Hắc Bạch Hương Hồ Ký

Chương 21: Quật cốc tầm thi nhan mãn lệ - Phúc Châu lão thái khấp vong nhi




Sáng hai mươi mốt, sau khi an táng Tư Đồ Xán, mọi người kéo cả về Thúy Phong cốc. Một trăm chín mươi hai đệ tử của Tư Đồ Xán đã vui vẻ phục vụ chủ nhân mới. Họ những tưởng mình sẽ thất nghiệp khi chủ nhân cũ qua đời, may sao nhà Tư Đồ vẫn còn người thừa kế.

Công việc đầu tiên mà những kiếm thủ này phải làm là khai quật lớp đất đá phủ đầy nền Thúy Phong cốc để tìm hài cốt.

Đến cuối tháng năm, nhờ lực lượng đông đảo, bọn Tư Đồ Sảng đã làm lộ ra toàn bộ những căn nhà đổ nát dưới đáy Thúy Phong cốc. Và lạ thay, họ chỉ tìm thấy bốn tử thi thối rữa, thay vì sáu. Dựa vào y phục, râu tóc, người ta hoàn toàn có thể xác định đấy là xác của Táo Gia Cát, Lý Tứ và vợ chồng Tư Không cốc chủ.

Hy vọng về sự thoát chết thần kỳ của Phi Hồng, Phi Tuyết không làm nguôi được nỗi buồn của những người đang sống. Tư Đồ Sảng và Tây Môn Giới quỳ xuống khóc lóc thảm thiết.

Thiên Sư giáo chủ cử hành nghi lễ tang ma Đạo giáo và đến chiều thì bốn ngôi mộ mới mọc ngay trêи nền Thúy Phong cốc.

Tuy đã có Đảo Mệnh Linh Kỳ nhưng Trương Thiên Sư không hiểu phải làm thế nào vì chẳng thể hồi sinh cho bốn cái xác đã rữa nát và hai kẻ chẳng ra sống chết.

Đêm ấy, Tư Đồ Sảng một mình ngủ lại Thúy Phong cốc, những mong được vong hồn ái thê hiện về chỉ vẽ. Nhưng ngay đầu canh hai trời đã mưa như trút nước và sấm xét liên tục giáng xuống đỉnh núi Thúy Phong.

Tư Đồ Sảng thức trắng đêm, co ro trong túp lều vải mà họ đã dựng lên để ở tạm trong những ngày khai quật. Chàng đã cố ngủ đi song chẳng được.

Và Tư Đồ Sảng nhận ra có những luồng sét đánh thẳng xuống sơn cốc, rất gần với bốn ngôi mộ mới đắp. Chàng vô cùng lo sợ cho di thể của người thân, bối rối suy nghĩ một lúc mới tìm ra chủ ý.

Tư Đồ Sảng tuốt trần Từ Tâm kiếm, lao vút về hướng đống đất đá cao nghêu ở giữa sơn cốc. Đấy là chỗ mà Trương Thiên Sư, Trại Tôn Tử và Tây Môn Giới thường ngồi uống trà, chỉ huy cuộc đào bới, nên Tư Đồ Sảng đã vác lên cho họ vài tảng đá làm bàn ghế.

Chiếc bàn thô sơ ấy do hai tảng đá tương đối bằng phẳng ghép lại, khả dĩ đặt được khay trà. Tất nhiên mối ghép không khít vẫn hở một đường độ lóng tay.

Giờ đây, Tư Đồ Sảng nhanh nhẹn cắm dựng đứng trường kiếm vào khe hở ấy rồi lập tức tung mình nhảy thật xa, rơi xuống đất. Chàng chỉ chạy thêm được vài trượng thì thanh Từ Tâm kiếm đã hứng chịu luồng sét đầu tiên. Lông tóc trêи người Tư Đồ Sảng đều dựng ngược cả lên, da thịt rờn rợn vì điện tích, song chàng đã ở khá xa nên không sao.

