Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 73: Quyết tâm




Ánh trăng lan tràn qua song cửa, hòa quyện cùng ánh nến cam vàng, nhưng tất cả ánh sáng ấy đều không thể sánh bằng dung nhan rực rỡ của nàng.

Phải rồi, người mà hắn muốn gặp là nàng. Hắn muốn nhìn thấy nàng mặc lục y gả cho hắn, trở thành tân nương của hắn.

Ngoài nàng ra, chẳng có bất kỳ nữ lang nào có thể khiến ánh mắt hắn lưu luyến.

Phản ứng từ sâu thẳm bản năng không thể lừa dối, Tống Hành chẳng cách nào tự lừa mình dối người.

Hắn không muốn cùng bất kỳ ai khác làm chuyện thân mật, cơ thể không hề khơi dậy chút hứng thú nào, chỉ duy nhất với Âm Nương, hắn mới khát khao điều đó.

Lẽ ra hắn nên nhận ra điều này từ sớm. Ba năm qua, rõ ràng hắn chưa từng chạm vào nữ lang nào khác ngoài nàng. Dù khi xuất chinh bên ngoài, nghe các tướng sĩ thường tụ họp đàm luận về thú vui xác thịt, hay những lần hành quân ngang qua các thành trấn, không ít người tìm đến chốn phong nguyệt để giải tỏa nhu cầu, nhưng hắn chưa bao giờ nghĩ đến việc tìm ai khác.

Trước khi gặp Âm Nương, hắn vốn không ưa thích những chuyện như vậy, thậm chí xem đó là sự lãng phí thời gian. Nhưng từ lúc hắn động lòng với nàng, từ khi cơ thể hắn được nàng chạm tới, hắn mới hiểu được niềm vui của chuyện ái ân. Kể từ đó, cả thân thể lẫn trái tim hắn đều chỉ mong có nàng, không dung nạp nổi bất kỳ ai.

Nếu nàng muốn, hắn nguyện dâng cả hậu vị cho nàng.

“Âm Nương…” Tống Hành cất tiếng gọi đầy trìu mến, chưa đợi nàng phản ứng, hắn đã sải bước đến gần.

Nữ nhân ngày đêm mong nhớ nay đứng ngay trước mắt, Tống Hành chẳng thể nào đè nén nỗi nhớ nhung. Đôi cánh tay rắn rỏi vòng qua eo nàng, siết chặt.

Hắn cúi người, ghé sát bên tai nàng, thì thầm hắn thích nàng đến mức nào, rồi cầu xin nàng cũng thích hắn dù chỉ một chút.

Nàng lặng lẽ nghe hắn nói hết, rất lâu sau vẫn không đáp lại chữ “được” mà hắn hằng mong đợi.

Dẫu là trong mộng, nàng cũng không chịu đồng ý.

Tim hắn nặng trĩu, sống mũi cay xè.

“Ta… thật có lỗi, ngày trước là ta đã làm nàng đau, khiến nàng tổn thương, buồn khổ. Ta thật sự có lỗi… về sau tuyệt đối sẽ không như vậy nữa… Âm Nương, tha thứ cho ta được không?”

Lời vừa dứt, gian phòng tĩnh lặng như tờ. Một hồi lâu sau, nàng vẫn im lặng, như con rối vô hồn để mặc hắn điều khiển.

Hắn đã từng phạm không ít sai lầm, gây cho nàng biết bao tổn thương. Nàng làm sao có thể dễ dàng tha thứ? Hắn vẫn nghĩ rằng ngày tháng phía trước còn dài, chỉ cần hắn hết lòng bù đắp, nàng nhất định sẽ nguôi ngoai mà ở lại bên hắn. Nhưng không ngờ, nàng lại căm ghét hắn đến vậy, hằng ngày chỉ mong thoát khỏi hắn, ra đi dứt khoát không lời từ biệt.

Nàng chỉ để lại cho hắn vẻn vẹn một chữ “được”.

Tống Hành không muốn nghĩ thêm về những điều đau lòng ấy nữa.

“Âm Nương…” Tống Hành khẽ gọi, tay vuốt nhẹ lên mái tóc đen nhánh của nàng, rồi lướt xuống gò má.

