Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 40: Cung Hoa Thanh




Dưới ánh nến vàng cam, Thi Yến Vi bị ánh nhìn chằm chặp sắc bén như chim ưng của Tống Hành làm sống lưng lạnh toát, không khỏi tự trách vì đã lỡ lời, liền vội vã tránh đi rồi cúi đầu, nhỏ giọng bào chữa: “Thiếp nhất thời mê muội nên mới nói bừa, gia chủ đừng xem là thật. Nếu khiến gia chủ không vui thì thiếp xin nguyện chịu phạt.”

Tống Hành vốn chỉ muốn dọa nàng, thấy nàng có vẻ quẫn bách thì giãn mày, nâng ngón tay cái khẽ vuốt cánh môi hồng hào của nàng, chuyển sang trêu chọc: “Phạt nàng thì nên phạt ở đâu? Trong này hay là ở nơi khác?”

Nói xong còn không quên rũ mắt nhìn bụng dưới của nàng, ám chỉ không thể rõ ràng hơn.

Thi Yến Vi không thể chấp nhận được việc dùng cách kia để hầu hạ hắn. Nàng còn chưa từng trải qua với Trần Nhượng, ngay cả dùng tay Trần Nhượng cũng không nỡ phiền đến nàng.

Thôi thì cứ coi như là bị chó cắn, chỉ cần vượt qua tối nay thì việc có thể rời phủ hay không cũng không quan trọng. Nơi này không có nhiều người như ở biệt viện hành sơn để có thể luôn theo dõi nàng mọi lúc mọi nơi, nàng ở lại dạo quanh trong phủ, quan sát kỹ lưỡng, biết đâu lại lựa được thời cơ bỏ trốn. 

Nghĩ vậy nên Thi Yến Vi đứng dậy, mặt mày vô cảm cởi bỏ dây buộc trên nhu quần, đôi mắt trong veo nhìn thẳng vào hoa văn tông hoa in chìm trên vạt áo Tống Hành, dường như như đã biến thành con rối chỉ biết phục tùng theo mệnh lệnh chủ nhân.

“Gia chủ nói gì cũng được nhưng người khác nói thì lại không cho. Thiếp biết mình không thông minh, nhưng cũng không phải kẻ ngốc, những lời đêm đó gia chủ nói với thiếp trên lầu Càn Nguyên Môn ở thành Thái Nguyên, thiếp đều nhớ rõ mồn một.”

Thi Yến Vi dường như cảm thấy ấm ức, lại như đang trút giận trước mặt hắn, đôi mắt trong trẻo như đầm nước mùa đông rũ xuống cũng mất đi ánh sáng, khiến cõi lòng Tống Hành bỗng chốc trĩu nặng. 

“Chỉ định đùa với nàng chút thôi mà.” Tống Hành khẽ cười, làm giảm bầu không khí bức bách trong phòng rồi đè lên những ngón tay ngọc đang cởi bỏ mép váy của nàng, “Nương tử đã biết khát vọng của ta thì nên an tâm ở bên ta, lo gì không có tiền đồ tốt đẹp, nàng còn phải giúp a nương nàng tranh lấy danh hào phu nhân một nước.”

Thi Yến Vi nghe vậy, ngồi lại trên ghế nguyệt nha, nàng nắm chặt ống tay áo trầm ngâm một lát mới cất giọng đáp “Xưa nay thiếp không mấy để ý những thứ như vật ngoài thân, huống chi người chết như đèn tắt, lễ tang trọng thể đối với người đã khuất mà nói thì cũng không còn có ý nghĩa gì. Thiếp nghĩ, nếu a nương trên trời có linh thì càng muốn thấy thiếp được bình an hỉ nhạc.”

Tống Hành càng cảm thấy tâm trí nàng thực sự không giống như một nữ lang mới chỉ mười tám tuổi, hắn cúi đầu nhìn vào đôi mắt trong veo của nàng, như muốn nhìn thấu linh hồn cứng cỏi ẩn sâu dưới lớp vỏ yếu đuối, mở lời hỏi: “Nàng còn trẻ nhưng lại có cách nhìn thấu đáo như vậy. Cuộc sống vô dục vô cầu chưa từng cảm thấy nhàm chán lắm sao?”

Chỉ cần không phải cùng hắn làm chuyện đó thì Thi Yến Vi không sợ phải đối diện với hắn, nàng ngẩng cằm, ngước mắt nhìn hắn, bình tĩnh đáp: “Như thế nào là thú vị, như thế nào là không thú vị? Đối với thiếp mà nói, nếu có thể dùng đôi tay của mình đổi lấy tiền công, sống cuộc sống mình muốn mà không bị ai khác quản thúc, đó là thú vị. Nếu không có tự do, không thể sống theo ý mình, dù có bao nhiêu cẩm y hoa phục, vàng bạc châu báu nhưng bị quây nhốt trong lồng giam đẹp đẽ, phải ngửa mặt trông chờ vào người khác, làm trò tiêu khiển cho người khác thì vui vẻ thế nào được.”

Tống Hành chẳng nhẽ lại không đọc được hàm ý trong lời này của nàng, nhưng chỉ cho rằng nàng đã quá quen với cuộc sống thoải mái trong lồng, nên mới không biết những gian truân hiểm nguy bên ngoài không phải là điều mà một nữ lang mảnh mai như nàng có thể một mình đối mặt.