Về đến lều, chàng yên tâm thay y phục khô vì thấy sấm sét tập trung cả vào Từ Tâm kiếm, không còn đánh loạn xạ khắp nơi nữa.

Gần cuối canh tư mưa gió mới tạnh Tư Đồ Sảng nằm xuống, cố dỗ dành giấc ngủ. Và chàng mơ thấy một nữ lang áo trắng hiện về mờ áo, lúc thì giống Phi Tuyết hoặc Phi Hồng, lúc thì rất xa lạ. Mái tóc và y phục của nàng ta bị cháy xém nhiều mảnh, trông rất tang thương, và ánh mắt còn lộ rõ vẻ khϊế͙p͙ đảm.

Nàng ta nghẹn ngào nói :

- May mà tướng công là người thông tuệ, đã nghĩ ra cách dùng trường kiếm để thu lôi, nếu không, kiếp này chúng ta đành vĩnh biệt. Nhưng nay ý trời không thuận, chúng ta chẳng thể tương phùng. Chàng hãy tu nhân tích đức, bố thí rộng rãi cho người nghèo khổ trong thiên hạ, may ra động đến lòng trời! Trước mắt, chàng hãy đi ngay Phúc Châu vấn an nội tổ mẫu cho tròn chữ hiếu!

Tư Đồ Sảng chưa kịp hỏi han thì oan hồn biến mất. Chàng giật mình tỉnh giấc, thấy trời sắp sáng liền ra đống đất cao kia thu hồi trường kiếm để vào thành.

Từ Tâm kiếm vẫn còn nguyên vẹn nhưng đã chuyển sang màu xám đen. Muốn biết nó còn sử dụng được hay đã bị hủy hoại, Tư Đồ Sảng thử chém vào tảng đá. May thay, lưỡi gươm vẫn không hề bị sức mẻ hay gãy đoạn.

* * * * *

Giữa hạ tuần tháng sáu, có một đại hán áo gấm dừng cương trước tòa đạo quán Thiên Sư trong thành Phúc Châu.

Vị Quán chủ của Đạo quán này là Linh Hối Tử, đại đồ đệ của Trương Thiên Sư. Tuy tuổi ông ta đã ngoài ngũ thập song vẫn phải cung kính chắp tay chào khách :

- Đệ tử xin bái kiến Ngũ sư thúc!

Vậy thì gã đại hán rậm râu kia chính là Tư Đồ Sảng. Chàng điềm đạm đáp lễ rồi theo Linh Hối Tử vào khách xá.

Nghe sư thúc hỏi về tình trạng Tư Đồ gia trang, Linh Hối Tử vuốt chòm râu cằm dài và đẹp rồi tư lự đáp :

- Bẩm sư thúc! Tin tức về cái chết của Tư Đồ Xán tiên sinh chưa đến tai người thân, song đã có lời đồn rằng ông ta bị đánh trọng thương. Tư Đồ lão thái là tín đồ của bổn giáo, thường đến đây cúng bái trong những ngày sóc, vọng, từng thổ lộ với đệ tử mối lo ngại ấy! Lão thái đã cho người đi Lạc Dương để kiểm chứng tin đồn!

Tư Đồ Sảng bồi hồi hỏi lại :

- Này sư điệt! Chẳng lẽ Gia tổ mẫu vẫn còn đủ tráng kiện để vượt hơn chục dặm đường đến đây sao?

Linh Hối Tử mỉm cười :

- Bẩm phải! Lệnh Tổ mẫu tuy tuổi đã chín mốt mà sức khoẻ dồi dào, tinh thần minh mẫn, tháng nào cũng hai lần ngồi xe vào thành để lễ bái Tam Thanh. Sư thúc mà nhìn thấy lão Thái tất sẽ phải ngạc nhiên!

Tư Đồ Sảng bỗng nghe lòng dào dạt tình cảm ruột rà, khát khao được quì dưới chân bà nội, thanh minh cho nỗi khổ tâm của cha mình.

