Người Phiên Dịch - Hoàng Hoàng Crépuscule

Chương 11




Đêm trước ngày lên máy bay, Tần Thanh Dư vẫn không ngừng hành hạ Trần Tư, mặc cho cô chửi rủa anh bằng tám thứ tiếng, anh vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì. Không có gì hấp dẫn anh hơn Trần Tư, Tần Thanh Dư đã bắn ra ba lần, tinh thần phấn chấn. Những chiếc bao cao su vương vãi khắp sàn, chiếc chăn bao bọc lấy Trần Tư cùng với những cuốn sách rơi xuống sàn từ ghế sô pha rồi bị một cú đá của anh đá văng ra xa.

Trần Tư chưa kịp thu dọn gì đã bị Tần Thanh Dư kéo đi lên máy bay. Hai người họ quần nhau cả đêm, bộ vest của anh không còn có thể mặc nổi nữa, sáng sớm trợ lý đã mang hai bộ đồ mới đến để họ có thể ra ngoài.

Cuối cùng, Trần Tư vẫn mang theo từ điển điện tử lên máy bay. Suy cho cùng, cô cũng hơi căng thẳng, tiếng Ý đã lâu không ôn lại, dù cô từng sống ở đó ba năm nhưng bị nhắc đến đột ngột vẫn khiến cô lo lắng. Tiếng Ý là ngôn ngữ chính của Trần Tư, nhưng cô học về ngôn ngữ học, xung quanh còn biết chút ít các thứ tiếng khác như tiếng Đức, Tây Ban Nha; tiếng Pháp thì chỉ nghe được chứ không viết, còn tiếng Nga thì rất tốt – cô cũng không uổng công học văn học Đông Âu.

Nhưng dù sao đi nữa, Tần Thanh Dư đưa cô đến đây thật sự quá gấp gáp, chẳng khác nào đẩy vịt lên thớt. Trong lòng cô thấy chột dạ, từ nhỏ đến lớn, điều Trần Tư sợ nhất là “vượt ngoài dự đoán của mình.” Cô luôn cố gắng sắp xếp mọi thứ trong tầm kiểm soát để thấy an tâm. Kể từ khi bị ném qua Ý, cô chưa dám bỏ lỡ bất kỳ tiết học nào của lớp ngôn ngữ. Cô sợ mình không thể nói, không hiểu lời người khác, sợ không thể tự mình sống trong một thành phố lạ.

Áp lực này buộc Trần Tư phải trưởng thành.

Máy bay lướt đi êm ái, Tần Thanh Dư bên cạnh đắp cho cô một chiếc chăn, bắt đầu xem tài liệu. Trần Tư ngồi ngẩn ngơ một mình, nhớ lại khi Daniel từng giảng cho họ về văn học Anh, không thể không nhắc tới Shakespeare và những bài thơ sonnet; Giáo sư Wolfgang buổi chiều vừa đi vừa đọc những bài thơ dài chậm rãi, cô khó khăn luyện tập cách uốn lưỡi, ngậm nước để tập âm lưỡi nhỏ, rồi vội vã đón tàu đi học, thậm chí là những buổi phát biểu ngẫu nhiên, mỗi người một thứ tiếng, thành một mớ hỗn độn mà cô phải cố gắng phân biệt từng lời từng câu.

Thời gian trôi qua như những đám mây bên ngoài cửa sổ máy bay, đẹp nhưng cũng vội vàng đến rồi đi.

Cô ngáp dài, cảm thấy toàn thân đau nhức, chiếc áo sơ mi cổ cao của Trần Tư chỉ vừa đủ che đi những vết bầm tím do bị cắn. Trần Tư chống tay lên đầu, cẩn thận nhớ lại điều gì đã khiến người đàn ông chỉnh chu này lại biến thành một kẻ không khác gì thú tính.

Nói “thú tính” có lẽ hơi quá, nhưng cũng chẳng sai.

Lần đầu tiên cô và Tần Thanh Dư làm tình là tại căn phòng khách sạn anh từng ở, khi cả hai vừa uống say sau một buổi tiệc với khách hàng người Nga. Trần Tư đứng sau lưng họ, và có vài người nhất quyết kéo cô vào cuộc, Tần Thanh Dư đã đưa tay chắn ly rượu của cô lại. “Trong tiền lương anh trả em không bao gồm việc uống rượu,” anh đã nói vậy. Khi đó, Trần Tư đã làm phiên dịch cho anh một thời gian dài và lần đầu tiên cảm nhận được sự công tư phân minh của anh.

Không ngờ, sau khi tiễn khách hàng Nga đi, Tần Thanh Dư lại là người không còn tỉnh táo, những người xung quanh cũng đều say, chỉ có Trần Tư là được bảo vệ và vẫn tỉnh. Cô đã gọi điện để từng người lần lượt ra về.

Sau khi tiễn hết mọi người, Trần Tư quay lại thấy Tần Thanh Dư đáng thương ngồi thụp xuống ven đường. Có lẽ cũng tại cái miệng không biết giữ lời của cô, Trần Tư bật hỏi: “Ai mà lại để một đứa nhỏ không có người đón về thế này?”

Tần Thanh Dư, vẫn trong bộ vest chỉn chu, ngước lên nhìn cô, đôi mắt say đắm một tầng mơ màng. Anh bĩu môi, đưa tay kéo lấy bàn tay đang buông thõng của Trần Tư: “Không có ai đón cả.”

Ít khi nào Trần Tư dễ dàng xiêu lòng trước vẻ ngoài của một ai, nhưng lần này thì khác. Trái tim cô đập loạn nhịp.