Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 32: Ra khỏi phủ




Tống Hành đắp lại chăn cho nàng rồi ra cửa, báo với Phùng Quý đêm nay hắn sẽ ở lại biệt viện, nói xong liền đi vào phòng tắm nước lạnh hạ hỏa rồi trở về chính phòng, lệnh Lưu mụ thắp đèn. 

Thi Yến Vi bị hắn đòi hỏi bên cửa sổ một lúc lâu nên đã khóc đến lả người. Tống Hành vừa buông màn, vén chăn đặt nàng nằm lên thì nàng cũng không rõ là đã thiếp đi từ lúc nào.

Dưới lớp chăn gấm, Tống Hành dùng hai cánh tay rắn chắc như đồng ôm vòng eo chưa bằng nắm tay của Thi Yến Vi, tay phải hướng lên tìm một chỗ đặt tay thoải mái, khó khăn lắm mới khiến nàng nằm gọn trong khuỷu tay.

Ánh trăng lạnh lẽo xuyên qua cửa sổ, chiếu xuống khiến màn ngủ màu trắng chợt ấm áp hơn hẳn. 

Tống Hành vùi đầu vào cổ Thi Yến Vi, ngửi mùi hương nữ lang nhàn nhạt tỏa ra từ người nàng thì chỉ thấy thư thái dễ chịu vô cùng. 

Có lẽ nhiệt độ trên cơ thể Tống Hành quá mức ấm áp nên cả người Thi Yến Vi toát ra lớp mồ hôi mỏng, nàng vô thức đá ấm sưởi ra xa, duỗi tay phải ra ngoài chăn để giảm bớt nhiệt độ. 

Tống Hành hành quân quanh năm nên giấc ngủ cũng vì thế mà luôn ở trạng thái chập chờn, từ thính xác đến xúc giác đều nhạy bén khác thường, hắn lập tức bị động tác nhỏ này của nàng đánh thức, bắt lấy tay nàng nhét lại vào trong chăn.

Thi Yến Vi mơ hồ cảm thấy bị ai đó đang trói buộc, chậm rãi mở mắt muốn thoát ra khỏi lực đạo kia thì lại bị Tống Hành dễ như trở bàn tay khống chế.

“Đừng lộn xộn.” Tống Hành bị nàng cựa quậy đến nóng bừng cả người, thở gấp lên tiếng nhắc nhở nàng.

Giọng nam tử quen thuộc lọt vào tai, Thi Yến Vi nhất thời tỉnh táo rồi nằm yên ổn lại, nhẹ giọng hỏi hắn: “Sao tối nay gia chủ lại ngủ ở đây? Làm vậy là không hợp lễ nghi khuôn phép.”

Tống Hành thấp giọng trả lời: “Tối nay nương tử khóc lóc thảm thương làm người đau lòng như vậy, sao ta có thể nhẫn tâm bỏ nàng lại mà đi.”

Thi Yến Vi nghe xong chỉ cảm thấy buồn cười, thầm nghĩ đêm qua nếu hắn không đến bắt nạt nàng, đang êm đẹp sao nàng phải khóc. 

“Người gia chủ nóng lắm, giống như bàn ủi ấy, ngài cách xa thiếp ra một chút có được không?” Thi Yến Vi đổi chủ đề, dùng giọng điệu ôn hòa thương lượng với hắn. 

“Nương tử thật là mềm yếu, ta mới chỉ ôm nàng ngủ một lát đã thấy nóng không chịu nổi, nếu ta đè lên người nàng dốc sức làm mọi thứ ta muốn, chẳng phải nàng sẽ tan chảy luôn sao?” Tuy ngoài miệng Tống Hành toàn nói nhưng lời vô vị trêu ghẹo nàng nhưng thân mình lại rất thành thật, thoáng dịch sang một bên. 

Thi Yến Vi bị những lời không biết xấu hổ này của hắn chọc giận, nhưng nàng lười để ý đến hắn, nhắm mắt lại giả bộ ngủ.

Hơi thở của nàng vương vấn trong màn trướng ấm áp, Tống Hành cảm nhận trọn vẹn sự bình yên tốt đẹp khi có nàng ở bên, mang theo vẻ mặt thỏa mãn chẳng mấy chốc cũng chìm vào giấc ngủ. 

Một giấc này Thi Yến Vi ngủ thẳng đến khi ánh mặt trời bên ngoài sáng choang mới tỉnh. Khi nàng từ trên giường ngồi dậy, thân ảnh Tống Hành nằm cạnh đã biến mất từ lúc nào, phảng phất như hết thảy những gì xảy ra tối qua chỉ là một giấc mộng.

Luyện Nhi nghe thấy động tĩnh trong phòng, bưng chậu đồng vào đặt trên giá, lại gần định đỡ Thi Yến Vi xuống giường.