Tư Đồ Quát luôn kể về người mẹ hiền với tất cả niềm kính yêu và hối tiếc khôn nguôi. Chàng nguyện sẽ thay cha mà báo hiếu.

Nhưng Linh Hối Tử đã khiến chàng phải bối rối :

- Bẩm sư thúc! Có lẽ việc sư thúc muốn nhận lại tông môn sẽ không hề đơn giản! Vì hiện nay, Hải Hoa bang đã mở một phân đàn ở vị trí rất gần với Tư Đồ gia trang. Mảnh đất ấy trước đây thuộc về Vương gia trang, một nhà đại phú trong ngành sản xuất tượng gỗ, đối thủ cạnh tranh của họ Tư Đồ! Có lẽ Vương trang chủ muốn dựa vào thế lực của Hải Hoa bang để loại Tư Đồ gia trang ra khỏi thương trường! Sản phẩm Tượng thần của nhà họ Vương vẫn không được thị trường ưa chuộng bằng hàng của họ Tư Đồ! Tóm lại, nếu Ngũ sư thúc để cho Hải Hoa bang biết mình là cháu đích tôn của Tư Đồ lão thái thì rất nguy hiểm cho quí trang!

Nghe xong, Tư Đồ Sảng đăm chiêu suy nghĩ rất lâu rồi trình bày với Linh Hối Tử kế sách của mình!

Sáng sớm hôm sau, Linh Hối Tử chễm chệ trêи cỗ xe độc mã của Đạo quán, rời thành Phúc Châu đi về hướng Đông. Đánh xe cho lão không phải là tên đạo sĩ trẻ cấp dưới mà là một chàng trai tuổi đôi mươi áo vải nghèo nàn, thân hình cao lớn rắn chắc. Dưới chiếc nón tre rộng vành cũ kỹ là gương mặt rám nắng, đen đúa nhưng khá anh tuấn.

Chàng ta có đôi bàn tay thô ráp, sần sùi đầy những vết chài, vết sẹo, biểu hiện của kẻ phải lao động rất vất vả.

Quả đúng vậy, Tư Đồ Sảng đã phải phơi mình dưới nắng hạ gay gắt, cật lực đào bới suốt mười ngày trời để tìm hài cốt người thân ở đáy Thúy Phong cốc, nên giờ đây có đầy đủ dáng vẻ của một kẻ nghèo hèn, cơ cực.

Chàng rất ít khi để lộ chân diện mục nên không sợ phe Hải Hoa bang nhận ra. Ngay cả Nam Hải Tiên Ông và Giáp Vô Yên dẫu có gặp chàng chẳng thể ngờ rằng Thần Phủ Lang Quân lại có mặt ở Phúc Châu, trong vai chàng trai nghèo nàn, lam lũ.

Và tấu xảo thay, Linh Hối Tử cũng mang họ Tư Đồ nên chàng có thể dùng tên thực, giả làm cháu của lão, đến xin việc ở xưởng tạc tượng trong Tư Đồ gia trang!

Quê hương chính của họ Tư Đồ ở đâu thì thật khó mà xác định được. Vì ba cái họ Tư Đồ, Tư Không, Tư Mã vốn là ba chức quan xuất hiện từ thời nhà Chu.

Có sách cho rằng ba chức ấy là Tam Công, quan đầu triều đình của Tây Chu. Nhưng sách khác lại bảo rằng Tam Công gồm thái sư, thái phó, thái bảo, còn Tư Đồ, Tư Không, Tư Mã chỉ là ba vị trưởng quan dưới quyền của khanh sĩ. Tư Đồ là quan phụ trách ruộng đất công, núi rừng, thuế má, bổ sưu dịch. Tư Mã quản lý ngựa chiến, quân sự hành chính, phụ tá chủ soái quản lý quân đội khi tác chiến, trưng thu thuế về quân sự. Tư Không là quan quản lý xây dựng công trình.