“Nương tử vốn là người biết chữ, từng đọc được không ít thi thư, vậy ta hỏi nàng, trên đời này liệu có sách thánh hiền nào lại dạy nàng đạo lý hồ đồ này không? Xem ra là do bình thường nàng đã đọc quá nhiều loại tạp văn nhảm nhí. Ngày mai ta tiến cung thuật chức, nương tử ở lại trong phủ chép “Nữ Giới” và “Nữ Luận Ngữ” mỗi cuốn mười bản, sau này về lại Thái Nguyên cũng không được xem thoại bản vô bổ nữa, trước tiên học thuộc được tứ thư mới là điều quan trọng.”

Bảo nàng chép sách đã đành, giờ còn muốn nàng đọc thuộc tứ thư, dùng luân lý cương thường của nhà Nho để ràng buộc tư tưởng nàng, nếu hắn thực sự tôn sùng những thứ này thì đáng ra nên toàn tâm toàn ý trung thành với triều đình và Thánh nhân, nào có dã tâm đoạt thiên hạ. 

Tối nay nàng đúng là ngớ ngẩn nên mới vọng tưởng cùng hắn đàm luận tự do và trói buộc, đây chẳng phải là cầm dao đâm vào tim hắn, làm trái với thân phận bị hắn thuần hóa đó sao?

Nhẽ ra nàng nên giữ sự bình tĩnh, trước mặt hắn phải tỏ ra ngoan ngoãn và biết điều hơn mới đúng. Sao lại đi nói những lời khiến khiến hắn đề cao phòng bị, đúng là bị mỡ heo làm mờ mắt, đầu óc mê muội cũng không chừng.

Thi Yến Vi nghĩ đến đây thì cõi lòng như quả cà úng nước, nhưng ngoài mặt vẫn làm ra vẻ ỉu xìu mềm giọng cầu xin, miễn cho Tống Hành nhận ra nàng chỉ đang giả bộ vâng lời, nhận lỗi cho qua chuyện mà thôi.

“Gia chủ muốn phạt thiếp chép sách, thiếp không dám không nghe. Gia chủ muốn thiếp đọc thuộc tứ thư, thiếp cũng không dám lơ là, nhưng thiếp vẫn còn thời gian rảnh để làm việc khác, gia chủ đừng cấm thiếp đọc thoại bản có được không?”

Thi Yến Vi vừa dịu dàng nói, vừa vươn nhu đề trắng nõn thon dài kéo tay áo Tống Hành, đôi mắt nàng ánh lên vẻ nhu mì, lo lắng và một chút chờ mong, như một chú hươu non lạc lối trong rừng rậm, cảnh tượng này khiến trái tim Tống Hành như tan chảy, máu nóng cả người dường như cũng sôi trào. 

“Nương tử ngoan, đêm nay là nàng chủ động trước.” Tống Hành khẽ tách những ngón tay mềm mại của nàng ra khỏi ống tay áo, mười ngón đan xen vào nhau thật chặt, khóe môi gợn lên ý cười, “Nếu nàng đã rộng lượng với người khác như vậy thì ngại gì ban phát một ít cho riêng ta, giúp ta thoát ly biển khổ.”

Dứt lời, bàn tay nhỏ bé còn lại của nàng bị hay nắm lấy, chạm vào thắt lưng ngọc điệp tiệp trên hông, đầu ngón tay truyền đến xúc cảm lạnh lẽ của ngọc thạch kim khấu. 

Ngoài cửa sổ, vạn vật đã chìm sâu vào tĩnh mịch, một cơn gió bấc bỗng quét qua, làm lay hàng trúc phượng vĩ cao vút trồng trong viện, phát ra những tiếng ì oạp như sóng vỗ. 

Lòng bàn tay của Thi Yến Vi chợt ấm lên, lông mày như dãy núi xanh biếc hơi cau lại, ngây người mặc cho Tống Hành điều khiển bàn tay nàng.

Như sóng biển êm dịu vỗ từ từ vào mỏm đá ngầm dưới bãi cát, báo hiệu một đợt mưa rền gió dữ sắp ập đến. 

Chẳng mấy chốc, áo bào Tống Hành đã rơi đầy trên đất, xiêm y của Thi Yến Vi cũng chẳng còn vẻ đoan chính như lúc đầu. 

Toàn bộ những vật đang đặt trên bàn dài đều bị Tống Hành tiện tay quét rơi xuống đất, hắn ôm Thi Yến Vi đặt lên mép bàn rồi cúi xuống hôn lên phiến môi non mềm màu hồng nhạt của nàng. 

Thi Yến Vi cảm nhận được đêm nay hắn quả thực dịu dàng và từ tốn hơn rất nhiều, nhưng nàng vẫn không thực sự cảm thấy thoải mái. Nàng bám lấy cánh tay vì dùng sức mà căng phồng lên, ngón tay bấu mạnh vào bắp thịt trên cánh tay hắn. 

Dưới bầu trời phủ đầy mây đen, tiếng sóng biển tấp vào bờ vẫn vang vọng bên tai Thi Yến Vi, nàng khẽ nhíu mày, giống như con thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt biển cuồn cuộn sóng, không tìm được lối để thoát ra. 

Tống Hành quấn quýt không rời, si mê hôn nàng từng chút một, thời điểm tách ra khỏi cánh môi nàng đã không nằm trong tầm khống chế, mãi đến nghe được những tiếng nấc nghẹn thoát ra từ cổ họng mới ôm nàng đứng dậy.

Móng tay Thi Yến Vi khảm vào da thịt hắn, nàng mở môi đỏ như chu sa, hận không thể cắn chết hắn ngay lúc này. 

Không bao lâu sau, Tống Hành rũ mắt, nhìn búi tóc tán loạn cùng cần cổ trắng nõn, hắn dùng ngón tay lau đi vệt nước mắt nơi khóe mắt nàng, hỏi: “Nương tử ngoan sao nàng lại khóc, nàng thật sự là làm bằng nước đúng không? Kim châu ngọc lộ làm ta hoang mang không biết là nàng vui thích hay vẫn đang khổ sở.”