Đêm qua Thi Yến Vi không phải chịu đựng quá lâu, đôi chân cũng không nhũn ra run rẩy như trước nữa. Nàng cảm ơn ý tốt của Luyện Nhi rồi tự mình đứng dậy mặc quần áo, hỏi: “Gia chủ đi từ khi nào?”

“Dạ chưa đến chính Mão đã đi.” Luyện Nhi đáp.

Vậy ra đêm qua mọi chuyện cũng không phải là mộng. 

Thi Yến Vi nghĩ tới đây, trong lòng có chút bất an. Thầm nghĩ từ trước đến nay Tống Hành cũng không phải hạng trầm mê nữ sắc nhưng đêm qua lại phá tan khuôn phép ở lại qua đêm, chẳng những không hề chán ghét nàng mà ngược lại, ngày càng có khuynh hướng lún sâu vào. 

Điều này đối với nàng hiển nhiên không phải là điềm lành, thậm chí có thể nói là cực kỳ nan giải. 

Luyện Nhi thấy nàng hình như có tâm sự liền dùng hết can đảm hỏi câu: “Nương tử, có phải người không muốn gia chủ rời đi không?”

Thi Yến Vi lắc đầu, đáp một cách thẳng thừng: “Đương nhiên không phải. Chỉ là lúc ta mới tỉnh lại thì chợt nhớ tới chuyện cũ, trong lòng cũng vô duyên vô cớ nảy sinh chút phiền muộn.”

Hai người trò chuyện thêm một lúc, đợi Thi Yến Vi rửa mặt xong, Lưu mụ phái người đến phòng bếp truyền lệnh rồi đến trước bàn trang điểm chải tóc cho Thi Yến Vi.

Lưu mụ có tuổi, kinh nghiệm phong phú có thể làm nhiều kiểu tóc khác nhau, vì thế nên cả Hương Hạnh lẫn Luyện Nhi đều thường xuyên đi theo bà để học hỏi. Mỗi khi bà búi kiểu tóc mới cho Thi Yến Vi thì luôn có hai thiếu nữ đứng hai bên yên lặng quan sát, nghe Lưu mụ hướng dẫn tỉ mỉ trình tự lẫn cách làm mỗi bước. 

Hai ngày nay Tống Hành không đến biệt viện. Trong lòng Thi Yến Vi nhớ nhung Trần Nhượng và người thân nên cũng không có khẩu vị, mỗi ngày chỉ miễn cưỡng ăn chút đồ ăn thanh đạm duy trì thể lực.

Cho đến ngày hai mươi tháng mười, hôm đó là ngày hưu mộc, Tống Hành dậy từ chính Mão, rửa mặt thay quần áo, dùng bữa sáng qua loa rồi đi một chuyến đến quân doanh. 

Giờ Thìn, Tống Thanh Hòa đến Thối Hàn cư định rủ hắn dạo một vòng chợ sáng ở tây thành nhưng chỉ gặp được mỗi mình Thương Lục đang sắp xếp phòng ốc. Nghe Tống Thanh Hòa hỏi gia chủ đi đâu thì nàng liền đáp: “Gia chủ và Phùng lang quân đã rời phủ từ sáng sớm rồi ạ.”

“Nhị huynh có nói khi nào về không?” Tống Thanh Hòa thầm nghĩ, nếu hôm nay Nhị huynh về sớm thì nàng đợi hắn về rồi cùng đi cũng không sao.

Thương Lục lắc đầu, mời người ngồi xuống giường La Hán, trả lời rằng: “Dạ, chưa nghe nói qua.”

Tống Thanh Hòa lộ ra vẻ thất vọng, không theo Thương Lục vào phòng mà chỉ thản nhiên nói: “Nếu Nhị huynh không ở nhà thì ta đi với Tam huynh, Tam tẩu cũng được.”

Nói xong thì rời khỏi Thối Hàn cư, tự đi tìm vợ chồng Tống Duật.

Lúc Tống Hành xong việc ở quân doanh thì đã là buổi trưa. Hắn cưỡi ngựa về biệt viện hành sơn, vừa hay bắt gặp Thi Yến Vi đang ngồi bên giường La Hán dùng bữa. 

Thi Yến Vi đã hồi phục tâm trạng, đang định đặt bát đũa xuống, đứng lên hành lễ thì Tống Hành đã đi trước một bước, cười bảo nàng cứ tiếp tục ăn cơm, không cần phải đa lễ.

Trên bàn chỉ bày mỗi hai món, Tống Hành nhìn thử thì thấy là món gà hồ lô và củ cải trắng xào chay, lượng đủ dùng cho hai bát cơm lưng lửng. 

Tống Hành sai người mang thêm bát đũa, ngồi xuống đối diện Thi Yến Vi. Hắn hơi nhướng mày, nói với nàng: “Sao chỉ ăn mỗi hai món, người nàng đã gầy lắm rồi, bóp vào không được mấy lượng thịt, phải ăn nhiều hơn mới được.”

