phí thời gian mà thôi. Nếu như mình không làm việc này chẳng phải sẽ bị người khác hái mất thành quả sao?

Tiểu muội cho rằng tự điển không giống những quyển sách khác, mọi người chỉ coi trọng tính thực dụng mà không quan tâm ai là người sáng tác ra nó. Ai biên soạn hoàn thiện và thực dụng tự điển của người đó sẽ bán được nhiều hơn. Tất cả những công lao và lời khen ngợi sẽ rơi xuống người đó.

Sự nhìn xa trông rộng của tiểu muội khiến Trần Khác tránh được bi kịch may áo thay người. Nhưng công việc có tính máy móc cũng phải mất thời gian khá lâu… cũng may tâm tư tinh tế của tiểu muội, trong bản sơ thảo mỗi chữ đều đã để trống chỉ cần từ từ điền vào là được.

Dưới sự kiên trì của Trần Khác, hai người thay phiên nhau điền. Gặp chỗ nào sai hoặc không tỉ mỉ trên “Quảng vận”, còn phải tham khảo những quyển sách có uy tín như “Nhĩ nhã”, “Thập tam kinh chú sơ” để tiến hành chỉnh sửa. Huynh đệ Tô Gia và Tống Đoan Bình cũng tham gia vào việc này, không chỉ có đưa ra ý kiến mà còn thường xuyên cầm bút để cho hai người có thời gian để nghỉ ngơi.

Dự kiến lớn chính là công việc này sẽ mất khoảng hai năm, đến mùa đông năm ngoái cuối cùng đã hoàn thành công việc chú thích. Cuối cùng là việc kiểm tra chỉnh sửa, Tiểu muội liền đứng lên đảm nhận, nàng nói con gái thường thận trọng nên làm việc này thích hợp hơn.

Việc chỉnh sửa cũng mất thời gian khá lâu, Trần Khác còn tưởng rằng thế nào cũng phải mất một năm —— nhưng không phải, chỉ trong vòng ba tháng Tiểu muội đã đem bản thảo cuối cùng để ở trước mặt hắn.

Nghĩ đến mình mấy tháng nay vì cuộc tác chiến lâu dài mà sinh ra tâm tình buồn chán, gần như chẳng quan tâm đến công việc của Tiểu muội. Trần Khác cảm thấy xấu hổ khó tả, trong lòng thương xót cho thiếu nữ búp bê này, nhưng lời cảm tạ đến cửa miệng thì lại chuyển thành lời trách móc:
- Việc này đã tốn mất
bao nhiêu giấc ngủ, bao nhiêu tâm sức? Chẳng trách một năm trở lại đây đã gầy hơn rất nhiều, muội không muốn sống nữa sao?

- Người ta lo lắng mà.
Tiểu muội vốn dĩ đang chờ đợi lời khen ai ngờ lại bị giáo huấn. Tức thời mắt như chực khóc nói:
- Tam ca không có sở
trường thi phú như Nhị ca, muội nghĩ cuốn “Tự điển” này có thể giúp huynh đạt được sự tán thưởng của các quan quý nhân.

Trong phút chốc, sự cảm động mãnh liệt dâng trào trong lòng Trần Khác, nó rung động mà lại ấm áp.


Trần Khác rốt cục cũng hiểu được thì ra Tiểu muội lo lắng thay cho mình. Câu cuối cùng của nàng có thể tóm lại thành hai chữ —— xin yết kiến. Còn phải nói đến lần thi cử trước Trần Hi Lượng thi đậu, Tô Tuân lại thi rớt lần nữa. Dưới sự đả kích liên tiếp, Tô Lão Tuyền không khỏi nản lòng thoái chí, không nghĩ tới việc bước vào khoa trường nữa. Sau một phen ngao du bên ngoài, ông ta trở lại huyện Thanh Thần, đem tất cả nhiệt huyết của mình bồi dưỡng cho hai người con trai thành tài.

Về bài vở, Nhị Tô đã trò giỏi hơn thầy, không cần ông ta bận tâm, tinh lực của Tô Tuân dùng vào việc đi trên con đường khoa cử, phương pháp ông ta áp dụng chính là bái yết những vị quan có chức có quyền.