Thấy nàng không đẩy hắn ra, trái tim hắn thoáng trở nên nhẹ nhõm. Hắn nhẹ nhàng bế nàng lên, đôi môi mỏng áp lên đôi môi nàng, từ tốn tách ra, đưa lưỡi vào khẽ chạm đến đầu lưỡi nàng, nụ hôn tràn đầy yêu thương và quấn quýt.

Không biết từ lúc nào, nàng đã bị hắn đặt lên bàn trang điểm, tà váy bị hắn kéo cao đến tận eo.

Tống Hành rời môi nàng, cúi mình trước mặt nàng, giúp nàng gợi lên cảm xúc.

Chẳng bao lâu sau, đôi mắt nàng vì sự chăm sóc dịu dàng của hắn mà ngấn nước, rơi xuống những giọt sương ngọc.

Hắn tháo đai ngọc, chống hai tay lên bàn, chậm rãi tiến tới, cho nàng thời gian thích nghi, không còn sợ hãi hay kháng cự như trước.

Đôi mắt ngập nước của nàng đối diện với ánh nhìn cháy bỏng của hắn.

“Âm Nương…” Hắn tiến lại gần, rời khỏi án thư, bàn tay rắn rỏi nắm lấy mười ngón tay nàng, đôi môi mỏng đặt lên mi tâm nàng, cố gắng kiềm chế ham muốn cùng lực đạo.

Nhưng sự kìm nén ấy không làm dịu đi cảm giác nóng bức trong người hắn, khó chịu như con kiến bò trên chảo nóng.

Nước mắt nàng bắt đầu rơi, như những hạt mưa nhỏ từng chút đập thẳng vào trái tim hắn.

Tống Hành nhẫn nhịn đến mức đôi mắt cũng muốn đỏ lên, làn da rám nắng tỏa ra hơi nóng, dòng máu trong người sôi sục, thôi thúc hắn tìm ra lối thoát.

Cảm giác lơ lửng giữa chừng này khiến nàng cũng khổ sở, không biết bản thân mình muốn gì, chỉ thấy cơ thể nóng bức vô cùng. Rõ ràng hắn cũng đang tỏa nhiệt, nhưng nàng lại cảm thấy hơi thở của hắn mang theo chút cảm giác lành lạnh, như có thể xoa dịu cơn khô nóng, liền vô thức nép sát vào hắn. Không biết từ khi nào, nàng đã quấn chặt lấy hắn như dây leo ôm lấy thân cây.

Nàng cần hắn. Tống Hành vô cùng kinh ngạc lẫn vui mừng. Trong đôi mắt phượng như lóe lên ánh sáng, hắn thành kính hôn lên giữa đôi mày nàng, siết chặt mười ngón tay đan vào nhau, từng bước dẫn dắt.

Chợt, nàng phát ra tiếng rên khẽ…

Tống Hành lau nước mắt nơi đuôi mắt nàng, dịu giọng dỗ dành: “Ta sẽ khiến nàng vui sướng. Gọi ta đi, Âm Nương.”

Ý thức dần mờ nhạt, đầu óc trở nên hỗn loạn, hắn nghe thấy nàng gọi hắn là “Thánh thượng.”

Tống Hành khẽ lắc đầu, một tay nắm chặt lấy nàng, giọng nói tựa gió cuốn, sửa lại lời nàng: “Âm Nương ngoan, không phải gọi như vậy. Nàng phải gọi ta là Quỳ Ngưu Nô.”

Quỳ Ngưu Nô. Ba chữ ấy xoay quanh trong đầu nàng, khiến tâm trí nàng chẳng thể cưỡng lại sức ép của hắn.

Ngón chân trắng hồng khẽ co lại, nàng ngước mắt lên nhìn hắn, ánh mắt mờ mịt ngấn lệ. Nàng mở miệng, lần này lớn tiếng hơn chút: “Quỳ Ngưu Nô…”

Tống Hành không thể diễn tả sự thỏa mãn của mình lúc này. Hắn dịu dàng vuốt ve lưng nàng, khen ngợi: “Âm Nương ngoan, ngoài nàng ra, không ai được phép gọi ta như vậy.”

“Ta chỉ thuộc về mình Âm Nương, và Âm Nương cũng chỉ có thể là của ta. Ta nhất định sẽ đưa nàng ra khỏi nước Ngụy, để chúng ta đều có thể gặp nhau mỗi ngày.”