Dứt lời thì phái Phùng Quý bảo phòng bếp làm thêm món dê quay. 

Tên điên Tống Hành không màng thể diện, xuất hiện ở đây vào giờ này. Thi Yến Vi vừa xấu hổ vừa giận dữ, nghiêng đầu liếc nhìn Hương Hạnh đang đứng trực sau tấm bình phong, nhíu mày oán trách: “Giữa ban ngày ban mặt mà ngài nói nhảm gì đấy, không sợ người khác nghe được sẽ cười nhạo sao?”

Tống Hành nào có để ý, đợi Luyện Nhi mang thêm bát đũa rồi xới xong cho hắn bát cơm thì lệnh nàng và Hương Hạnh tránh ra ngoài. 

“Sáng nay ta đã phái người lo chuyện phụng thờ của nương và anh nàng, khi nào chọn ra được ngày lành thì sẽ chuyển bài vị của họ đến đây, dẫn nàng tới đó tế bái.” Tống Hành vừa nói vừa cầm đũa gắp thêm đồ ăn vào bát cho Thi Yến Vi.

Lúc còn ở hiện đại, Thi Yến Vi vốn không tin thần phật, bình thường nghe thấy cũng chỉ kính trọng nhưng không đặt trong lòng, cho đến khi nàng gặp phải tai nạn giao thông xuyên đến triều đại này thì mỗi một việc xảy ra đều khiến nàng hoang mang, không biết đâu là đúng.

Nhưng dù sao đi nữa thì chuyển bài vị nương và anh đã qua đời của nguyên thân đến đây cũng không phải chuyện gì xấu, đợi đến khi chuyện này hoàn thành, nàng quả thật cũng nên đến đó bái lạy một lần, báo cho họ biết linh hồn bên trong thân xác này từ lâu đã không còn là người thân Dương Sở Âm của họ. 

“Khiến gia chủ phải phí tâm rồi, trước tiên thiếp xin cảm ơn gia chủ.” Thi Yến Vi thoáng giãn mày, thoải mái thi lễ với hắn. 

Tống Hành rủ mắt cẩn thận nhìn kỹ vẻ mặt nàng, thấy nàng cũng không có vẻ buồn bã thống khổ như đêm đó thì cũng thấy yên tâm, cố ý ăn chậm hơn để bắt kịp nhịp độ với nàng.

Lúc tỳ nữ bưng món thịt dê quay vào thì Thi Yến Vi đã buông đũa, nhìn song cửa sổ chạm khắc ngẩn người. Tống Hành thấy nàng chưa ăn hết nửa bát cơm thì không để yên cho nàng, lẳng lặng gắp hai miếng dê quay ngoài giòn trong mềm vào bát nàng. 

“Lại ăn thêm hai miếng thịt dê đi.” Tống Hành nghiêm mặt, giọng điệu như ra lệnh, không để nàng được phép cự tuyệt.

Thi Yến Vi dường như không để ý đến ánh mắt thoạt nhìn có vẻ hăm dọa và độc đoán ấy, định thần ngước mắt nhìn hắn. Ánh mắt nàng hàm chứa sóng nước, uyển chuyển từ chối: “Thiếp không ăn nổi.”

Đôi mắt long lanh trong veo của nàng khiến nội tâm Tống Hành ngứa ngáy, thái độ dù đã dịu xuống nhưng suy nghĩ vẫn chẳng mảy may bị đả động, nheo mắt dỗ dành nàng: “Nương tử ngoan, nghe ta lần này đi.”

Thi Yến Vi thấy dùng mỹ nhân kế với hắn cũng phí công đành gật đầu nghe lệnh, cầm đũa gỗ mun khảm ba vòng bạc gắp một miếng thịt dê nướng lên miệng, nhai mấy miếng. 

Cơm nước xong xuôi, bốn tỳ nữ mặc váy xanh giống y hệt nhau mang chậu đồng, nước trà, khăn lau và ống nhổ cùng tiến vào. Tống Hành nhường Thi Yến Vi súc miệng rửa tay trước, rồi nhúng tay vào chậu nước nàng đã dùng qua. 

“Nương tử có đôi nhu đề đẹp mắt thật đấy.” Tống Hành chăm chú nhìn nàng dùng khăn lau tay, không biết vì lý do gì lại chợt nhớ đến câu văn trong sách: “Ngón trắng như hành bóc. Miệng đỏ tựa chu đan.”

[1][1] Hai câu thơ trích trong bài: Tiêu Trọng Khanh thê – Đệ nhị đoạn (Vợ Tiêu Trọng Khanh – Đoạn 2). Bản dịch của Điệp Luyến Hoa (thivien.net)

Sau đó còn không thèm kiêng dè bốn tỳ nữ tuổi tác vẫn còn nhỏ đang đứng cạnh, không biết xấu hổ nắm bàn tay trắng nõn của nàng trong tay, vừa cẩn thận vuốt ve vừa nhếch môi cười tán thưởng.