Gốc gác của ba chức quan ấy là thế, song chúng biến thành họ của người Trung Hoa từ lúc nào thì chẳng ai biết cả! Có lẽ con cháu tự hào bởi quan tước của ông cha nên lấy làm họ cho sang. Nhưng tại sao không có ai mạng họ Thái sư hay thừa tướng nhỉ? Và dường như cũng chẳng có hai có họ Tư khấu, chức quan Tư pháp mà Khổng Tử đã từng đảm nhiệm ở nước Lỗ!

Tóm lại, sau hơn hai ngàn năm, từ thời Chu đến thời Minh thì con cháu ba đời họ ấy đã đông nhung nhúc, có mặt khắp Trung Hoa, gồm nhiều chi nhánh, tuy cùng là Tư Đồ nhưng chẳng hề có dây mơ rễ má gì cả!

Song dân Trung Hoa lại có tập quán xem những người đồng tính (cùng họ) là thân thích, dù kẻ Bắc người Nam không chút liên quan. Do vậy, Linh Hối Tử rất được Tư Đồ gia trang quí mến, kính trọng.

Núi Cổ Sơn nằm cách thành Phúc Châu độ gần hai chục dặm về hướng Đông. Nó nổi tiếng nhất là nhờ ngôi chùa Dũng Tuyền tự cổ kính, tráng lệ nhất vùng sông Mân Giang. Cửa chùa có hai tòa tháp bằng đất nung, xây từ thời nhà Tống. Đôi tháp này cao đến gần hai mươi trượng (bảy mươi hai mét), gồm chín tầng hình bát giác, trêи tháp có bảy mươi hai chiếc chuông đồng và một ngàn lẻ ba mươi tám pho tượng Phật. Các tầng của thân tháp đều được mô phỏng theo kiến trúc gỗ, vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Xung quanh chùa có nhiều phong cảnh đẹp như lầu các, hang động, vách núi... Hơn hai trăm năm sau, hoàng đế Khang Hy nhà Mãn đã làm tăng giá trị của ngôi cổ tự bằng cách tự tay viết lên bức hoành phi cổng chùa ba chữ Dũng Tuyền tự.

Nhưng giờ đây giang sơn vẫn còn là của Đại Minh và dù không có nét bút của cái gã người Mãn ấy thì Dũng Tuyền tự vẫn thu hút rất nhiều tín đồ và du khách.

Tư Đồ gia trang lại nằm gần chân Cổ Sơn trêи con đường mà khách thập phương dập dìu lai vãng, nên việc bán tượng Phật rất thịnh vượng.

Phật Tử mua tượng xong, đưa ngay lên chùa Dũng Tuyền tự tiến hành nghi thức cúng bái, sau đó họ thỉnh vị Phật Tổ Linh thiêng ấy về thà mà thờ phụng!

Tất nhiên là họ phải cúng dường cho chùa Dũng Tuyền để trả công nên cả hai bên bán tượng và nhà chùa đều có lợi.

Giờ chúng ta vào Tư Đồ gia trang để xem cảnh Tư Đồ Sảng hội ngộ với người thân. Cuối giờ Thìn, chàng và Linh Hối Tử có mặt trong khách sảnh của toà gia trang cổ kính.

Ngoài Tư Đồ lão thái, còn có cả vợ và hai con gái của Tư Đồ Xán ra tiếp khách. Đã lâu lắm rồi, Linh Hối Tử mới đến đây! Tư Đồ Sảng bồi hồi nhìn lão phụ tóc bạc da mồi, mặt mũi phúc hậu, ngồi trêи cỗ ghế đại ỷ, nghe lòng dạt dào cảm xúc. Và cả dung mạo hiền lành, héo hắt của người đàn bà bất hạnh, đã làm vợ một kẻ đầy tham vọng như Tư Đồ Xán cùng khiến chàng bất nhẫn. Đã sáu bảy năm nay, bà sống cảnh không chồng vì trượng phu mê bả lợi danh, đi mãi chẳng về.