Chẳng phải nàng vẫn đang ở bên hắn đó sao? Nhưng không hiểu sao khi hắn nói những lời này, nàng lại quay đầu đi, nhắm mắt lại, không thèm để ý đến hắn nữa.

Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi hứng thú của Tống Hành.

Tống Hành bế nàng bước tới trước bức bình phong hoa điểu gập làm ba, vẫn không mệt mỏi nâng niu nàng. Hơi thở ấm áp thì thầm bên tai nàng: “Âm Nương, nàng cũng phải thích ta, nhất định phải thích ta. Trên đời này, chỉ có ta mới xứng với nàng. Nếu là người khác, làm sao có thể nuôi được nàng, thỏ ngọc tham ăn này, làm sao có thể khiến nàng thỏa mãn như vậy?”

Sau một lúc lâu, cuối cùng nữ lang cũng không còn sức để nói, chỉ có thể yếu ớt quàng tay quanh cổ hắn, ôm lấy hắn.

Tống Hành cắn nhẹ vành tai nàng, từng bước một, vững vàng và nhanh chóng, hắn tiến về phía giường.

Cơ thể mềm mại của nàng dần kiệt sức, nước mắt và mồ hôi hòa quyện, giọng khản đặc cầu xin để nàng được nghỉ ngơi trên giường.

Cảm nhận được sự thay đổi của nàng, Tống Hành dừng lại đúng lúc, ôm nàng bước thêm một đoạn, rồi mới chịu buông nàng xuống lớp chăn êm ái.

Trong mộng, mọi thứ đều chân thật đến mức khiến người ta khó lòng phân biệt. Hắn không nhớ đã bao nhiêu lần, chỉ biết đến khi bên ngoài truyền đến tiếng gõ cửa của Trương nội thị, thúc giục hắn thức dậy, giấc mộng mới chấm dứt.

Tống Hành xoa nhẹ sống mũi cao thẳng của mình, từ từ mở đôi mắt vẫn còn nhập nhèm buồn ngủ, vén chăn bước xuống giường. Đến lúc ấy, hắn mới nhận ra chiếc quần lót của mình đã không còn nguyên vẹn.

Đến cả đệm giường cũng chẳng khá hơn là bao.

Nếu đã khát vọng đến mức này, không thể quên nổi nàng, thì cớ sao không thuận theo trái tim mà hành động?

Hắn từng để nàng rời đi, đương nhiên cũng có thể lần nữa mang nàng trở về.

Hãy để nàng an ổn thêm một thời gian ở đất Ngụy.

Tống Hành thay bộ quần lót sạch, ra lệnh mang nước vào. Sau khi rửa mặt, mặc phục sức chỉnh tề, hắn để nội thị giúp mình vấn tóc gọn gàng.

Nếu không tận mắt thấy Thánh thượng vì Dương thị nữ mà lưu luyến đến tận khuya mới hồi cung, Bảo Sênh suýt nữa đã tin rằng hắn thực sự là Thánh nhân thanh tâm quả dục, không gần nữ sắc.

Trương nội thị lại đặc biệt chú ý đến việc lập hậu của hắn, âm thầm theo dõi đến từng nhất cử nhất động. Nhìn thấy tinh thần của Thánh thượng dường như phấn chấn hơn, không còn u sầu như những ngày trước, liền đoán rằng có lẽ người đã nhận được tin vui nào đó.

Có lẽ Thánh thượng đã nghĩ thông, quyết định sống những ngày yên ổn với tân hậu. 

Trương nội thị thầm nghĩ như vậy, theo sát Tống Hành rời khỏi điện Triều Nguyên, cung kính đi phía sau long liễn.

Trên triều đường, quần thần đều ngầm hiểu ý chỉ Tống Hành đưa ra mấy ngày trước về việc lập hậu. Lại thêm Thái sử lệnh [1] vừa yết kiến Thánh thượng hôm qua, hẳn rằng hôm nay chính là ngày Thánh thượng ban chiếu lập hậu.

[1]

Thế nhưng, suốt buổi lâm triều, chẳng những không có chiếu lập hậu, mà Thánh thượng lại nói đến thiên tượng, bảo rằng đêm qua khi rảnh rỗi, người nhận thấy thiên tượng có điểm khác thường, ra lệnh cho Thái Thường tự [2] điều tra nguyên nhân.