Thi Yến Vi từ từ ngước mắt nhìn về phía hắn, hốc mắt đỏ ứng, nghẹn ngào nói nàng hơi đau bụng. 

Tống Hành nghe thấy, mặc dù có phần mủi lòng nhưng tên đã lên dây sao có thể không bắn, chỉ còn cách ôm chặt nàng, cúi đầu ghé sát vào tai nàng, dùng giọng điệu dịu dàng nhất có thể để tận lực trấn an rằng hắn sẽ làm nhanh nhất có thể.

Nói rồi đi vào phòng, cẩn thận đặt nàng lên chăn gấm, cúi xuống, miễn cưỡng làm nốt mọi việc. 

Thi Yến Vi ấn xuống huyệt vị để những thứ ô uế kia chảy ra, dùng lòng tay nhẹ nhàng xoa bụng nhưng cảm giác đau nhức vẫn còn đang âm ỉ.

Tống Hành lông mày nàng nhăn thành hình chữ xuyên (川), đôi môi đỏ thắm cũng mím chặt, như thể còn đang vận sức tự cắn môi xuống thì hiếm hoi lắm mới chịu xuống nước hạ mình.

“Vừa rồi là ta không tốt, nương tử đừng cắn môi nữa, không bằng cắn tay ta trút giận có được không?”

Vừa nói vừa đưa cánh tay mồ hôi nhẫy nhụa ra, hiệu cho nàng cắn. Thi Yến Vi liếc nhìn hắn với vẻ chán ghét, thẳng thừng từ chối, khuôn mặt nhỏ nhắn trắng trẻo ửng hồng quay sang một bên chôn vào gối mềm, không thèm để ý gì nữa.

Tống Hành thấy vậy, lập tức ủ rũ như đứa trẻ vừa mắc lỗi, hậm hực gọi người đưa nước vào. Hắn giúp Thi Yến Vi thu dọn sạch sẽ rồi thoa thuốc, sau đó lại tự mình đi vào phòng tắm lấy kha tử màu hồng cánh sen thêu hải đường trên giá áo xuống nắm trong tay, cố gắng phóng thích hết ra, xong xuôi mới tắm lại bằng nước lạnh.

Đợi hắn mặc trung y, tiết khố hoàn tất, về tới chính phòng thì lại thấy ấn đường Thi Yến Vi nhíu chặt, hai bàn tay nhỏ bé vẫn đang đặt chồng lên bụng, ngủ không an ổn.

Tống Hành sợ đánh thức nàng, tay chân nhẹ nhàng chui vào, hắn gỡ tay nàng ra, dùng bàn tay to của mình đặt lên trên, ôm nàng trong vòng ngực ấm áp như lửa. Lúc này hắn mới kinh ngạc nhận ra, bụng nàng thậm chí còn không to bằng bàn tay hắn, yếu ớt như thế thì làm thế nào để hoài thai đứa nhỏ. Hắn chợt nghĩ nhất định phải bồi dưỡng nàng thêm một khoảng thời gian, tích thêm chút thịt nữa mới được.

Thi Yến Vi nằm trong chăn gấm vốn rất sợ lạnh, được hắn ôm chặt liền thấy ấm áp hơn không ít, bỏ qua nỗi sợ dành cho hắn mà dịch người lại, xua đi hàn khí quanh người. 

Tốn Hành hiếm khi thấy nàng chịu nhích lại gần thì chỉ hận không thể bọc lấy cả người nàng, miệng như nuốt mật, trái tim cũng ngọt ngào theo. 

Đêm ấy, Tống Hành ôm nàng cùng ngủ. 

Sáng sớm hôm sau, Thi Yến Vi bị cơn đau truyền đến từ bụng dưới đánh thức, Tống Hành nằm cạnh đã rời đi từ lúc nào. 

Cảm giác ấm nóng quen thuộc rơi xuống bụng dưới, Thi Yến Vi đương nhiên nhận ra đó là dấu hiệu gì, theo bản năng đứng dậy muốn vào phòng thay y phục.

Tỳ nữ mặc áo xanh đứng dưới mái hiên động tĩnh trong phòng liền đẩy cửa bước vào, cung kính dò hỏi: “Nương tử đang muốn đứng dậy rửa mặt?”

Thi Yến Vi không cảm thấy có gì không ổn, thản nhiên hỏi trong phủ có chuẩn bị sẵn đai nguyệt sự không, tỳ nữ kia liền gật đầu đáp rằng: “Tháng trước nô tỳ đã may mới hai đai nguyệt sự nhưng lại bằng chất vải thông thường, nương tử cứ lấy dùng trước, giờ nô tỳ sẽ bẩm báo quản gia, đến khố phòng dùng tơ lụa và vải bông làm thêm một ít cho nương tử.”

“Vậy cám ơn nữ lang.” Thi Yến Vi nói cảm ơn xong thì kiên nhẫn đợi nàng đi lấy đai nguyệt sự.

Ăn sáng xong, Thi Yến Vi nằm nghiêng trên giường đất chép sách, cơn đau như dao cắt càng lúc càng dữ dội, mới chép được mỗi một lượt mà đã khiến nàng toát mồ hôi lạnh, tay chân lạnh ngắt.

Đến trưa, Tống Hành từ hoàng cung quay về thì đã thấy Thi Yến Vi đang cuộn mình nằm giường La Hán, mồ hôi rịn dày đặc trên trán. 