Lưu mụ thấy thế vội bảo các nàng lui ra ngoài. Khi trong phòng chỉ còn mỗi hai người là Tống Hành cùng Thi Yến Vi, hắn trực tiếp chạm tay vào đôi môi đỏ mọng của nàng sau đó không quên cúi đầu nhìn đầu ngón tay vừa mơn trớn trên môi nàng, trắng tinh sạch sẽ, không thấy nửa vết son môi. 

Thi Yến Vi chú ý tới những động tác nhỏ nhặt ấy nhưng không định chiều theo thú vui buồn nôn này của hắn. Nàng xoay người ngồi xuống trước bàn trang điểm, dùng trâm thụ hoa và trâm điền đầu cài lên búi tóc. 

Tống Hành theo nàng đến bàn trang điểm, tự tay chọn màu son cho nàng. Đợi đến khi nàng chỉnh trang búi tóc xong xuôi thì đưa hộp phấn men trắng và son môi cho nàng, cười nói: “Hôm nay nương tử nể mặt ta, trang điểm một phen nhé.”

Nghĩ đến chuyện sau này được theo chân hắn rời phủ du ngoạn, tâm tình Thi Yến Vi liền tốt hơn chút đỉnh. Nàng kiên nhẫn giơ tay nhận lấy, dùng đầu ngón tay chấm vào một ít rồi thoa lên môi. 

Thi Yến Vi dùng than vẽ xong lông mày, nhìn dung mạo phản chiếu trong gương đồng ngân bối, thấy cũng không có gì không ổn nên đứng lên khỏi ghế, hỏi Tống Hành: “Thiếp đã soạn sửa chỉnh tề, giờ ra phủ luôn đã được chưa?”

Tống Hành nhìn cánh môi đỏ mọng của nàng mở ra khép lại, hầu kết vô thức trượt lên trượt xuống. Hắn vươn tay luồn qua vòng eo tinh tế kéo nàng dậy, cúi đầu hôn lên miệng nàng.

Thi Yến Vi bị ép phải nhón chân nhưng vẫn thấp hơn hắn một khoảng lớn, những lời muốn nói đều bị hắn chặn lại nên chỉ có thể yếu ớt đẩy cánh tay hắn ra.

Tống Hành biết nàng không thể đứng vững được liền dứt khoát bế ngang nàng lên, ngồi xuống ghế bành gỗ lê gần đó. Hắn để nàng gối lên khuỷu tay, nghiêng người đoạt lấy phiến môi non mềm, gần như nuốt trọn vết son trên môi nàng. 

Phải rất lâu sau, Tống Hành mới chịu buông nàng ra, ôm nàng đến trước bàn trang điểm ép nàng ngồi xuống ghế nguyệt nha. Chân ghế ma sát vào mặt đất, bật ra tiếng rít trầm đục. 

Khi Thi Yến Vi nghe thấy âm thanh đó thì không khỏi lo lắng liệu hắn có định đè bẹp chiếc ghế nguyệt nha yêu thích nhất của nàng không đây. Đang định mở miệng bảo hắn thả nàng xuống rồi tránh xa ra thì trên đỉnh đầu đã truyền đến giọng điệu có phần bất kham của Tống Hành: “Phiền nương tử tô lại ít son môi.”

“Làm vậy không tiện, gia chủ thả thiếp xuống đã có được không?” Thi Yến Vi ngoái lại nhìn hắn, nhỏ nhẹ hỏi.

Tống Hành gật đầu đồng tình, đứng lên khỏi ghế, dùng động tác từ tốn dịu dàng đặt Thi Yến Vi xuống ghế nguyệt nha. Thi Yến Vi thở nhẹ ra một hơn, chỉnh đốn lại tư thế, chải lại mái tóc rối bù rồi tô thêm lớp son môi 

Lát sau, Thi Yến Vi đứng dậy đến trước mặt Tống Hành, lại hỏi: “Như vậy đã được chưa?”

Tống Hành nghe xong thì đánh giá nàng từ trên xuống dưới, nhìn cách nàng trang điểm hôm nay thì chẳng khác gì thiếu phu nhân mới vào cửa, vừa hưởng qua mưa móc ân trạch, toàn thân tản ra khí chất phong lưu mị thái, làm nao lòng người. 

“Bên ngoài gió lớn, nàng mặc thêm áo choàng lông cáo của Bột Hải quốc kia đi.”

Thi Yến Vi gật đầu nghe theo, đi đến tủ quần áo tìm kiện áo choàng kia ra, cúi đầu buộc dây thành hình con bướm, vén mành châu bước ra ngoài. 