[2]

Thái Sử lệnh vốn mỗi đêm đều quan sát thiên tượng, nhưng chưa từng phát hiện điều gì bất thường. Dẫu vậy, nếu Thánh thượng đã nói, hẳn là có lý do riêng, ông đành bước ra, khom mình tiếp chỉ một cách kính cẩn.

Sau triều, ông liền bước đến ngoài điện Triều Nguyên, xin cầu kiến Thánh thượng.

Tống Hành không vòng vo mà thẳng thắn ra lệnh cho Thái Sử lệnh nghĩ ra một lý do để biện minh rằng hiện tại quốc quân không thể lập hậu hay nạp phi.

Mới mấy ngày trước còn yêu cầu ông chọn ngày lành tháng tốt để sách lập hoàng hậu, nay lại bắt ông bịa ra một thiên tượng không hề tồn tại. Thái Sử lệnh chỉ cảm thấy vị quân vương trẻ tuổi này thực sự có phần làm khó người khác, hành vi cũng hết sức kỳ lạ.

Từ cổ chí kim, làm gì có vị hoàng đế nào gần ba mươi tuổi mà vẫn chưa lập hậu, nạp phi, để lục cung trống không như vậy kia chứ?

Việc này quả thật hoang đường, nhưng mệnh vua khó cãi, vì mạng sống của chính mình, Thái Sử lệnh đành cắn răng chấp nhận.

Ngày ấy, Thái hoàng thái hậu chờ mãi mà vẫn không nhận được tin tức lập hậu của Tống Hành. Ba ngày sau, bà lại nghe được tin rằng Thái Thường tự báo cáo thiên tượng cho thấy có điềm lạ. Thánh nhân phán rằng trước khi thiên tượng thay đổi, không nên lập hậu hay nạp phi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quốc vận.

Lời lẽ hoang đường này có thể ngăn chặn miệng lưỡi của những kẻ khác, nhưng không qua mắt được Thái hoàng thái hậu. Bà thầm nghĩ: Nhị lang thật sự vì nữ nhân họ Dương ấy mà mất trí rồi sao? Không lập hậu, không nạp phi? Chẳng lẽ ngày sau đánh bại Ngụy quốc, hắn còn định đón nữ nhân ấy về cung, sắc lập làm hoàng hậu?

Hoặc là, ngay lúc này hắn sẽ nghĩ cách đưa nữ tử họ Dương ra khỏi nước Ngụy?

Trong lòng bất an, đầu đau như búa bổ, thêm tiết trời tháng bảy chuyển thu, ban đêm lại chịu vài cơn gió lạnh, không bao lâu bà liền nhiễm phong hàn. Tống Hành nghe tin, lúc này mới đến điện Huy Du để thỉnh an Thái hoàng thái hậu.

“Nếu lão thân không lâm bệnh, có phải Nhị lang sẽ mãi trốn tránh, không chịu đến gặp ta nữa không?”

Thái hoàng thái hậu vừa uống thuốc xong, trong miệng vẫn còn dư vị đắng chát, nhưng lòng bà lúc này còn đắng hơn. Chân mày bà cau chặt, trầm giọng hỏi Tống Hành.

Tống Hành vẫn giữ nét mặt ung dung, đáp: “Trẫm không có ý đó. Chỉ là gần đây quốc sự bận rộn, nhất thời quên mất việc đến thăm a bà.”

Quốc sự bận rộn? Nếu hắn thật sự lấy quốc sự làm trọng thì sẽ không vì một nữ tử họ Dương mà trì hoãn việc lập hậu, nạp phi, kéo dài dòng dõi hoàng tộc?

Thái hoàng thái hậu tức giận đến mức không thể giữ vẻ ôn hòa được nữa. Vị đắng trong miệng và trong lòng dường như càng thêm nồng, bà chỉ biết ôm ngực, giọng run run: “Chỉ vài tháng nữa, Nhị lang sẽ tròn ba mươi tuổi. Các đời đế vương từ xưa đến nay, làm gì có ai không lập hậu, không nạp phi? Hơn nữa, dưới gối người lại chưa có con cái, giang sơn cơ nghiệp của Triệu quốc này, tương lai người muốn giao cho ai kế thừa?”