Những dòng chữ cuối cùng trên giấy Tuyên Thành được viết xiêu xiêu vẹo vẹo, có lẽ là do cổ tay nàng đã không còn đủ sức lực. 

Tống Hành thấy nàng đã thành ra thế này thì không còn tâm trí nào để quan tâm đến việc chép phạt của nàng, hắn vội vàng bế nàng lên ôm vào lòng, cau mày kiếm hỏi: “Đã uống thuốc một thời gian rồi sao vẫn còn đau thế này?”

Thi Yến Vi mặt mày ảm đạm, sắc môi trắng như tờ giấy, sợ hắn phát hiện ra mình không uống thuốc đầy đủ liền gắng gượng lấy lại tinh thần, hữu khí vô lực đáp: “Hồi trước thiếp uống nhiều lương dược, trong mười ngày đi đường lại không dùng đến thuốc, đêm qua gia chủ lại muốn thêm lần nữa nên giờ đau cũng là dễ hiểu thôi.”

Chậu than bằng đồng họa tiết hoa điểu đang được đốt than ngân sương thượng hạng, ngọn lửa đều đều tỏa ra hơi ấm, bàn gỗ hoa lê bên cạnh lại đặt lò hương tráng men ngọc bích, bên trong được đốt uất kim hương, mùi hương thanh tân đạm nhã lan tỏa đến từng ngóc ngách trong gian phòng. 

Nhưng lửa than ấm áp không xua nổi cảm giác lạnh lẽo khắp tứ chi bách hài của Thi Yến Vi, mùi hương kia cũng vì thế mà trở nên thừa thãi, thậm chí còn khiến nàng cảm thấy hơi chóng mặt.

Thi Yến Vi dời ánh mắt nhìn về phía hắn, phiến môi nhợt nhạt hơi cong lên, mở miệng dò hỏi: “Gia chủ tắt hương đi có được không?”

Tống Hành nhớ lại đêm qua nàng đã bảo là mình đau bụng nhưng hắn lại cho là nàng vô dụng nên mới không chịu nổi, thậm chí còn chưa từng để ý đến nguyên do, tóm lại đều là hắn đuối lý trước. 

“Được.” Giọng điệu Tống Hành khi trả lời nàng nghe cực kỳ dịu dàng, Thi Yến Vi suýt nữa đã tưởng rằng mình nghe nhầm, nàng kinh ngạc ngẩng đầu nhìn về phía hắn thì thấy ánh mắt hắn quá đỗi nhu hòa, tâm trạng ủ dột chợt dấy lên một tia bất an.

Quả nhiên, hắn càng lúc càng không thể rời xa nàng.

Nàng cần phải nghĩ cách thoát khỏi hắn ngay trên đất Trường An, nếu lại theo hắn quay lại Thái Nguyên thì e khó mà trốn đi được.  

Tống Hành cẩn thận buông nàng ra, vòng sau bình phong tắt lư hương đang đốt uất hương rồi ra ngoài lệnh Chung mụ thỉnh y sư đến giúp nương tử kê đơn thuốc. 

Chung mụ gật đầu cho biết bà đã mời nữ y công đến xem, vị kia cũng đã kê thuốc giảm đau và bổ huyết ích khí cho nương tử. 

Lúc này Tống Hành mới thoáng yên tâm, quay lại phòng tiếp tục sắm vai lò sưởi trước mặt Thi Yến Vi

Chung mụ gõ cửa đưa thuốc vào, thấy cảnh nương tử nằm trong lòng gia chủ thì bị dọa đến sợ hãi, vừa để lại chén thuốc đã vội vàng rút lui ra ngoài theo ánh mắt ra hiệu của Tống Hành, lại còn dặn dò đám tỳ nữ đang đứng dưới mái hiên không cần phải đi vào phụng dưỡng.

Tống Hành kiên nhẫn dỗ nàng uống thuốc xong thì ở lại cùng nàng suốt một ngày, đêm đến ôm nàng cùng ngủ, đến giờ Mẹo ngày hôm sau mới rời phủ, tiến cung bái kiến Thánh nhân.

Thi Yến Vi uống thuốc hai ngày, đến ngày thứ ba đã cảm thấy dễ chịu hơn, vì Tống Hành không yên tâm khi để nàng ở lại phủ một mình nên đã lệnh để Phùng Quý cũng lưu lại. 

Đầu óc Phùng Quý cũng chẳng kém cạnh gì so với chủ tử hắn, không biết đã “lôi kéo” người kia làm biết bao chuyện khuất tất sau lưng nàng… Thi Yến Vi đã sớm nhìn thấu đôi chủ tớ nhà này nên sau khi hao tâm tổn sức tìm cách đuổi hắn đi thì chỉ dắt theo tỳ nữ khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi, tản bộ trong vườn của quý phủ.

Hai người vào vườn đi về hướng nam, chỉ thấy mặt hồ sóng gợn lăn tăn, làn nước màu ngọc bích lấp lánh ánh kim dưới ánh mặt trời chói chang, cạnh đó là tòa lầu tứ giác với mái ngói vểnh cao, đình nghỉ chân nổi trên mặt nước, mái hiên treo đầy chuông đỏ, sau đình là hòn giả sơn cao bằng hai thân người, phủ đầy dây leo thường xanh như bệ lệ, tử đằng, kim ngân cùng nhiều loại thực vật xanh tươi khác. 

Về phần hòn giả sơn kia dẫn về nơi nào thì Thi Yến Vi chưa thể nhìn rõ. 

