Mệnh Vượng Phu

Chương 2




Nếu là người khác nằm mơ như vậy thì cùng lắm cảm thấy đó là điềm xấu chút thôi, nhưng Khương Mật thì lại phản ứng lớn hơn nhiều. Từ sáng sớm, nàng đã thấy tinh thần hoảng hốt, làm việc gì cũng không được nhanh nhẹn tháo vát như ngày thường, thậm chí suýt chút nữa còn làm hỏng cả bữa sáng.

Ngô thi nhận ra sự bất thường của nàng, song bà vẫn nhịn không nói. Nhưng sự việc chẳng những không tốt hơn mà ngày càng tệ đi. Đến buổi chiều, bà lại để ý nàng, nói là hoảng loạn cũng không quá. Từ trong phòng, Ngô thi nhìn qua khe cửa hẹp thấy nàng đi đi lại lại trong tây phòng (phòng phía tây), chân mày nhăn lại, trên mặt viết rõ ràng hai chữ lo âu. Nàng giữ nguyên trạng thái như vậy một lúc, sau khi đi đi lại lại vài vòng thì như đã hạ quyết tâm đi sang bên này.

Ngô thi ngồi xổm nhìn lén nàng nửa ngày, lúc này muốn trốn cũng không kịp nên bà dứt khoát không trốn mà ra mở cửa nói:

“Hôm nay con làm sao thế? Ban ngày ban mặt là cứ trốn trong phòng làm gì? Giờ lại định đi đâu?”

Vốn cho rằng nàng sẽ chột dạ, ai ngờ hai mắt Khương Mật sáng lên, nàng chạy nhanh hai bước đến bên cạnh Ngô thi nói:

“Có chuyện, con muốn bàn với mẹ.” Giờ đến lượt Ngô thị hoang mang rồi.

Bà nhíu mày hỏi: “Chuyện gì?”

“Mẹ, người vào trong, vào phòng rồi nói.”

Ngô thi theo nàng vào phòng phía tây, ánh mắt bà như nói có việc gì thì nói mau. Khương Mật ổn định tinh thần nói:

“Hôm qua con nằm mơ.” Nằm mơ? Màn mở đầu này càng khiến cho Ngô thị mơ hồ hơn. Bà thuận miệng hỏi nàng mơ thấy gì.

Khương Mật nói nhỏ:

“Con mơ thấy Tam Lang … trước khi về nhà nghỉ thì đi đến cửa hàng sách, nửa đường bị người ta đánh, thấy… thấy chàng bị khiêng về.”

Còn hơn hai mươi ngày nữa là học chính đại nhân sẽ đến tổ chức kỳ thi Viện ở châu này. Vệ Thành đã hạ quyết tâm năm nay nhất định phải đỗ tú tài. Thời điểm mấu chốt như thế này mà Khương Mật lại nói những lời xui xẻo như vậy thì chắc chắn sẽ bị ăn mắng, nhưng nàng lại chẳng để tâm đến việc ấy.

Tất nhiên là Ngô thi rất tức giận, định quát to vào lỗ tai nàng thì Khương Mật vội nắm lấy cánh tay bà rồi nói:

“Mẹ, người nghe con nói xong đã, không phải là con cố ý nói những lời này để Tam Lang gặp xui xẻo, mà là con sợ. Hoàn cảnh nhà mẹ con người cũng biết rồi, mẹ ruột con bị bệnh nên mất sớm, trước khi bà ấy ra đi con đã nằm mơ thấy. Khi cha con chuẩn bị cưới mẹ kế, con cũng mơ thấy. Lúc đầu con cũng không để tâm mấy, chỉ cho rằng ban ngày nghĩ gì thì đêm nằm mơ thấy vậy. Nhưng cứ lặp đi lặp lại mấy lần như vậy, con đoán là ông trời thương xót con mệnh khổ nên mỗi lần trước khi con gặp nạn đều báo mộng…”

Khương Mật còn chưa nói xong thì Ngô thi đã gấp gáp nói:

“Con có gạt ta không?”

“Nương, người nghĩ lại xem, con đã gả cho Tam Lang rồi, chẳng lẽ con lại không mong chàng đỗ đạt công danh? Con cũng giống như người, mong Tam Lang đỗ đạt cao, làm sao có thể nói những lời lừa dối như vậy khiến người tức giận chứ?”

“Vậy phải làm sao bây giờ?”

Bây giờ đến lượt Ngô thi sốt ruột. Bà nghĩ đến những lời nói và cử chỉ hàng ngày của tam tức phụ (con dâu thứ ba) đã tin hơn nửa, lại nhớ đến những lời nàng vừa nói, nói rằng trước khi Tam Lang về nhà bị người ta đánh chảy máu rồi được khiêng trở về. Như vậy không phải là còn nghiêm trọng hơn hai năm trước ư? Năm nay còn hi vọng không? Chẳng những hết hi vọng mà còn bị thương nặng ảnh hưởng đến gân cốt, phải dưỡng thương những mấy tháng cơ.