Tống Hành im lặng giây lát, đôi mày giãn ra, giọng điềm tĩnh: “Không quá vài năm nữa, trẫm sẽ tự mình đưa Dương thị về. Hoàng hậu của trẫm, chỉ có thể là nàng. Đích tử của trẫm, cũng chỉ có thể là con của nàng.”

Thái hoàng thái hậu gần như không thể tin nổi những gì mình vừa nghe. Bà tức đến mức mắt tối sầm, cố gắng nuốt cơn khó chịu xuống, trừng mắt nhìn hắn, quát lớn: “Nhị lang, cháu điên rồi! Dương thị chỉ là một cô nhi, lại là cháu gái của Vũ An hầu, làm sao có thể xứng làm hoàng hậu? Nhị lang, chẳng lẽ cháu bị nàng ta chuốc mê hồn dược rồi sao?”

Mắng xong, bà ho sặc sụa không ngừng.

Lúc này, ý định của Tống Hành đã như đinh đóng cột. Dù Thái hoàng thái hậu lấy gia pháp tổ tông ra ép buộc, hắn cũng không đời nào thay đổi quyết định.

Thấy Thái hoàng thái hậu tức giận đến mức này, để tránh bà nổi giận làm tổn hại sức khỏe, Tống Hành không ở lại lâu, liền đứng dậy cáo từ: “Trẫm đã nói nàng làm được thì nhất định sẽ làm được. A bà đang bệnh, việc triều chính và hậu cung không cần xen vào, hãy an tâm dưỡng bệnh. Trẫm còn nhiều tấu chương chưa phê, khi nào rảnh sẽ lại đến thăm người sau.”

Nói xong, hắn sải bước rời khỏi điện Huy Du.

Trương nội thị thấy Tống Hành bước vào điện Huy Du với sắc mặt bình thường, nhưng lúc đi ra lại mang theo vẻ trầm lặng, liền hiểu ngay có chuyện bất hòa với Thái hoàng thái hậu. Hăn không dám nhiều lời, chỉ lặng lẽ theo người về điện Triều Nguyên, rồi dặn dò cung nhân trong điện cẩn thận hầu hạ, tránh làm Thánh thượng phật ý.

Tuyên Châu.

Thi Yến Vi đã ở lại nơi này hơn hai mươi ngày, thăm thú hết các danh lam thắng cảnh xung quanh. Sau khi hoàn thành bản du ký, nàng bắt đầu thu xếp hành lý, ngỏ ý mời Lý Lệnh Nghi cùng về Biện Châu.

Hai người đã sớm hẹn trước, nên Lý Lệnh Nghi đương nhiên không từ chối. Nàng cùng Vọng Tình sắp xếp mọi đồ đạc gọn gàng, không khóa cửa đạo quán, để mặc cửa lớn cửa nhỏ đều mở toang.

Úc Kim thấy vậy không khỏi khó hiểu, liền lên tiếng hỏi.

Lý Lệnh Nghi cười nhẹ đáp: “Phúc sinh vô lượng thiên tôn, nếu có ai qua đường cần chỗ trú chân, có thể nghỉ lại trong đạo quán một đêm.”

Thi Yến Vi nghe thế liền mỉm cười nói: “Mấy hôm trước chẳng phải có lão bà và nữ lang đến tránh mưa trong đạo quán sao? Cách đây vài ngày lại có một nam lang du ngoạn ở xa xin nghỉ nhờ một đêm, chẳng lẽ Úc Kim đã quên rồi?”

Úc Kim nghe xong, mặt thoáng đỏ bừng, ngượng ngùng nói: “Hai vị nữ quan có lòng nhân hậu, giúp người khi cần, là do em hẹp hòi rồi.”

Lý Lệnh Nghi nghe vậy, khẽ mỉm cười, nói: “Mỗi khi ra ngoài, khóa cửa cẩn thận là lẽ đương nhiên, đâu có gì hẹp hòi đâu.”

Bốn người cười nói vui vẻ, cùng nhau xuống núi. Khi đến nơi, Úc Kim thấy xe ngựa đã có thêm một con ngựa kéo, so với lúc đến chỉ có một, có lẽ tiểu nương tử thấy một con ngựa kéo bốn người là quá sức, nên đã mua thêm một con.