Thi Yến Vi nhấc nhẹ đuôi váy bước lên cầu đá đi về ngôi đình, vừa bước vào đình, còn chưa kịp cởi áo choàng ra thì đã thấy nàng ngồi dựa vào lan can, hà hơi rồi xoa hai lòng bàn tay vào nhau, nghiêng đầu nói với tỳ nữ: “Vừa rồi đi vội quá làm ta quên mất lò sưởi cầm tay Chung mụ đã đốt sẵn để trên bàn, phiền tiểu nương tử quay về một chuyến để lấy giúp, ta còn muốn đi dạo vài nơi khác.”

Tỳ nữ kia tên là Oanh Nhi, theo Chung mụ rời Thái Nguyên đến Trường An khi mới mười hai tuổi, thời điểm đó nàng chưa từng chân chính hầu hạ chủ tử, lúc đặt chân đến đây thì chủ tử lại ở tận phương xa nên không để ý đến chuyện vụn vặt này âu cũng là lẽ thường, nghe Thi Yến Vi nói thế thì nhận ngay đó là sai lầm của mình rồi rối rít tạ lỗi trước mặt Thi Yến Vi.

“Là lỗi của nô tỳ trước khi ra ngoài đã quên không kiểm tra kỹ lưỡng những thứ nương tử phải mang theo, không sao đâu, nương tử hãy chờ ở đây, nô tỳ sẽ đi nhanh rồi về.”

Thi Yến Vi dõi theo bóng dáng Oanh Nhi đang dần mất hút, khép lại áo choàng bằng vải gấm trên người rồi đứng dậy, đi thẳng về phía hòn giả sơn thì đằng sau là một hành lang dài. 

Thi Yến Vi đi men theo hành lang, rẽ phải đi thêm vài chục bước rồi leo lên một con dốc nhỏ, mơ hồ nhìn thấy cách đó không xa là một cánh cửa hông được gài then khá kỹ.

Thi Yến Vi còn chưa kịp lại gần cửa hông kia thì một gã sai vặt không biết từ đâu bỗng đột nhiên xuất hiện, cúi thấp người hành lễ rồi chặn ngang lối đi của nàng, nói năng một cách quy củ: “Nương tử, phía trước là viện tử bỏ hoang đã lâu, thực sự không có gì đáng xem. Về phần cánh cổng này, gia chủ có lệnh: thời gian này dù là ai cũng không được tự tiện rời phủ mà phải trình đối bài trước thì mới được phép thông qua. Hơn nữa, bên ngoài mỗi cổng đều được bố trí hai viên lính gác, nếu nương tử đường đột đến gần, để lính gác bên ngoài nghe thấy tiếng động rồi đề cao cảnh giác, đi vào chất vấn thì chẳng phải sẽ làm kinh sợ đến nương tử đúng không?”

Hắn đã nói thế nên đương nhiên Thi Yến Vi không thể tiếp tục đi về phía trước, lập tức sa sầm nét mặt, phẫn nộ trở về theo lối cũ. 

Trong ngoài cổng đều có người canh chừng nên lén lút ra ngoài chắc chắn là không khả thi, chỉ còn cách cầu xin Tống Hành cho phép mình rời phủ thì may ra mới có hy vọng.

Thi Yến Vi vừa rảo bước trên đường vừa không ngừng nghĩ về chuyện bỏ trốn, chẳng biết từ lúc nào mà đã quay lại trước hòn giả sơn. Giọng nói nữ lang có phần nôn nóng chợt truyền tới từ đằng trước: “Nương tử vừa đi đâu vậy? Nô tỳ không thể tìm thấy người.”

“Mùa đông rét mướt ngồi mãi trong đình quả thực không chịu nổi nên mới ra ngoài đi đi lại lại.” Thi Yến Vi không giỏi nói dối nên đành mỉm cười để xoa dịu sự căng thẳng trong lòng, cố gắng giữ vẻ bình tĩnh để giải thích.

Tỳ nữ kia còn nhỏ nên tính tình cũng hết sức đơn thuần, nghe nàng nói thế cũng không nghi ngờ gì thêm, nhanh mồm nhanh miệng nói: “Vừa rồi Chung mụ có dặn nô tỳ không được để nương tử rời khỏi tầm mắt, ngồi một mình trong đình, nô tỳ mới nhận ra có gì đó không đúng, vội vàng lấy lò sưởi xong rồi quay lại; nào ngờ tìm xung quanh thủy tạ hai lượt rồi vẫn không thấy bóng dáng nương tử đâu, người hại nô tỳ lo lắng gần chết.”

Thi Yến Vi không đề cập đến việc đã nhìn thấy cửa hông, vươn tay nhận lấy lò sưởi rồi viện bừa một cái cớ hợp lý trước khi bỏ sang chỗ khác.

Trong kinh thành, công vụ triều đình hết sức phức tạp, mỗi ngày Tống Hành đều đi sớm về muộn, ngày thứ năm sau khi kỳ nguyệt sự của Thi Yến Vi chấm dứt, Tống Hành mới có chút thời gian nhàn rỗi, hồi phủ từ giờ Dậu nhị khắc.

Ngoài cửa sổ sắc trời vẫn còn sáng rõ, Tống Hành kéo Thi Yến Vi vào lòng, rũ mắt nhẹ giọng hỏi thân thể nàng đã hồi phục tốt chưa. Thi Yến Vi cực chán ghét vì trong đầu hắn toàn những chuyện hư hỏng nhưng lại chẳng thể phát tác, liền nhẹ nhàng lắc lắc đầu, nhỏ nhẹ nói: “Giờ đã tốt hơn nhiều nhưng đêm qua vẫn còn thấy hơi đau, chắc phải ngày mai mới khỏe hẳn được.”

