Năm Tháng Vội Vã

Quyển 2 - Chương 3




Ông trời không phụ lòng người, báo tường của lớp [1] giành được gii nhất.

Kết quả vừa công bố, từ cô phụ trách khối, cô chủ nhiệm lớp, đến cán bộ lớp, tổ trưởng và bạn bè trong lớp, nhìn thấy Phương Hồi đều cười tươi như hoa.

Sau mấy ngày lạ lẫm, cuối cùng Phương Hồi cũng bắt đầu quen dần với nụ cười của mọi người, buổi sáng đi xe đạp đến trường, gặp bạn bè, cô không còn cúi đầu tránh mặt mà đã ngẩng đầu lên chào

Người thích nhìn cô như vậy nhất là Trần Tầm, với tư cách là bạn học cùng lớp, dĩ nhiên là Phương Hồi cũng đã mỉm cười với cậu.

Năm đó trường F chính thức bắt đầu tiến hành cải cách đội ngũ giáo viên, thế nên trường có thêm không ít giáo viên mới là nghiên cứu sinh tốt nghiệp các trường sư phạm nổi tiếng. Thầy hiệu trưởng trường F đã tổ chức một buổi gặp gỡ thầy trò toàn trường, trong cuộc họp, thầy đã phát biểu rất hăng say, nói trường F hội tụ sức mạnh của năm châu bốn bể, học sinh ngồi dưới cười, nói trường F cũng hội tụ tiếng địa phương của năm châu bốn bể.

Hồi đó, nói tiếng phổ thông chưa trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, cũng phải làm bài sát hạch để cho đạt yêu cầu, nhưng cũng chỉ sơ sơ rồi cho qua. Chính vì vậy, mỗi lần bước trên hành lang yên tĩnh trong giờ học, đều nghe thấy các âm điệu vô cùng đặc sắc.

Một hôm tong giờ hóa, thấy Lưu lại bắt đầu bài biểu diễn trước cả lớp.

“Ờ... các em giở sang trang 27... ờ, câu thứ hai trang 27, ờ, NaCl..

Triệu Diệp ngồi dưới ôm bụng cười ngặt nghẽo rồi quay sang hỏi Trần Tầm: “Ghi đi! Bao nhiêu lần rồi!”.

Trần Tầm lại vẽ thêm ba dấu tích nữa xuống giấy, đếm sơ qua rồi nói: “Hai tám”.

Triệu Diệp nhìn đồng hồ, cười càng khoái chí hơn.

“Chết mất! Kỉ lục mới, mới được sáu phút mà hai mươi tám từ ‘ờ’!”.

“Đừng cười nữa, thầy Lưu đang nhìn ông kìa!”. Kiều Nhiên nhắc nhỏ.

“Em kia, ờ, chú ý kỉ luật trong giờ học”. Thầy Lưu cau mày nói.

Triệu Diệp vội cúi đầu xuống, quay đi giả vờ đọc sách.

“ờ, HCl, ờ...”.

Đến nước này thì Triệu Diệp không thể nhịn được nữa, cậu lại bật cười, lần này thì thầy Lưu đã giận thực sự, thầy bước nhanh xuống bàn cuối, bực bội quát: “Cậu đứng ngay dậy cho tôi, rốt cuộc là cậu có thái độ gì hả? Câu này cậu biết rồi hả? Vậy cậu giảng cho cả lớp nghe đi!”.

Thầy Lưu nhét sách bài tập vào tay Triệu Diệp và nhìn cậu bằng ánh mắt nảy lửa.

Mọi người đều đổ dồn ánh mắt xuống cuối lớp, Triệu Diệp nhịn cười mặt đỏ tía tai, một hồi lâu mới ngẩng đầu lên, nét mặt lộ rõ vẻ ngây thơ, thật thà, tựa như cậu học sinh tiểu học không làm được bài.

Sau đó, cậu học sinh tiểu học khổng lồ này liền lên tiếng, cậu nói: “Ờ... thầy ạ, em không biết”.