Chiếc áo khoác lông cáo này có vẻ hơi dài, dù Thi Yến Vi có thân hình cao gầy thì áo choàng vẫn dài đến mắt cá chân, nếu nàng mặc vào ngày mưa tuyết thì nhất định vạt áo sẽ dính phải nước bùn.

Tống Hành nghe thấy tiếng mành châu va chạm quấn quýt vào nhau, phát ra tiếng vang trong trẻo thì ghé mắt nhìn mỹ nhân bước tới từ sau bức rèm. 

Mỹ nhân da như mỡ đông, cổ như tù tề [2], áo choàng lông cáo phủ trên người nàng chẳng những không dìm nổi sắc da mà còn tôn lên vẻ đẹp hoa lê thấm mưa, khinh sương thắng tuyết.

[2][2] Tù tề 蝤蠐 con sâu gỗ, màu sắc trắng nõn, cho nên tường được đem ví với cổ phụ nữ. 

Hô hấp Tống Hành ngừng trệ, đứng yên nhìn nàng thêm mấy lượt, cho đến khi Thi Yến Vi đi đến cạnh hắn, hỏi đã xuất phát được chưa thì khó khăn lắm hắn mới thu hồi ánh mắt, xoay người ra cửa.

Thi Yến Vi rảo nhanh bước chân đuổi theo hắn nhưng vì hắn đi quá nhanh nên phải ra đến cổng nàng mới hít thở thông được.

Mùa đông gió lạnh thấu xương như cạo lên da từng nhát một. Thi Yến Vi để gió thổi qua người một lúc, hơi nóng trên người lập tức tiêu biến, cũng không cần dùng đến khăn lau nữa. 

Tiểu tư mang bàn đạp tới mời Tống Hành lên xe, Tống Hành nghiêng người sang một bên nhường chỗ cho Thi Yến Vi, vươn bàn tay to lớn ra tự mình đỡ Thi Yến Vi lên xe, sau đó mới theo chân nàng ngồi vào xe ngựa. 

Bên trong khoang xe là lò than đang cháy hừng hực, hơi ấm tỏa ra, xua đi luồng không khí lạnh giá.

Thi Yến Vi cởi áo choàng lông cáo treo lên vách khoang xe, rủ mắt nhìn than ngân sương [3] đang nổ lép bép trong lò. 

[3][3] than ngân sương là loại than có nguồn gốc từ lò than Tây Sơn gần với Bắc Kinh. Than có màu trắng đục, không khói, khó bén và khó dập tắt, được Nội Vụ phủ sử dụng để cấp dùng trong cung. 

Tống Hành lấy ra một quyển binh thư từ trong hộc lật ra xem, thi thoảng vẫn để mắt xem Thi Yến Vi đang làm gì. Từ đầu đến cuối thì lần nào cũng chỉ thấy nàng đang canh chừng chậu than đến ngẩn người, liền thấp giọng nhắc nhở nàng: “Trong hộc có quyển tập và đồ ăn vặt, nếu nàng cảm thấy buồn chán thì có thể lấy một quyển ra đọc, hoặc ăn chút mứt hoa quả sấy khô giết thời gian.”

Tuy rằng Thi Yến bị không bị say xe ngựa nhưng ở trạng thái xóc nảy bảo nàng đọc sách thì nàng tuyệt không làm được, ngẩng đầu nhìn về phía hắn điềm đạm nói: “Khiến gia chủ phải phí tâm rồi, thiếp đã biết.”

Dứt lời liền lấy ra một bình sứ trắng nhỏ từ trong hộc, bên trên dán mảnh giấy nhỏ đề hai chữ “quả mơ”.

Thi Yến Vi nâng niu chiếc nhỏ trong tay tỉ mẩn quan sát, sắc men nõn nà trong suốt này khẳng định là từ lò nung nổi tiếng, liền không khỏi cảm giác thán về đời sống xa hoa của tầng lớp được hưởng đặc quyền đặc lợi, ngay cả vật dùng để đựng đồ ăn nhẹ cũng phải là loại đồ sứ thượng hạng. 

Phong kiến quả nhiên là xã hội bốc lột nhân dân lao động.

Thi Yến Vi mất đi khẩu vị, phẫn nộ đặt bình sứ nhỏ màu trắng trở lại vị trí ban đầu.

Tống Hành nhìn thấy hành động này của nàng, khẽ mở môi mỏng hỏi: “Món ăn vặt kia không hợp khẩu vị nàng à?”

Thi Yến Vi lắc đầu, viện bừa một lý do để qua mặt hắn: “Thiếp sợ ăn xong sẽ thấy khát nhưng ra ngoài đi vệ sinh cũng không tiện, nghĩ đi nghĩ lại, tốt nhất là không nên ăn.”

Tống Hành nghe xong thấy cũng có lý nên không hỏi thêm gì nữa.

Hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau, xe ngựa dừng ở đông thành.