Hai biểu muội của chàng đều đã trêи dưới ba mươi. Thân hình nhỏ nhắn, nhan sắc trung bình nhưng phong thái tươi vui, hoạt bát. Có lẽ họ rất thông minh, tháo vát và khéo buôn bán thì mới có thể quán xuyến được cơ nghiệp của họ Tư Đồ. Tư Đồ Sảng nghe nói họ còn rất giỏi dạy chồng, biến hai gã người dưng ấy trở thành trợ thủ đắc lực cho việc kinh doanh của Tư Đồ gia trang! Cô em họ thứ ba chỉ mới hai mươi, chưa xuất giá và đang phụ trách cửa hàng trong thành Phúc Châu.

Chàng ngượng ngập thi lễ với phe chủ nhà trong lúc Linh Hối Tử giới thiệu :

- Bẩm lão thí chủ! Chàng trai quê mùa này là cháu họ của bần đạo, từ Thiểm Tây đến Phúc Châu tìm kế sinh nhai! Y cũng thạo nghề tạc tượng gỗ nên bần đạo mới mạo muội! Mong lão thí chủ thu nhận cho.

Tư Đồ lão thái đã hiểu mục đích cuộc viếng thăm của Linh Hối Tử, liền chú mục nhìn gã trai trẻ tha hương cầu thực. Bà bất giác nhận ra sống mũi Thông Thiên Đình và đôi mắt ấy rất quen thuộc. Đấy là đặc điểm của đứa con lãng tử đã bỏ bà mà đi biền biệt ba mươi mấy năm.

Ngoài miệng bà luôn trách móc Tư Đồ Quát là bất hiếu nhi song trong lòng lúc nào cũng nhớ thương. Trưởng nam của bà tính tình rộng rãi, khoáng đạt chứ không nhỏ nhen, hẹp hòi như đứa thứ hai. Việc Tư Đồ Xán trở thành Minh chủ võ lâm, khiến bà hãnh diện song không vì thế mà đánh giá gã ta cao hơn Tư Đồ Quát!

Càng nhìn lâu, lão thái càng thấy mến chàng trai mộc mạc, khoẻ mạnh có gương mặt thuần hậu kia. Bà mỉm cười hòa ái và hỏi :

- Tiểu hài tử danh tính là gì, niên kỷ được bao nhiêu, và gia đình thế nào?

Tư Đồ Sảng cố nén xúc động ấp úng thưa :

- Bẩm Lão thái! Tiểu tôn tên gọi Tư Đồ Sảng, năm nay hai mươi ba tuổi! Tiểu tôn chẳng may nên mồ côi cả cha lẫn mẹ!

Mối thương tâm trong lòng đã khiến nước mắt chàng long lanh như sắp khóc, trông rất đáng thương.

Tư Đồ lão thái thấy vậy thở dài bảo :

- Tội nghiệp cho ngươi quá! Thôi được rồi! Lão thân chẳng thể để một kẻ mang họ Tư Đồ phải sống vất vưởng nơi xứ lạ! Ngươi cứ ở lại đây mà làm việc, nếu chăm chỉ tất sẽ có dư mà cưới vợ!

Rồi bà quay sang bảo con dâu :

- Trâm nhi! Con xem thử xem có thể bố trí chàng trai tội nghiệp này vào bộ phận nào được?

Nhũ danh của vợ Tư Đồ Xán là Định Thư Trâm. Tuy bà trông có vẻ hiền lành song lại rất có tài kinh doanh, quyết định chiến lược cho ba cô con gái thi hành. Tư Đồ Xán là thứ nam nên người trong trang gọi bà bằng Nhị nương.

Nhị nương nghe mẹ chồng nói vậy liền hòa nhã hỏi Tư Đồ Sảng :

- Chẳng hay hiền diệt có thể làm được việc gì trong qui trình chế tạo tượng gỗ?

Tư Đồ Sảng kính cẩn đáp :

- Bẩm phu nhân! Tiểu điệt có thể làm được bất cứ công đoạn nào, từ việc chọn gỗ cho đến sơn vẽ.