Trên đường trở về Biện Châu, Thi Yến Vi lo lắng ngựa quá sức mà sinh bệnh, nên dọc đường nghỉ ngơi nhiều hơn lúc đi. Phải mất tròn ba mươi ngày, cả đoàn mới tới được Biện Châu.

Thi Yến Vi viết thư báo trước cho Biện Châu, Thẩm Kính An biết Lý Lệnh Nghi sẽ về cùng nàng nên vô cùng mừng rỡ. Y sai người dọn dẹp một viện tử cổ kính, chuẩn bị sẵn bồ đoàn và hương án, chờ hai người đến nơi. Bà mụ quản sự dẫn Lý Lệnh Nghi về viện của nàng.

Giờ Dậu nhị khắc, Thẩm Kính An cưỡi ngựa về phủ.

Tiểu tư báo rằng tiểu nương tử đã về phủ, còn dẫn theo một nữ quan.

Thẩm Kính An nghe vậy mừng rỡ, bước nhanh vào phủ. Nhưng để tránh mạo phạm Lý Lệnh Nghi, y quyết định tìm gặp cháu gái trước.

Vào đến viện, y thấy Thi Yến Vi đang cùng Lý Lệnh Nghi đánh cờ dưới tàng hoa quế.

Trung thu sắp tới, cành cây đã đầy nụ, hương quế thoang thoảng theo làn gió mát.

“Gia chủ.” Úc Kim là người đầu tiên nhìn thấy y, vội đứng dậy khỏi ghế đá, chắp tay trước ngực thi lễ.

Thi Yến Vi và Lý Lệnh Nghi cũng đứng lên, hành lễ.

Khác với những lần gặp riêng Thi Yến Vi, hôm nay Thẩm Kính An có vẻ hơi lúng túng. Tay phải y buông lỏng, nhưng tay trái lại siết thành nắm đấm nhỏ, đôi môi mỏng hơi nhếch lên, có vẻ như tai y cũng hơi đỏ.

Người trong cuộc thường u mê, kẻ bên ngoài sáng tỏ. Lý Lệnh Nghi không nhận ra điều gì, nhưng Thi Yến Vi lại nhạy bén nhận ra ngay.

Thẩm Kính An chuyển ánh mắt từ Lý Lệnh Nghi sang Thi Yến Vi, nửa đùa nửa thật: “Dạo này Nhị nương trông có vẻ tròn trịa hơn, chắc hẳn đồ ăn ở Tuyên Châu hợp khẩu vị, ngày nào cũng ăn thỏa thích nhỉ?”

Vừa nói, y vừa quay sang nhìn Lý Lệnh Nghi, như chỉ đang đơn thuần cảm ơn: “Cũng phải cảm tạ công chúa đã chiếu cố cháu gái ta suốt thời gian qua.”

Lý Lệnh Nghi mỉm cười: “Thẩm lang quân không cần khách sáo. Năm ngoái ở Biện Châu, lang quân đã giúp đỡ ta rất nhiều, đây chẳng qua là lễ đáp lại.”

Thi Yến Vi nghe hai người đối đáp, không khỏi tò mò về mối quan hệ của họ, liền hỏi: “Không biết a cữu và Lệnh Nghi gặp nhau thế nào?”

Thẩm Kính An ra hiệu cho hai nàng ngồi xuống tiếp tục chơi cờ, mình thì ngồi xuống một chiếc ghế đá gần đó, ra lệnh cho Úc Kim pha trà, rồi mới chậm rãi mở lời: “Hồi đó, a cữu tòng quân ở Tấn Châu đã nhiều năm, nhưng không ít lần bị những kẻ có bối cảnh thế gia cướp công, mãi chẳng lập được chiến công nào đáng kể, càng không nói đến việc được trọng dụng. Sau này, a nương của cháu mang theo cháu và Tam lang rời khỏi Tấn Châu. Mẹ cháu gửi thư về mẫu tộc, nhưng thư chưa mở đã bị đốt. A cữu không hay biết các người đi đâu, thêm vào tiền đồ mờ mịt, lòng tự nhiên nguội lạnh, nên mới rời Tấn Châu đến Trường An tìm cơ hội. Khi ấy, nghe nói công chúa Tuyên Thành được hoàng đế sủng ái, thường cứu giúp người khốn khó, a cữu liền mong được diện kiến. Nhưng mỗi ngày có hàng chục người cầu kiến, nên phải mười lần lui tới bên ngoài Diên Sinh quan mới được gặp. Công chúa nhẫn nại khuyên giải, giúp a cữu vực dậy tinh thần, còn ban cho ba quan tiền. Dựa vào số bạc ấy, a cữu từ Trường An đi đến Hứa Châu, gia nhập Võ quân, rồi nhờ chiến công mà được đương kim Thánh nhân chú ý, sau đó chuyển vào làm quân tiên phong Tuyên Võ, từng bước đạt tới vị trí hôm nay.”