Tống Hành đi trước vén rèm lên, sau đó vươn tay đỡ Thi Yến Vi bước xuống. 

Ngay sau khi xuống xe, đám tôi tớ tự mình an trí ngựa xe, hơn mười viên thị vệ thì nhanh chóng rẽ vào đám đông, giữ khoảng cách không xa không gần bảo vệ Tống Hành và Thi Yến Vi, duy chỉ mỗi mình Phùng Quý là được đi sau lưng hai người.

Tống Hành đưa nàng đến Tam Thanh quan trước.

Tam Thanh quan được xây dựng từ thời nhà Tùy, có lịch sử hơn hai trăm năm, nhìn qua rất có phong cách cổ xưa cùng cảm giác trang trọng nặng nề. 

Bên trong đạo quan là hàng tùng bách âm u tĩnh mịch, tiêu điều như tranh, khách hành hương nối đuôi nhau vào ra không ngớt. 

Đi sâu hơn vào bên trong thì thấy rất nhiều gốc bạch quả thân to bằng thùng nước, lác đác là những phiến lá khô treo trên cành đong đưa theo gió, chẳng biết lúc nào sẽ bị gió bấc thổi rụng.

Có lẽ vì có giai nhân ở bên nên từ một người vẫn luôn khinh thường xuân thu ưu sầu như Tống Hành khi quét mắt nhìn đến gốc bạch quả trơ trụi lá liền không kìm được thở than: “Nếu đến đây vào trung tuần tháng trước thì ắt hẳn vẫn còn được thấy cảnh hoa cúc nở rộ, lá vàng đầy cành.”

Thi Yến Vi theo hắn đi dạo một vòng đạo quan, đi vào bái lạy ba vị thiên tôn là: Nguyên Thủy, Linh Bảo, Đạo Đức, sau đó lần theo đường cũ rời khỏi đạo quan. 

Ra khỏi đạo quan thì chợt thấy một đạo sĩ thọt một bên chân thong dong bước tới. Ánh mắt đạo sĩ rơi trên gương mặt thoa lớp phấn mỏng của Thi Yến Vi, người đột nhiên dừng bước, đứng dưới gốc tử đinh hương trăm tuổi.

Thi Yến Vi luôn giữ quan điểm “có thể không tin nhưng thái độ phải thành kính”. Nàng cũng dừng bước, chắp tay hành lễ với đạo sĩ kia, cung kính gọi một tiếng “Đạo trưởng.”

Đạo sĩ bị thọt kia nhìn chằm chằm Thi Yến Vi một lúc với vẻ mặt có phần kinh ngạc, không nói gì mà chỉ vuốt chòm râu bạc, trả lễ với Thi Yến Vi xong thì lướt qua hai người, đi vào đạo quán. 

Sau khi rời khỏi Tam Thanh quan, Thi Yến Vi nhớ lại cách đạo sĩ thọt chân kia nhìn nàng bằng ánh mắt lóe lên sự ngạc nhiên thì không khỏi có chút nghi ngờ, thầm nghĩ chẳng nhẽ ông đã nhìn ra điều gì?

Tống Hành thấy nàng có vẻ mất tập trung thì cầm lấy tay nàng, hiếm khi kiên nhẫn giảng giải về phong tục hội chùa: “Hằng năm cứ vào mỗi mồng một Tết, Thượng Nguyên, ngày hai tháng hai Long Sĩ Đầu [4] hoặc hai mươi lăm tháng hai, sinh thần Lão Tử [5] đều sẽ tổ chức hội chùa. Lúc này bên trong Tam Thanh quan cử hành lễ tế thần long trọng, bên ngoài bố trí hội chợ đèn lồng. Các tiểu thương trong chợ sẽ bày bán các loại món ăn và đồ chơi thú vị, ngoài ra còn biểu diễn múa rối bóng, cà kheo, ảo thuật xiếc diễn ra cả ngày. Chợ đèn lồng thì có đủ các kiểu hoa đăng, đèn xếp, đèn cây hoặc đố đèn, ném thẻ vào bình rượu, ném tiêu có thưởng. Nếu nàng thấy hứng thú thì hội Thượng Nguyên [6] năm sau, ta sẽ dẫn nàng đi được không?

[4][4] Ngày 2 tháng 2 âm lịch là ngày Long Sĩ Đầu hay Rồng ngẩng đầu. Theo nông lịch Trung Quốc, ngày 2 tháng 2 âm lịch, tức ngày 14/3 theo dương lịch năm nay, là ngày Long Sĩ Đầu hay Rồng ngẩng đầu. Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, người ta cho rằng đây là ngày rồng tỉnh giấc và ngóc đầu lên.

[5][5] Lão Tử: (chữ Hán: 老子, bính âm: Lăozi) (580 TCN – 500 TCN) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó được cho là kiệt tác của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên. 

[6][6] Hội Thương Nguyên hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu hoặc Rằm tháng Giêng.