Nhị nương gật gù hài lòng rồi hỏi tiếp :

- Dám hỏi trong khâu sơn vẽ, hiền diệt có thể hoàn thành bao nhiêu tượng mỗi ngày?

Tư Đồ Sảng thực thà đáp :

- Bẩm phu nhân! Đối với những pho tượng có kϊƈɦ thước bằng người thật, tiểu điệt có thể hoàn tất mười pho trong một ngày!

Tư Đồ lão thái bật cười chế giễu :

- Tiểu hài tử chớ đại ngôn! Người vẽ nhanh nhất là Trưởng nam của lão thân mà chỉ có thể đạt đến mức bảy pho! Hay ngươi sợ thất nghiệp nên phóng đại tài năng của mình lên? Thực ra, chỉ cần người hoàn tất đủ bốn pho là đã khá lắm rồi!

Tư Đồ Sảng nhìn bà bằng ánh mắt tôn kính và khẳng định lại :

- Bẩm Lão thái! Tiểu diệt quyết chẳng dám ngoa ngôn, xin cứ cho thử sẽ rõ!

Tư Đồ lão thái không tin có kẻ giỏi hơn con mình, liền đứng phắt dậy dẫn mọi người xuống xưởng mộc ở phía sau trang.

Bà chỉ một pho tượng Như Lai đang ngồi và những thùng sơn, bảo Tư Đồ Sảng thi thố tài năng. Cạnh bàn vẽ có treo một bức tranh vẽ nhiều mầu sắc để làm mẫu.

Tư Đồ Sảng đã quá quen với công việc này và với yếu quyết nội công Bích Hổ Du Tường, chàng có thể giữ cho sơn không rơi khỏi chùm lông cọ nên mỗi lần nhúng nhiều gấp đôi một thợ vẽ bình thường.

Cánh tay mạnh mẽ của chàng điều khiển cây cọ lớn lướt trêи thân tượng với tốc độ nhanh đến chóng mặt, trong hơn khắc đã quét xong mảng mầu lớn nhất là chiếc áo cà sa vàng.

Tư Đồ Sảng đổi qua bút lông để vẽ những chi tiết nhỏ như tóc, da, lông mày, miệng, mắt hoặc những vật bóng của nếp áo. Là kiếm thủ thượng thừa nên nét bút của chàng cực kỳ chuẩn xác, đều đặn, tinh tế, chỉ vẽ một đường là xong, chẳng cần phải tô sửa lại.

Gần hai khắc sau, pho tượng Phật đã được sơn vẽ xong và không có chỗ nào sai sót hay xấu xí cả.

Nhị nương và hai tiểu thư lắc đầu thán phục, còn Tư Đồ lão thái thì ngẩn người lẩm bẩm :

- Té ra tháng bé này còn giỏi hơn Quát nhi của ta!.

Bà bỗng nhớ đến đứa con phiêu lãng chân trời, buồn bã quay gót, lưng dường như còng hơn lúc nãy.

* * * * *

Kể từ lúc ấy, Tư Đồ Sảng trở thành công nhân xưởng sản xuất tượng. Nhưng bộ phận sơn vẽ đã đủ người, chàng bèn làm bất cứ việc gì, quấy hồ giúp cho qui trình chế tác được thông suốt, không ứ đọng.

Chàng làm cả công việc nặng nhọc nhất là vác gỗ nên chẳng ai có thể bảo chàng là kẻ lánh nặng tìm nhẹ.

Sản lượng mỗi ngày tăng gấp rưỡi lúc trước khiến các chủ nhân rất hài lòng. Hơn trăm thợ thuyền của xưởng cũng vui lòng vì lương bổng của họ tăng theo sản phẩm. Vì thế, họ rất yêu mến chàng trai hiền lành, ít nói, siêng năng và giỏi nghề.

Cuối tháng sáu, Tam tiểu thư Tư Đồ Bạch Ly hồi trang để Nhị tiểu thư ra thay phiên ở cửa hàng trong thành.