“Những năm qua, a cữu luôn ghi nhớ ân đức của công chúa, mỗi năm đều đến núi Kính Đình thăm nàng. Năm ngoái, khi Thánh thượng mới đăng cơ, hai trấn Trấn Hải và Tuyên Hấp toan lợi dụng danh nghĩa triều trước để chiêu binh mãi mã, chiêu dụ cựu thần. A cữu kịp thời sai người đón công chúa về thành Biện Châu lánh nạn. Nhờ vậy mới có chuyện công chúa nhắc đến ân tình của a cữu vừa rồi.”

Thi Yến Vi chăm chú lắng nghe, đến mức không để ý quân cờ của mình đặt ở đâu. Lý Lệnh Nghi ngồi đối diện thấy vậy liền trêu chọc: “Âm Nương nghe đến nhập thần rồi, quên mất mình đang cầm quân trắng sao?”

Vừa nói, nàng vừa đặt xuống một quân đen, ăn được cả mảng lớn quân trắng.

Chừng một khắc sau, quân đen thắng.

Thi Yến Vi nhìn sâu vào mắt Thẩm Kính An, mỉm cười nhẹ nhàng: “Cháu không địch nổi Lệnh Nghi, a cữu giúp cháu gỡ lại có được không?”

Thẩm Kính An đón lấy ánh mắt nàng, nhận thấy dường như nàng đã nhận ra điều gì, liền không từ chối ý tốt của nàng.

Hai người giao đấu một hồi, trời đã chập choạng tối.

Thi Yến Vi tiễn họ ra đến cổng viện, thấy Thẩm Kính An và Lý Lệnh Nghi sóng vai rời đi, lòng thầm hiểu hắn đang tiễn nàng về.

Vài ngày sau, Thi Yến Vi quan sát hai người nhiều lần, càng thêm chắc chắn suy đoán trong lòng.

Ngày hưu mộc, Thẩm Kính An dậy sớm luyện công, Thi Yến Vi dùng xong bữa sáng liền đến thỉnh an.

Khi tỳ nữ lui ra pha trà, nàng thẳng thắn hỏi: “Có phải a cữu đã có tình cảm với Lệnh Nghi không?”

Thẩm Kính An vịn tay vào ghế thiền, không phủ nhận.

“Công chúa tâm đ*o kiên định, không muốn hoàn tục. A cữu tôn trọng tâm ý của nàng, không muốn nàng phiền muộn. Chỉ cần mỗi năm gặp được vài ngày như hiện tại, a cữu đã mãn nguyện. Huống chi, nay a cữu đã tìm lại được cháu. Nếu sau này cháu gặp được ý trung nhân, sinh vài ba đứa nhỏ, chỉ sợ a cữu sẽ bận rộn luôn tay.”

Thời thế hiện tại, người có quyền thế đa phần đều thê thiếp đầy nhà, thật hiếm ai như a cữu.

Thi Yến Vi cảm thán trong lòng. Nàng và Lương Thiển đều là linh hồn đến từ hiện đại, tự nhiên không muốn cưới gả làm thê tử ở nơi này. Chỉ là tiếc thay cho tấm chân tình của a cữu.

“A cữu chớ nói bừa. Cháu nào muốn cưới gả sinh con gì! A cữu chẳng hay biết sao? Nữ nhân khi sinh nở tựa như bước một chân vào quỷ môn quan. Khi xưa a nương mang thai con đã thân thể yếu nhược. Sau đó chỉ vừa quá ba mươi đã sớm lìa trần. Ai biết liệu có phải do việc sinh nở làm hao tổn nguyên khí không? Nếu a cữu thích trẻ con, sao không đến phường tế bần nhận nuôi vài đứa bé không còn cha mẹ?”