Cả lớp cười nghiêng ngả...

Kết quả là thầy Lưu lôi Triệu Diệp lên ngay văn phòng khối, bị các thầy cô khác giáo huấn một hồi, rõ ràng là bản kiểm điểm 800 chữ theo quy định bình thường không dập tắt được cơn thịnh nộ của các thầy cô, họ đã yêu cầu Triệu Diệp phải viết bản kiểm điểm dài 1.500 chữ và không được sai một chữ, rồi xin chữ kí phụ huynh.

Sau khi bị phán quyết như vậy, Triệu Diệp như bị dội gáo nước lạnh, mặt mày thiểu não, cả buổi chiều uể oải, chán chường, sau khi tan học có trận thi đấu bóng đá với lớp [5] mà cậu cũng không chịu tham gia.

Kiều Nhiên liền kéo cậu nói: “Đi thôi, mọi người đang đợi, cậu không đi ai làm thủ môn!”.

Triệu Diệp cúi đầu thu dọn sách vở: “Không đi! Đây còn phải viết bản kiểm điểm nữa! Bảo Chu Hiểu Văn thay tôi!”.

“Kéo chân Chu Hiểu Văn cho dài thêm thì mới đến được thắt lưng cậu! Đùa gì vậy!”. Trần Tầm cũng bước đến khuyên: “Bản kiểm điểm có gì là khó viết! Ông thu thập tất cả các bản kiểm điểm trước đây ông đã viết lại thành một, 1.500 chữ, chuyện vặt!”.

“Không được, yêu cầu phụ huynh phải kí tên, ông bố tôi mà biết được chuyện này chắc chắn sẽ tẩn cho một trận nhừ tử, tôi phải giữ sức chứ!”.

Trần Tầm liền nảy ngay ra một kế: “Tôi sẽ tìm người kí tên cho ông, để ông yên tâm đi đá bóng với bọn tôi được không?”.

“Đùa gì vậy, bảo bố ông kí cho tôi à?”.

“Không, đợi một lát”. Nói rồi Trân Tâm liên chạy ra ngoài.

Hồi đó giáo viên và phụ huynh liên lạc với nhau không thuận tiện như bây giờ, chính vì thế chiêu giáo viên thích dùng nhất là bắt phụ huynh kí tên, nào là bài kiểm tra, thông báo thu tiền đều phải có chữ kí của phụ huynh. Ý muốn nói rằng tình hình học hành, thu tiền và còn những chuyện mà con bác đã làm, bác phải nắm được hết. Nhưng dĩ nhiên là học sinh có rất nhiều chuyện không muốn để bố mẹ biết, đặc biệt là những vị học hành chểnh mảng, đố dám đưa bài kiểm tra chi chít bút đỏ ra cho bố mẹ xem! Có câu tục ngữ nói rằng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, có cầu thì ắt sẽ có cung và thế là mỗi lớp đều có một hai học sinh bắt chước được chữ kí của phụ huynh. Không nhất thiết là phải bắt chước nét chữ, chỉ cần nét chữ nhìn già dặn là được, đằng nào thì bình thường không có giáo viên nào đối chiếu từng chữ một.

Trong lớp Phương Hồi, vị cao nhân làm được việc này là Môn Linh Thảo.

Lúc Trần Tầm tìm thấy Tiểu Thảo ở cầu thang, cô đang cùng Phương Hồi đi xuống dưới. Trần Tầm liền ngăn bọn họ lại: “Đừng về vội, giúp hộ tớ một việc nhỏ với!”.

Tiểu Thảo nhìn cậu hỏi: “Việc gì?”.

“Hôm nay Triệu Diệp bị thầy phạt viết bản kiểm điểm, cậu kí tên hộ cái!”.

“Không được, cậu không thấy hôm nay cô chủ nhiệm tức thế nào à, nhỡ mà bị cô phát hiệnà chữ kí giả thì tớ cũng phải viết bản kiểm điểm chứ chẳng chơi!”.