Phải làm sao bây giờ?

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân, người đi đi lại lại đổi thành Ngô thị.

Thấy bà như vậy, Khương Mật vội kéo bà lại:

“Mẹ, người đừng gấp, con nhớ là ở trong mộng thấy trước khi về nghỉ, Tam Lang đem sách đã sao chép xong đến cửa hàng sách đổi lấy tiền. Cùng lúc ấy có người bạn đồng môn của chàng cũng muốn đi về phía cửa hàng sách nên họ đi cùng nhau. Trong đó, có một người nợ tiền nên bị người ta chặn lại giữa đường đòi nợ. Tam Lang chỉ là đi giúp đỡ người bạn đồng môn ấy nên mới bị liên lụy. Con định tự mình đi lên trên thị trấn, đợi trường tư thục mở cửa thì chặn chàng lại. Chỉ cần chàng không đi cùng một nhóm với người bạn đồng môn kia thì có lẽ sẽ vượt qua được kiếp nạn này.”

Ngô thi đã sống đến tuổi này, cũng trải qua bao sóng gió, vừa mới nghe thì thấy rối như tơ vò, lúc này bình tĩnh lại, nghĩ kỹ thì thấy Khương Mật không có gan bịa chuyện đến mức nợ tiền với đòi nợ. Nếu việc này là giả thì sẽ bị vạch trần ngay, đến lúc ấy nàng cũng đâu có được lợi lộc gì đâu?

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Ngô thi tạm thời tin nàng, bà là một người nóng tính, lập tức đi lên trấn, chuẩn bị đi sớm đến trước cổng trường tư thục của con trai.

Đã đi ra cửa rồi bà lại quay lại, hỏi Khương Mật xem có chắc chắn trong mộng báo là hôm nay không? Chính xác là canh mấy? Hỏi rõ ràng xong bà quay về đông phòng (phòng phía đông) thay bộ quần áo lịch sự hơn rồi mới lên trấn.

Nói là quần áo lịch sự hơn nhưng chẳng qua chỉ là bộ quần áo mặc để đón tiếp khách buổi hôn lễ thôi, trông đẹp hơn so với quần áo lao động một chút.

Bình thường, khi lên trấn Ngô thi đâu dám đến gần trường tư thục đâu, chỉ sợ Vệ Thành bị mất mặt trước thầy giáo và bạn đồng môn trong trường tư thục. Bà sợ mình là người nông thôn quê mùa lại làm bẩn trước cánh cửa sạch sẽ của trường. Hôm nay bà bất chấp. Nghe Khương Mật nói xong bà chẳng nghỉ ngơi gì mà đi như bay lên trấn, có gặp người quen cũng chẳng chào hỏi gì nhiều, chỉ sợ đến muộn lại không kịp ngăn cản Vệ Thành.

Muộn thì không muộn, không những không muộn, buổi chiều bà ra khỏi nhà, tới khi đến trường tư thục vẫn còn nghe tiếng đọc sách lanh lảnh truyền đến.

Lúc này Ngô thị mới thở phào nhẹ nhõm, bà không đi vào trong trường mà đứng đợi ở một chỗ chéo chéo đối diện với cổng chính. Nếu không phải là việc có liên quan đến Vệ Thành thì bà cũng chẳng kiên nhẫn đến vậy. Bà chờ khoảng một canh giờ, cuối cùng cũng có người đi ra. Từ khi có người đầu tiên đi ra cho đến gần một khắc sau, bà mới thấy Vệ Thành. Vệ Thành mặc chiếc áo trường sam cũ đã giặt đến bạc màu, trên lưng đeo cái giỏ đựng sách, vừa nói chuyện với người ta vừa đi ra ngoài.

Khi ra khỏi cửa chính trường tư thục, chàng nhìn thấy Ngô thi đứng đợi ở phía đối diện.

Ngô thi cũng không gấp gáp đến nói chuyện với con trai trước mà là Vệ Thành chủ động nói chuyện với bạn đồng môn để họ đi trước.

“Trường Hằng, không phải huynh muốn đi cửa hàng sách ư?” “Ừ, đúng vậy.”

“Sao không đi cùng?”

Vệ Thành chỉ chỉ Ngô thị rồi nói:

“Mẹ của ta tới rồi.” Mấy thư sinh nhìn theo hướng chàng chỉ thì gật gật đầu rồi đi trước. Vệ Thành bước tới gần trước mặt Ngô thị rồi hỏi:

“Mẹ, sao người lại tới đây? Mẹ đợi lâu chưa? Sao không tìm chỗ nào ngồi?” Dọc đường đi Ngô thị miên man suy nghĩ nên cũng quên bịa lý do, giờ bị hỏi đến cũng chỉ có thể nói thật: “Còn không phải là vì vợ con!”