*Chú thích bổ sung: Tam Thanh là đạo quán vì thờ Đạo giáo. Phần còn lại Editor dịch chung là “hội chùa” để chỉ các lễ hội mang tính chất tôn giáo, diễn ra theo mùa hoặc dịp Lễ, Tết đặc biệt. Chú thích [4], [5], [6] đều được dẫn nguồn từ Wikipedia.

Kể từ khi xuyên qua đến nay, Thi Yến Vi chưa từng dạo qua hội chùa, nghe hắn nói thế thì không khỏi một phen cân nhắc, gật đầu thuận theo. 

Cỗ xe lại cộc cộc lăn bánh đến phố thị ở phía đông, hai bên đường nhà lầu san sát, tường trắng ngói than, ngựa xe như nước đan xen với người đi bộ đông như dệt cửi. Dõi mắt nhìn theo, cuối ngã tư cung đường lát đá xanh biếc là dòng sông trong vắt, bên trên dựng ba cây cầu đá, dẫn đến phố tây. 

Thi Yến Vi hơi vén váy bước lên cầu đá, cúi đầu xem cá tôm nô đùa trong đám tảo, một cơn gió nhẹ lướt qua thổi tan đám mây trắng bồng bềnh trên mặt nước, hóa thành những vòng sóng trong trẻo trôi dập dềnh.

Đã bao lâu nàng chưa được thấy cảnh tượng này? Thi Yến Vi chăm chú nhìn một lúc, nghĩ mãi vẫn không thể cởi bỏ khúc mắc trong lòng. 

Ngẩng đầu nhìn về những dãy núi trải dài đằng xa cùng những cánh chim hòa mình chao lượn, thầm nghĩ trên đời này nhẽ ra không nên có ao nước lồng sắt.

Tống Hành đứng ở dưới chân cầu lẳng lặng nhìn nàng, như thể đang chiêm ngưỡng một bức mỹ nhân áo choàng trắng sống động y thật, cho đến khi mỹ nữ trong tranh dần hiện ra vẻ phiền muộn thì không khỏi âm thầm kinh ngạc, cất bước đến gần nàng. 

“Sao tâm trạng lại xấu đi rồi? Nàng nhớ mấy chuyện lúc trước ở Hoàng Nông?”

Thi Yến Vi xoay người nhìn hắn, nhẹ nhàng lắc đầu, mỉm cười lái sang chuyện khác, mềm mại nói: “Phía trước hình như là cửa hàng son phấn hai tầng, gia chủ để ta vào lượn một vòng có được không?”

Tống Hành nghe thấy, gần như không hề do dự, nói ra chữ “được”.

Thi Yến Vi không ngờ hắn đồng ý nhanh như vậy, thoáng ngây người rồi đáp: “Nếu gia chủ cảm thấy vô vị thì cứ ở dưới lầu chờ thiếp, thiếp sẽ cố gắng xem nhanh.”

Tống Hành nắm tay nàng thưởng thức, cúi đầu ghé vào tai nàng nói nhỏ: “Chỉ cần ở cùng nương tử thì làm gì cũng thấy hứng thú, mà hứng thú nhất là làm ở trên giường.”

Thi Yến Vi bị lời nói trắng trợn này làm cho run rẩy, giãy dụa muốn hất tay hắn ra, đè giọng lên tiếng nhắc nhở: “Giữa thanh thiên bạch nhật lại còn đang ở bên ngoài, gia chủ ăn nói cho cẩn thận.”

Tống Hành không để ý lực đạo như gãi ngứa của nàng, vẫn nắm chặt tay nàng: “Nếu nàng còn không thành thật nữa thì để ta ôm về làm chuyện khác có được không?”

Người này đã chai mặt đến mức không còn biết xấu hổ trước mặt nàng. Thi Yến Vi bất đắc dĩ nhận mệnh, để hắn mặc sức dắt tay nàng đi. 

Lúc này Tống Hành mới nhớ ra phải dựa theo nàng, cố ý thả chậm bước chân. 

Thi Yến Vi vào cửa hàng son phấn mua các loại son môi, kem dưỡng da mặt, phấn ích mẫu rồi cả phấn ngọc trai. Tống Hành sai Phùng Quý lấy đi tính tiền, cười hỏi: “Nhiều thế này mỗi mình nương tử dùng có hết không đấy? Không sợ để lâu bị hỏng à?”

“Những thứ này là mua cho Luyện Nhi và Hương Hạnh, nếu gia chủ tiếc tiền thì cứ bảo Phùng lang quân bỏ ra.” Thi Yến Vi đâm chọc hắn xong thì xoay người đi tìm Phùng Quý.