Cái gọi là bái yết chính là kẻ sĩ tích cực bái kiến danh công cự khanh, thể hiện những tài hoa của mình cho họ. Một khi đạt được sự tin tưởng tiến cử của nhân vật lớn thì một kẻ sĩ bình thường đều có thể nổi danh tức thì, thậm chí không cần thi cử cũng đã xác định là trúng.

Tuy nhiên bắt đầu từ năm Khánh Lịch đầu tiên, các cấp thi khoa cử đều áp dụng chế độ “sao chép dán tên”, phần lớn ngăn chặn được xu thế bái yết. Nhưng việc mang lễ vật bái yết với danh công cự khanh, vẫn là con đường tắt quan trọng của những kẻ sĩ bên dưới muốn vươn mình. Nếu không cho dù có đủ hiểu biết vê kinh luận, tài hoa hơn người thì cũng chỉ là ‘rèn dũa trong khuê phòng chưa được người đời biết đến”, khó có thể làm cho người đương thời biết mà tán thành được. Bản thân Tô Lão Thành là ví dụ tốt nhất.

Mặt khác, những viên quan quyền cao chức trọng cũng có chút khiêm tốn về thân phận của “ông tổ văn học nho sư”, bên mình lại tập hợp được nhiều “môn nhân hiền sĩ phu” có thể cùng bọn họ thường xuyên giao du, mưa dầm thấm đất, tự nhiên thì việc học sẽ tiến triển trên con đường ngắn hơn.

Tô Tuân hoàn toàn tin tưởng vào học vấn của con trai. Chỉ cần bái yết thành công, chắc chắn có thể đạt được sự thưởng thức của công danh cự khanh, lừng danh thiên hạ, con đường học tập sẽ tiến thêm một bước. Do vậy hai năm này ông ta luôn ở bốn phía bái yết, quả nhiên có được thu hoạch..Theo ông ta nói, ông ta đã cùng Thái Thú Nha Châu là Lôi Giản Phu kết tình bằng hữu. Người kia đồng ý đến thời điểm thích hợp sẽ tiến cử ông ta vào tầng lớp các quan chức cao.

Trần Khác biết Tô Tuân chắc chắn không bỏ mặc mình nên cũng đã chuẩn bị tỉ mỉ… tuyệt đối không nghĩ rằng còn có một người con gái đang lo lắng thay cho mình dốc hết sức vì kế hoạc của mình.

- Tiểu muội, ta thật
không biết nên làm gì để cảm tạ muội…
Trần Khác là người có lòng dạ cứng rắn nhưng giờ phút này hắn lại phải cố ngăn dòng lệ tuôn rơi.

- Không cần cảm tạ.
Tuy lúc này hắn không nói ra lời nhưng tiểu muội có thể nhìn thấy Trần Khác đã bị cảm động, liền cảm thấy mọi thứ như vậy đều đáng. Hai tay nàng chắp ở sau lưng, như trút được gánh nặng nói:
- So với ân cứu mạng
mà nói thì việc này chưa thấm tháp gì.

- Tiểu muội…
Trần Khác hít thở sâu, nghiêm mặt nói:
- Sau này nhất định
không được làm những điều ngốc như vậy, nếu chẳng may mắc bệnh, chẳng khác nào để ta áy náy cả đời hay sao?

- Người ta cũng không nghĩ sẽ mệt như vậy.
Tiểu muội bĩu môi nói:
- Nhưng ai bảo Tam ca không viết ra được thơ hay chứ?

- Tiểu muội, thật ra…
Trần Khác trầm ngâm một lát rồi quyết định nói cho nàng biết ngọn ngành:
- Sau này muội không
cần lo về điều này nữa, thực ra ta là một cành cây khô.

- Cành cây khô, cái gì
cành cây khô?

- Chính là như vậy đó,
những câu thơ có thể làm cho người mù sáng mắt.
Trần Khác dõng dạc nói:
- Ta là người không để lộ tài năng, muội biết không?

- Vậy thì tại sao chưa
từng thấy ca ca ngâm một câu thơ nào?
Tiểu muội không tin che miệng cười, nói:
- Nhưng thật ra các bài thơ không hay thì muội đã nghe rất nhiều rồi.

- Cái kia sao…
Trần Khắc ngượng ngùng gãi đầu nói:
- Thép tốt thì phải dùng làm lưỡi dao, ta e sau này không có tác dụng.
Đây la lời nói thật lòng.