Bạch Ly xinh đẹp nhất nhà, thân hình mảnh khảnh, cao hơn hai chị là Tư Đồ Lan và Tư Đồ Huệ. Nàng còn khác họ ở sống mũi Thông Thiên Đình hợp cách, cao và thẳng đều chứ không cong gồ lên. Nàng giống bác ruột là Tư Đồ Quát chứ chẳng giống cha. Và có lẽ vì thế mà Bạch Ly không được Tư Đồ Xán yêu thương cho lắm.

Bạch Ly về đến, cả nhà quây quần lại trong phòng khách nhỏ trong khu hậu viện để hỏi han tình hình buôn bán. Nàng cau đôi mày liễu, bực bội kể :

- Bẩm nội tổ mẫu và mẫu thân, cửa hàng của nhà họ Vương đã bán phá giá để cạnh tranh, khiến chúng ta cũng phải xuống giá theo mà giữ khách hàng. Tuy nhiên, họ còn dùng thủ đoạn đê tiện là ngày ngày cho bọn côn đồ vào cửa hàng nhà ta, giả làm khách mua để quấy rối. Chúng chẳng hề mua gì cả và còn làm ngã đổ các pho tượng hoặc dọa nạt du khách. Hài nhi có nhờ quan nha can thiệp bắt chúng giải đi song hôm sau chúng lại đến. Có lẽ lão Tri huyện Phúc Châu đã bị nhà họ Vương mua chuộc rồi! Nếu tình hình này cứ kéo dài thì e rằng chúng ta phải bỏ hẳn cửa hàng trong thành!

Tư Đồ lão thái buồn rầu nói :

- Nhà ta không có đàn ông nên mới bị người ngoài hϊế͙p͙ đáp như vậy. Mong sao cho cha ngươi vẫn an toàn, về đây giải quyết việc này. Trước giờ nhà họ Vương nào dám giở thủ đoạn cạnh tranh bất chính ấy ra.

Bạch Ly bỗng nhớ ra điều gì, phấn khích hỏi :

- Nội tổ mẫu! Phải chăng nhà ta mới thu nhận một gã nhà quê tên Tư Đồ Sảng, cháu của Linh Hối Tử!

Tư Đồ lão thái gật đầu :

- Sao Ly nhi biết?

Bạch Ly cười mát :

- Hôm qua đạo trưởng có ghé cửa hàng, nghe tiểu tôn than phiền về sự lộng hành của họ Vương, liền dặn tiểu tôn về bàn với gã Tư Đồ Sảng ấy là sẽ có cách giải quyết êm thắm!

Nàng hừ nhẹ rồi mai mỉa :

- Nếu tiểu tử ấy tài ba như thế thì đâu đến nỗi phải tha hương cầu thực?

Tư Đồ Lan đã vào thành từ sáng, chỉ còn Đại tiểu thư Tư Đồ Huệ.

Nàng vui vẻ bảo em :

- Tam muội chớ vội xem thường Tư Đồ Sảng! Từ ngày y vào làm, sản lượng của xưởng đã tăng lên gấp rưỡi đấy! Vả lại dung mạo của y và Ly muội rất giống nhau. Y cũng có kiểu mũi đẹp như Đại bá phụ.

Bạch Ly hiếu kỳ sai ả tỳ nữ hầu trà đi gọi Tư Đồ Sảng đến.

Trong nghề làm tượng thần thánh, thợ thuyền thường được nghỉ mỗi tháng bốn ngày, nhằm các hôm mười bốn, mười lăm cuối tháng, mùng một một ngày trước để nghỉ ngơi, tắm gội, ngày sau đến chùa hay Đạo quán để cúng lễ những vị thần Phật mà họ đã làm ra.