Tống Hành cầm một lọn tóc xanh của Thi Yến Vi thưởng thức trong tay như đang đùa nghịch một mảnh lụa mềm, giọng nói mang theo ý cười: “Nguyệt sự của nương tử tháng này đúng là vừa khéo. Hôm nay Thánh thượng vừa hạ chỉ đến Ly Sơn săn bắn, nương tử đã khỏe hẳn rồi thì ngày mai cùng đi với ta đi.”

Thi Yến Vi vòng tay quanh cổ hắn, ngồi dậy nhìn thẳng hắn bằng ánh mắt trong veo sóng sánh đưa tình, dáng vẻ có phần trách móc: “Thiếp đương nhiên nguyện ý theo gia chủ đi Ly Sơn nhưng từ lúc gia chủ vào kinh thì luôn bận rộn công vụ, không có thời gian để cùng thiếp đi xem tháp Đại Nhạn, không bằng cho thiếp tự do rời phủ mỗi ngày, dạo chơi vài ba canh giờ ở thành Trường An có được không?”

Bỗng một cơn gió nhẹ mang theo hơi lạnh ùa vào, thổi bay lọn tóc còn chưa được búi lên của Thi Yến Vi, mùi hương nữ nhi trang nhã trên người nàng cùng mùi hoa sơn chi nhàn nhạt chợt truyền thẳng vào mũi Tống Hành.

Sợi tóc ấy chạm vào mặt Tống Hành, khiến hắn cảm thấy ngứa ngáy. Cơn ngứa khiến tinh thần hắn trở nên rối loạn, suýt nữa thì không kiềm chế nổi mà giam chặt cả người nàng.

Tống Hành cố gắng áp chế lửa nóng trong người, thuận tay nắm cằm Thi Yến Vi, ngón tay nhẹ nhàng vuốt nhẹ, mỉm cười dịu dàng đáp: “Còn phải ngày mai nương tử định biểu hiện thế nào.”

Lời còn chưa nói hết đã khiến Thi Yến Vi không khỏi khó hiểu, nàng chăm chú nhìn hắn rồi hỏi:

“Gia chủ muốn thiếp làm gì?”

Tống Hành nhàn nhã buông cằm nàng ra, dùng tay vuốt tóc dài đến eo của nàng, dáng vẻ úp mở nhưng lại đáp bằng giọng điệu bình thản: “Ngày mai nương tử sẽ rõ.”

“Gia chủ…” Thi Yến Vi còn muốn hỏi thêm nhưng đã bị Tống Hành dùng nụ hôn không thể kháng cự để chặn lại toàn bộ những lời còn chưa kịp nói ra.

Tống Hành ôm chặt nàng, không ngừng hôn sâu, lưỡi dài thăm dò đi vào khiến Thi Yến Vi gần như không thể thở nổi, mặt mũi đỏ bừng.

Chẳng biết từ khi nào, Thi Yến Vi đã thấy tuyết phù (ngực) chợt lạnh, kha tử bị Tống Hành cởi ra nhét vào trung y, tiếp theo là bàn tay đầy những vết chai mỏng vươn tới.

Tống Hành ôm nàng làm loạn một lúc rất lâu, cho đến khi Thi Yến Vi cảm thấy đói đến mức không thể chịu đựng nổi, nhiều lần mềm giọng van xin thì khó khăn lắm hắn mới chịu dừng lại, gọi người vào chuẩn bị cơm nước.

Đêm đó, Tống Hành ôm Thi Yến Vi mặc nguyên y phục mà ngủ.

Sáng sớm hôm sau, khi tia sáng ấm áp của ngày mới chiếu vào, Thi Yến Vi mở to đôi mắt nhập nhèm buồn ngủ, nhìn trướng mỏng in hoa văn phương thăng rũ xuống từ trên đỉnh màn, che đi ánh sáng chói mắt.

Trong chăn thực sự quá nóng, lúc này Thi Yến Vi sau lưng còn một người khác, nàng hơi vén một góc chăn lên, hít thở cho thoáng. 

“Nương tử đã ngủ đủ chưa?” Tống Hành vừa nói vừa đặt bàn tay to lên gò má ấm áp hơi ửng đỏ của nàng.

Thi Yến Vi quay lưng về phía hắn nên có thể thoải mái thể hiện vẻ mặt chán ghét, nàng không hề khách khí, vung tay gạt bàn tay của Tống Hành ra, cất lời nhắc nhở: “Không phải hôm qua gia chủ nói với thiếp là hôm nay phải đến Ly Sơn sao?”

Tống Hành cười cười, làm như vô tội, không biết xấu hổ mà đáp: “Còn sớm mà.”

Vừa lúc đó, một bóng người hiện lên ở cửa sổ. Người nọ đứng dưới mái hiên, nghe thấy tiếng động rất nhỏ trong phòng thì dừng lại suy nghĩ một lát rồi cất bước xuống bậc thềm canh chừng, không cho ai khác tới gần.

Hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau, Tống Hành mới gọi người đưa nước vào.

Khi Chung mụ bưng nước nóng vào phòng thì Thi Yến Vi đã xấu hổ đến mức vùi mặt vào chăn, cả người co rúm lại núp sau bóng lưng tráng kiện của Tống Hành, rõ ràng đang cực kỳ lúng túng.

Tắm rửa chà xát mát non nửa canh giờ rồi đến rửa mặt chải chải tóc, ăn sáng xong, Thi Yến Vi đeo mạng che mặt lên đầu, chuẩn bị ra ngoài.

Tống Hành tiến lên bế ngang người nàng, kề sát vào tai nàng nói nhỏ: “Nương tử vừa phải biểu hiện như hồi này nên vẫn nên ít đi lại thôi, lát nữa cưỡi chung ngựa với ta là được.”