“Mật nương sao rồi? Mẹ, người nói từ từ.”

“Nàng ở nhà thì có thể thế nào? Nàng thì hay rồi, nói là tối hôm qua nằm mơ, sáng nay lại tinh thần bất an, bảo nàng làm bữa sáng mà suýt chút nữa thì làm vỡ cả bát. Thấy nàng như vậy ta còn tưởng là nàng đã làm chuyện gì trái với lương tâm, kết quả nàng lại chạy đến nói nhất định phải lên trấn. Nàng nằm mơ thấy con đi đến cửa hàng sách, nửa đường thì bị bạn đồng môn liên lụy nên thúc giục ta tới đây nói cho con…”

Ngô thi gấp đến mức nói tóm tắt không đầu không đuôi, trọng điểm là con dâu không đến, chưa từng gặp chuyện lớn nên tâm không vững, không để nàng đến.

Vệ Thành biết tính khí mẹ mình, nếu thực sự là Khương Mật cố tình gây sự thì bà cũng không đi chuyến này. Nhưng Vệ Thành cũng không vạch trần việc này, vẫn chắp tay nói:

“Là con trai không tốt, bình thường ở trong trường tư thục, ít về nhà để cả nhà nhớ mong.”

“Được rồi, vợ con đã nói như vậy thì cũng đừng đi cửa hàng sách nữa, về nhà cùng mẹ.”

Vẻ mặt Vệ Thành khó xử nói: “Như thế không được, con đã hẹn với chưởng quỹ là hôm nay sẽ đến, người bất tín thì không thể tồn tại.”

Chưởng quỹ: ông chủ cửa hàng, chủ hiệu buôn

Nói hay lắm?

“Vậy mẹ đi với con, trước khi ra khỏi cửa vợ con đã dặn đi dặn lại là mẹ phải trông coi con thật kỹ.”

Trong lòng Vệ Thành ngọt như mía lùi, chàng cũng không phản đối nữa mà cùng Ngô thị đi đến nơi náo nhiệt trên trấn. Kết quả là vừa mới đi được nửa đường thì gặp mấy người cùng đi từ trường tư thục ra đang vội vàng chạy lại.

Cản lại để hỏi mới biết, hình như học trò họ Tăng đi cùng họ nợ tiền người ta. Vừa rồi có người chặn đường đòi nợ, người này còn chưa bị đánh nên trong lúc hỗn loạn đã chạy về trường báo tin. Người nói được hai ba câu đã chạy đi xa, Vệ Thành nghe thấy cũng nhíu mày nghĩ rằng dù sao cũng là bạn đồng môn gặp nạn, đang phân vân có nên chạy đến xem một chút, hoặc là chạy đi mời đại phu thì chàng đã bị Ngô thi kéo lại.

“Không được đi! Con không được đi đến gần chỗ đó, có nghe thấy không?”

“Thiếu nợ phải trả là đạo lý hiển nhiên. Hắn ta không trả nợ bị người ta chặn lại thì dù có kiện lên nha môn cũng là hắn ta vô lý.”

Vệ Thành thở dài:

“Dù sao cũng là bạn đồng môn, về tình về lý thì đều nên đi tới xem sao. Nếu tình hình nghiêm trọng thì ít nhất cũng giúp huynh ấy mời đại phu tới.”

Lúc này Ngô thi lại càng nắm chặt hơn.

Không được! Nhất định không được!

Nếu cậu ta bị thương vì lý do khác thì giúp cậu ta mời đại phu cũng chẳng sao, nhưng cậu ta lại thiếu nợ không trả nổi, vậy nếu cậu ta không trả được tiền khám bệnh và tiền thuốc thì ai trả? Không có người trả tiền mời đại phu? Thế thì giúp cậu ta mời đại phu chẳng phải là dẫn đến tai họa ư.

“Chẳng phải là đã có người đi tìm người hỗ trợ rồi ư? Con đừng quan tâm đến việc này, chúng ta đi đường vòng. Tam lang, con đừng trách mẹ nhẫn tâm, con quên là vợ con đã nằm mơ rồi sao? Ông trời báo mộng là vì thương con hai năm trước bị lỡ kỳ thi Viện nên đặc biệt báo trước để con phòng tránh mà con còn đi tới phía trước. Con muốn nương lo lắng đến chết à.”

Người xưa có câu châu chấu đá xe cũng không sai, làm con tất nhiên chẳng thể lay chuyển được mẹ.

Ngô thi nghĩ thầm không nhờ người khác mà tự bà đi chuyến này là quá đúng rồi.

May là bà đến.

Nếu không thì chẳng phải là hối hận chết đi được?

Nghĩ lại tới những gì Khương Mật miêu tả trong mơ, lưng Ngô thi đổ mồ hôi lạnh, chân cũng mềm nhũn.