Khi xưa, lúc a nương mang thai Dương Duyên và nguyên thân, Thẩm Kính An đều không ở bên cạnh bà, nên y không thể biết rõ những hiểm nguy ấy. Dẫu vậy, trong số những nam nhân, y lại là người hiếm hoi biết lắng nghe và cảm thông. Nghe xong lời này của nàng, hồi tưởng lại dáng vẻ gầy yếu bệnh tật của a tỷ sau khi trở về nhà mẹ đẻ, y không khỏi tự trách mình vì đã lỡ lời.

“Quả thực là a cữu không hiểu nỗi khổ của nữ lang khi sinh nở. Hôm nay nghe Nhị nương nói thế, a cữu đã được khai sáng. Từ nay sẽ không hỏi đến chuyện hôn nhân của Nhị nương nữa. Nếu sau này Nhị nương muốn lập nữ hộ, a cữu cũng sẽ tôn trọng ý nguyện của Nhị nương.”

Thi Yến Vi nhìn y đối xử tốt với mình như thế, trong lòng chẳng khỏi dâng lên cảm giác áy náy. Bởi nàng nào phải Dương Sở Âm, mà chỉ là một linh hồn từ hiện đại, hoàn toàn không liên can gì đến y.

Nhưng rồi nàng tự nhủ, nếu nói ra sự thật chẳng phải chỉ khiến y thêm đau lòng? Nếu lỡ làm y kinh hãi, e rằng còn bị coi là yêu quái… Nghĩ kỹ lại, cuối cùng vẫn không nên nói thì hơn.

Một lúc sau, tỳ nữ mang trà nóng vào. Thi Yến Vi nhấp nhẹ một ngụm, rồi khẽ cười:

“A cữu này, hôm nay trời đẹp thế này, bờ sông Biện chắc hẳn rất náo nhiệt. Hay là người cùng cháu và Lệnh Nghi ra bờ sông dạo một vòng? Lệnh Nghi bảo năm ngoái ở Biện Châu có loại bánh hoa quế thơm ngọt vô cùng. Cháu cũng muốn thử xem sao.”

Được cùng người trong lòng tản bộ ngắm cảnh, Thẩm Kính An nào có thể từ chối.

Ba năm sau.

Thành Tuyên Châu.

Thi Yến Vi ôm một bé gái chừng hai tuổi bước lên xe ngựa trở về Biện Châu. Bên cạnh nàng vẫn là Úc Kim như thuở nào.

Lý Lệnh Nghi cũng đồng hành cùng nàng đến Biện Châu. Sau khi lưu lại đó vài ngày, nàng sẽ lên đường đến Yên Châu để gặp một cố nhân.

Gần đây, triều đình nước Ngụy không được yên ổn. Thế lực Đông Cung dần thất sủng, ngược lại, Khang vương ngày càng được thánh ân sủng ái. Hai phe thế lực tranh đấu quyết liệt, các đại thần trong triều buộc phải chọn đứng về một phía.

Thời gian dài, trong giới sĩ tộc quyền quý bắt đầu lan truyền tin đồn: Nhũ nhân họ Vương của Khang vương rất được lòng Thánh thượng, chính nhờ nàng mà Khang vương mới có được ân sủng. 

Chuyện chốn thâm cung thế này, vốn dĩ không thể vô căn cứ mà truyền ra.

Ba năm qua, Thánh thượng đắm chìm trong tửu sắc, sa đọa trong hưởng lạc. Dù quốc khố có phần khởi sắc, nhưng so với sự cần kiệm và chuyên cần của quốc quân nước Triệu, quốc khố Triệu quốc ngày càng thịnh vượng, khiến khoảng cách giữa hai nước càng thêm rộng lớn.

Ban đầu, Thẩm Kính An cùng một nhóm lão thần hết lòng can gián, tuy nhiên, sau nhiều lần nghe phải lời không lọt tai, Giang Tiều bắt đầu không còn nhẫn nại, hoặc là tảng lờ cho qua, hoặc là viện cớ bệnh không tiếp.

Ngày Thi Yến Vi đặt chân đến Biện Châu, đúng lúc cuối hạ đầu thu. Nắng trưa gay gắt, Úc Kim xuống xe trước, giương ô che nắng. Thi Yến Vi bế Dương Quân trong lòng, chậm rãi tiến vào phủ.