Thi Yến Vi đối với sở thích đặc biệt của hắn chỉ biết cười khẩy, không thèm đáp lại.

Phùng Quý thoáng nghiêng đầu nhìn đồng hồ nước thanh đồng trên án, khéo giục Tống Hành đã đến giờ lên đường.

Hai chữ “Tấn Vương” lọt vào tai, suýt nữa thì Thi Yến Vi đã nghĩ là mình nghe nhầm. Từ trước đến nay nàng chỉ biết tước vị của Tống Hành là Định Bắc Hầu, đảm nhiệm tiết độ sứ tam trấn, nhưng giờ Phùng Quý lại gọi hắn là “Tấn Vương”, đúng là kỳ lạ.

Tống Hành “ừ” một tiếng đáp lại, ôm Thi Yến Vi bước ra ra khỏi cửa rồi đi thẳng đến cổng phủ, đặt Thi Yến Vi ngồi trên lưng ngựa.

Thi Yến Vi ôm một bụng nghi ngờ, u mê không hay biết Tống Hành đã lên ngựa thế nào, rồi giơ roi thúc ngựa đi ra sao.

Tiếng gió vù vù lọt vào tai, vó ngựa phi nước đại như điên khiến nàng khó lòng không cảm thấy căng thẳng, theo bản năng trốn vào lồng ngực Tống Hành, dựa vào đó tìm kiếm cảm giác an toàn.

“Đừng sợ, nương tử. Có ta ở đây, nhất định sẽ không để nàng gặp bất kỳ nguy hiểm nào.” Tống Hành lên tiếng trấn an nàng, vòng tay rắn chắc ôm chặt lấy nàng, khiến nàng cảm thấy an tâm hơn.

Núi Ly Sơn chỉ cách Trường An chừng bảy mươi dặm, cưỡi ngựa nhanh thì chỉ mất khoảng hai khắc đồng hồ. 

Tống Hành nhớ lần đầu tiên cưỡi ngựa, Thi Yến Vi đã sợ đến mức nào nên cố ý giảm chậm tốc độ, đi trọn ba khắc đồng hồ mới đến dưới chân núi Ly Sơn.

“Nương tử, nàng vẫn ổn chứ?” Tống Hành quan tâm hỏi.

Thi Yến Vi khẽ gật đầu, lúc này Tống Hành mới yên tâm, xuống ngựa lấy túi nước từ tay Phùng Quý đưa cho Thi Yến Vi. Thi Yến Vi nhận lấy, vừa định vén lớp sa mỏng uống vài ngụm làm dịu cổ họng khô rát thì bỗng nghe giọng nam già nua từ phía sau vang lên.

“Nhoáng một cái đã ba năm không gặp, Tấn Vương vẫn khỏe chứ?”

Người tới là Tuyên Võ tiết độ sứ Giang Tiều vừa qua tuổi năm mươi. Ông ta có nước da vàng vọt, gương mặt to bè, mắt to hơi lồi, mũi thẳng râu dài, cao gần sáu thước, nhìn từ ánh mắt đã toát lên khí thế uy nghi của bậc bề trên. 

Dưới ánh nắng mùa đông, Tống Hành thản nhiên quét mắt nhìn lướt qua bạch y lang quân khoảng chừng ba mươi tuổi đang đứng cạnh Giang Tiều rồi chuyển mắt nhìn về cung Hoa Thanh đằng xa, ung dung mở miệng đáp: “Đa tạ Ngụy Vương quan tâm, mỗ vẫn khỏe.”

Giang Tiều khẽ cười, lời nói có vẻ ý vị thâm trường: “Mấy năm gần đây Tấn Vương liên tiếp lập được kỳ công, cũng là kỳ tài hiếm có, so với phụ thân ngài thì đúng là trò giỏi hơn thầy.”

Tống Hành chẳng lẽ lại không nhận ra Giang Tiều này cố tình nhắc tới cha hắn là vì muốn hắn không được thoải mái, nhưng ở đây đông người phức tạp, hắn không tiện khó chịu ra mặt liền lái sang chuyện khác, khách sáo thêm hai câu, cuối cùng xem đây như chốn không người, bế Thi Yến Vi từ trên lưng ngựa xuống, nhanh chóng rời khỏi. 

Vị lang quân mặc áo trắng dõi mắt theo bóng dáng Thị Yến Vi hồi lâu, trong đầu chợt hiện lên cảnh tượng khi còn sống ở Tấn Châu nhiều năm trước, trong lòng thấy thân quen một cách đầy khó hiểu, mãi đến khi nàng được Tống Hành ôm xuống từ lưng ngựa, y mới từ từ lấy lại tinh thần.

Giang Tiều nhìn bóng lưng Tống Hành sóng vai với nữ lang cùng rời đi, quay đầu thấp giọng hỏi: “Tri Dật, ngài có thấy gì kỳ lạ không?”

Thẩm Kính An trầm ngâm một lúc, chậm rãi mở miệng đáp: “Mỗ nghe nói Tấn Vương năm nay hai mươi sáu tuổi nhưng chưa cưới vợ, cũng chưa từng có thiếp thất hay thông phòng, hôm nay lại xử sự chu đáo với nữ lang kia như vậy, quả là làm người ta phải kinh ngạc.”

Giang Tiều nghe y nói thế, lạnh lùng thu hồi ánh mắt, siết chặt dây cương, dẫn theo đoàn người lên núi Ly Sơn săn bắn.