Nghĩa là, hôm nay Tư Đồ Sảng được nghỉ, chàng không vào thành ăn nhậu, vui chơi hoặc về nhà như những người thợ khác mà ngồi rịt ở xưởng, vẽ ra những mẫu mới. Cha chàng, Tư Đồ Quát, phiêu bạt mười năm, có dịp ghé qua nhiều địa phương, ghi nhận được hầu hết những vật tổ mà các dân tộc thiểu số Trung Hoa thờ phượng. Chàng dự định sẽ đề nghị Nhị nương cho sản xuất những loại tượng thần lạ lẫm này để bán cho họ. Tư Đồ Quát đã từng bảo rằng đây là một thị trường rất tiềm năng.

Nghe gọi, Tư Đồ Sảng cố hoàn tất bức vẽ thứ ba mươi rồi đi theo ả nữ tỳ.

Chàng bước vào phòng khách, nhận ra một nữ lang áo trắng xinh đẹp, tuổi độ đôi mươi, liền đoán rằng đấy là Bạch Ly, biểu muội thứ ba của mình. Chàng mơ hồ cảm giác rằng dung mạo kìa mình đã từng gặp qua, nhưng không sao nhớ nổi khi nào, ở đâu?

Tư Đồ Sảng kính cẩn cúi chào cả nhà rồi đứng nghiêm chờ lệnh. Tư Đồ lão thái đặc biệt yêu mến cái gã trai giỏi giang, có nét giống trưởng tử của mình, nên đon đả nói :

- Tiểu hài tử ngồi đi! Lão thân vốn không câu nệ bề bậc!

Tư Đồ Sảng vâng dạ rồi ngồi xuống chiếc ghế trống ngoài cùng. Chỗ uống trà của nhà họ Tư Đồ cũng giống như bao nhà khác, gồm những chiếc ghế dựa đặt theo hình chữ Khảm, ba cạnh vuông vức, trước mỗi ghế có kỷ gỗ thấp để đặt chén trà.

Bạch Ly không thể nào dời nhãn tuyến khỏi gương mặt cương nghị nhưng thuần hậu của chàng áo vải mộc mạc kia! Thứ nhất là vì nó đẹp và đầy sức thu hút, hai là, sự giống nhau giữa hai sống mũi khiến nàng xao xuyến tự hỏi phải chăng duyên tiền định? Nhị nương phát hiện ra ánh mắt kỳ lạ của con gái liền kéo áo nhắc nhở rồi giới thiệu nàng với Tư Đồ Sảng :

- Này hiền diệt! Đây là Bạch Ly, con gái thứ ba của ta! Phụng nhi đang gặp khó khăn ở cửa hàng, muốn nhờ hiền điệt giúp đỡ đấy! Linh Hối Đạo trưởng đã bảo rằng ngươi là kẻ tài trí, có thể giải quyết được mọi vấn đề!

Tư Đồ Sảng ngượng ngùng đáp :

- Chẳng qua gia biểu thúc quá lời đấy thôi! Nhưng nếu quí trang có gì cần sai phái, tiểu diệt nguyện tận lực thi hành!

Bạch Ly có vẻ hài lòng trước thái độ khiêm tốn ấy, dịu giọng kể lại nguồn cơn.

Tư Đồ Sảng nghe xong cau mày suy nghĩ một lúc lâu mới đáp :

- Bẩm Tam tiểu thư! Tiểu nhân sẽ vào thành ngay, thử tìm cách nói chuyện với đám côn quang xem sao!

Tư Đồ lão thái lo lắng bảo :

- Sảng nhi chớ liều lĩnh mà nguy đấy! Bọn chúng đã nhận tiền của nhà họ Vương thì chẳng dễ vì lời nói của ngươi mà bỏ cuộc đâu! Hay ngươi cứ thử hỏi chúng xem có thể thương lượng với giá bao nhiêu?

Tư Đồ Sảng cảm động gạt đầu :

- Xin Lão thái cứ yên lòng! Tiểu tôn sẽ làm như lời người dạy.

Chàng đi rồi, Tư Đồ lão thái buột miệng khen :

- Nghe y xưng Tiểu tôn mà lòng ta ấm áp phi thường! Giá như già này có được đứa cháu trai như y để kế thừa hương hỏa thì còn gì hạnh phúc nào bằng?