“Haizz, không sao đâu, chữ cậu kí giống như vậy, chắc chắn cô không phát hiện ra đâu, kể cả là sự việc có bại lộ thì chắc chắn bọn tớ có đánh chết cũng sẽ không khai ra cậu! Tớ thề đấy!”.

Tiểu Thảo liền bật cười, Trần Tầm thấy đã ổn thỏa, bèn nói: “Thôi, cậu mau lên, lát nữa bọn tớ còn phải đá bóng với lớp [5] nữa, chuyện này không xong thì Triệu Diệp không đi đâu”.

“Đá bóng hả? Thế thì tớ cũng đi!” Tiểu Thảo hào hứng nói.

“Ok! Bắt Triệu Diệp mời cậu kem!”. Trần Tầm liền kéo cô đi, bước được hai bước dường như nhớ ra điều gì, lại ngoảnh đầu lại nói: “Phương Hồi, đi cùng nhé!”.

Phương Hồi bèn lắc đầu, nói: “Các cậu đi đi, hôm nay tớ không đi xe đạp”.

“Không sao! Tớ chở cậu!”.

Trần Tầm nhìn cô, cười rất rạng rỡ.

Hồi đó các lớp rất hay thi đấu bóng đá, bóng rổ với nhau. Trường F không có sân bóng đủ tiêu chuẩn, cứ điểm của bọn họ là đá sau khu tường thành Đông Hoa Môn, ít người, thưa xe lại rộng rãi. Ở đó cũng không có dụng cụ chuyên nghiệp gì, xếp cặp sách coi như là hai khung thành, đặt gạch ở hai góc coi như là cờ góc, nhưng đá vẫn rất say sưa.

Hôm đó Trần Tầm đá rất hay, vừa vào sân đã dội được vào khung thành của đối phương hai quả. Cậu bắt chước cầu thủ Shiller giơ tay cao lượn hai vòng, đang lúc hào hứng thì nhìn thấy Phương Hồi đưa cho Kiều Nhiên một chai nước, hai người vừa cười vừa nói chuyện với nhau.

Và thế là cậu cũng thấy hậm hực, rõ ràng người đưa bóng vào lưới là minh, người chạy mệt nhất là mình, tại sao không thấy cô ấy đưa nước cho mình? Kiều Nhiên đá ở vị trí hậu vệ, tiền vệ của lớp [5] đá đuột như vậy, từ đầu đến cuối cậu ta đá rất nhẹ nhàng, vừa giải lao Phương Hồi đã đưa nước cho cậu

Nghĩ vậy Trần Tầm liền chạy ra biên, gọi với về phía Phương Hồi: “Cho tớ chai nước!”.

Kết quả là Phương Hồi vẫn không có động tĩnh gì, cuối cùng là Tiểu Thảo, vội vàng mở chai nước đưa cho cậu, lại còn khen cậu mấy câu.

Trần Tầm hậm hực đá thêm nửa hiệp nữa, lúc thay người giải lao, cậu nhìn thấy Phương Hồi lại bước về phía Kiều Nhiên.

“Muộn rồi, tớ về trước đây”. Phương Hồi nói.

“Ừ, thế cậu đi cẩn thận nhé”. Kiều Nhiên nhìn lên trời nói.

“Ừ, bye bye”. Phương Hồi vẫy tay, đeo ba lô rồi đi qua trước mặt Trần Tầm.

Tuy nhiên trong lúc cô chuẩn bị bước ra đường thì đột nhiên nghe thấy tiếng Trần Tầm gọi tên cô sau lưng.

Phương Hồi ngoảnh đầu lại thì thấy Trần Tầm đã đứng dậy, nắng chiều vượt qua bức tường thành cổ và hắt xuống người cậu, đỏ rực.

Trong sắc đỏ này, Trần Tầm cười nói: “Đừng về vội, lát nữa tớ sẽ chở cậu về!”.