Trên thảo nguyên rộng bao la, Tống Hành kiên nhẫn dạy Thi Yến Vi cưỡi ngựa, Thi Yến Vi nhát gan sợ ngã nên không dám tự mình cưỡi ngựa, Tống Hành lại không chịu buông tha nàng, tận tình chỉ dẫn một lúc lâu thì nàng mới dám giơ roi, để ngựa đi nước kiệu. 

Đến buổi trưa, Thi Yến Vi đã hơi thấm mệt, cẩn thận từng chút một muốn nhảy xuống lưng ngựa, nhưng nàng còn chưa kịp đứng vững, Tống Hành đã đi tới đón, dắt tay nàng nói: “Nương tử học cũng không tồi, luyện tập thêm ba đến năm ngày nữa thì sẽ học được thôi.”

Thị Yến Vi thờ ơ gật đầu, miễn cưỡng đuổi theo bước chân hắn rời khỏi Ly Sơn, đi về cung Hoa Thanh.

Lúc này, trong chính điện đã tụ tập không ít người, thấy Tống Hành bước vào thì vội vàng đứng dậy nghênh đón.

Tống Hành đón lấy những ánh mắt hoặc là cung kính, hoặc là kiêng kỵ ghen ghét, đi thẳng đến trước mặt vị Thánh nhân chỉ mới mười bảy tuổi, thong thả hành lễ.

Vị thiếu niên lang ngồi trên ngai vàng có vẻ ngoài nho nhã, thấy cả Tống Hành lẫn Giang Tiều đều mang khí thế bức người, hết sức uy nghiêm, trong khi bản thân cậu chỉ do cung phi cấp thấp sinh ra, được sĩ tộc lão thần nâng đỡ làm một hoàng đế bù nhìn nên đã dưỡng thành tính tình nhu nhược dễ bắt chẹt, lúc đối diện với Tống Hành thì không dám nhìn thẳng vào mắt hắn mà chỉ rũ mắt, nhẹ giọng nói: “Tấn Vương mau mau bình thân.”

Thị Yến Vi cách lớp mạng che mỏng nhìn vị Thánh nhân mặt như quan ngọc, cảm thán rằng nếu ở hiện đại thì vào độ tuổi này, cậu bé mới chỉ là một học sinh lớp mười hai, nhưng ở đây lại phải gánh trên vai một triều đại lung lay sắp đổ cùng một đất nước chìm trong chiến loạn triền miên, có lẽ đêm đến cũng chẳng thể ngủ yên được.

Khi nàng đang mải suy nghĩ thì lại chợt nghe Tống Hành đang đứng cạnh xoay sang, thản nhiên nói với đám người đang lục đục hành lễ: “Chư vị không cần đa lễ.”

Lời vừa dứt, đám người đang thi nhau chắp tay trước ngực trong yến tiệc mới dám từ từ duỗi thẳng sống lưng.

Thị Yến Vi bị bầu không khí của nơi mà tôn ti cấp bậc được tuân thủ một cách nghiêm ngặt ép đến không thể thở nổi, mặc dù cách lớp mạng che nhưng nàng vẫn có thể cảm nhận được ánh mắt soi mói và dò xét của đám người kia đang bắn về phía mình.

Ăn trưa xong, Tống Hành nâng chén, mời rượu với Thánh nhân.

Thánh nhân tuổi đời còn nhỏ nhưng đã quen với tình người ấm lạnh, tính cách già dặn giỏi đoán ý qua lời nói và sắc mặt, thấy Tống Hành nâng chén thì cũng vội nâng cao túc kim bôi cùng hắn đối ẩm.

Lát sau, Tống Hành cầm chén rỗng lắc lắc trước mặt Thị Yến Vi, nàng lập tức tỉnh táo lại, nhận bình rượu bạch từ long bính được cung nữ đứng phía sau đưa cho, dùng cả hai tay rót rượu cho Tống Hành. 

Khi Thị Yến Vi đứng dậy đặt bình rượu xuống, không biết Tống Hành trượt tay hay cố ý, chén rượu liền đổ hết lên áo bào của Tống Hành.

Thánh nhân xưa nay vốn đã quen “ngưỡng nhân tị tức”, [1] không đợi Tống Hành chủ động mở miệng đã nhanh chóng lệnh nội thị dẫn hắn đến suối nước nóng Hải Đường tắm rửa thay y phục.

[1][1] ngưỡng nhân tị tức: phụ thuộc; cậy thân cậy thế; sống nhờ vào hơi thở của người khác (ví với việc dựa vào người khác, nhìn sắc mặt của người khác để hành sự) Nguồn chú thích: Phần mềm Quick Trans.

Tống Hành theo nội thị đi về phía Hải Đường Trì, tâm trạng Thị Yến Vi cứ thấy thấp thỏm không yên, mơ hồ nhận ra hành động này của Tống Hành không phải vô tình phạm sai mà nhìn như đã tính sẵn điều gì. 

Đúng như nàng dự đoán, nội thị mới rời đi chưa được một khắc đồng hồ thì đã quay lại, nhỏ nhẹ mời nàng đến Hải Đường Trì đưa y phục sạch sẽ cho Tấn Vương.

Thị Yến Vi đành cắn răng theo chân nội thị rời khỏi yến tiệc, nhận lấy khay sơn mài bằng gỗ lê từ tay cung nữ đang đứng sau bức bình phong, chầm chậm theo cung nữ về đến Hải Đường Trì.

Cung nữ mặc váy xanh mở bình phong ra, mời Thi Yến Vi đi vào. Thi Yến Vi máy móc nói “được”, cúi đầu sợ hãi bước vào, đặt khay gỗ nằm cạnh giá áo. Hơi nước bốc lên từ mặt hồ khiến bầu không khí trong phòng có phần hầm bí.

“Cởi quần áo lại đây.”