Tống Hành nhịn không được nhéo nhéo khuôn mặt nhỏ nhắn của nàng, cười khổ kêu oan: “Ta nói chuyện tiền bạc khi nào chứ? Cái miệng nhỏ của nàng chỉ cần mở miệng là chăm chăm bắt lỗi, chưa khi nào chịu nhường ta. Từ khi nàng vào phủ tới nay, ta đã tiếc gì với nàng chưa, mấy câu khích bác này e là vô dụng rồi.”

Sau khi rời khỏi cửa hàng son phấn thì kế tiếp là cửa hàng trang sức và hiệu may. Tống Hành vốn không quan tâm đến hai hạng mục này nhưng vì Thi Yến Vi chỉ thích mấy kiểu dáng đơn giản nên đành kiên nhẫn nán lại giúp nàng lựa chọn. 

Bước ra khỏi hiệu may, những thứ mà Phùng Quý cầm trong tay ước tính cũng phải rơi vào hai trăm lượng. 

Mới chỉ đi dạo trong một canh giờ nhưng đã tiêu mất vài năm tiền tiêu vặt hàng tháng của hắn. 

Phùng Quý âm thầm cảm thán, may mà gia chủ giàu sang phú quý chứ nếu là sĩ tộc bình thường thì sao chịu nổi Dương nương tử phung phí như vậy. 

Mà nhìn gia chủ cũng không có vẻ gì là đau lòng, dường như ngài rất thích nhìn Dương nương tử tiêu nhiều bạc của mình. 

Hai người dùng bữa tối ở tửu quán phía đông, Tống Hành không vội hồi phủ mà sai Phùng Quý gọi thêm hai bầu rượu, sau đó tự mình uống một bầu rượu Tây Phong, lại lệnh Thi Yến Vi uống hai ngụm rượu nho, mãi đến khi trời chập choạng tối mới đứng dậy đi về. 

Thi Yến Vi không uống được rượu, tuy chỉ là hai ngụm rượu nho nhưng cũng đủ khiến đầu óc nàng choáng váng, dạ dày nóng đến cồn cào. 

Tống Hành thấy khuôn mặt nàng ửng hồng, bước đi lảo đảo, sợ nàng bước hụt té ngã liền dứt khoát ôm nàng, đạp lên chân đạp ngồi vào xe.

Giúp nàng ổn định chỗ ngồi xong, lúc này Tống Hành mới lệnh xa phu giơ roi giục ngựa.

Thi Yến Vi thuộc tuýp mù đường, cũng không nhớ rõ đường đi nhưng vẫn nhận ra khung cảnh xung quanh lúc về và lúc đến rất khác nhau, nhịn không được liền hỏi: “Gia chủ muốn đi đâu đấy?”

Tống Hành ôm nàng trong ngực, khóe miệng mỉm cười đáp, “Một nơi rất tốt, nhất định nàng sẽ thấy thích.”

Hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau, xe ngựa chậm rãi dừng lại trước cổng một tòa lầu, binh sĩ thủ vệ tiến lên nghênh đón, nàng đang định hỏi mấy câu thì đã thấy hắn nhanh nhẹn cầm đuốc đi tới, chắp tay hành quân lễ với Tống Hành, “Ti hạ bái kiến Tiết soái.”

Tống Hành phất tay hiệu hắn đứng dậy, rời khỏi người Thi Yến Vi trầm giọng nói với hắn mấy câu. Binh sĩ nghe xong đến xin chỉ thị sĩ quan rồi mang theo chìa khóa dẫn người lên lầu, mở cửa thỉnh hai người đi vào.

Phùng Quý mang theo hỏa chiết thắp sáng đèn trên lầu, Tống Hành nắm tay Thi Yến Vi tự mình đi lên tầng lầu cao nhất, phân phó Phùng Quý chờ dưới lầu, trừ phi có chuyện khẩn cấp thì không ai được phép đi lên. 

“Cửa thành này được gọi là Càn Nguyên Môn nên tòa lầu được xây dựng phía trên cũng được gọi là lầu Càn Nguyên Môn, hành lang gồm hai mươi tư cột trụ, cao tám trượng, từ đây nhìn ra có thể bao quát toàn bộ đông thành Thái Nguyên.” Tống Hành vừa nói vừa đẩy cánh cửa gỗ chạm khắc, dẫn nàng đến gần lan can chạm trổ sơn son bên ngoài hành lang, chỉ vào một tòa lầu ở đằng xa bảo nàng nhìn.

Thi Yến Vi nhìn theo hướng hắn chỉ thì thấy tòa tầu kia cao chừng mấy tầng được lợp bởi ngói vàng xán lạn, mỗi một góc mái hiên đều vểnh cao như tiên hạc giương cánh, hàng chục chao đèn bằng vải lụa bao quanh thắp sáng cả tòa lầu, nom chẳng khác gì một viên minh châu rực rỡ lạc giữa ánh đèn nhân gian. 

“Thủ phủ Thái Nguyên của ta ở phương Bắc tuy không phồn hoa bằng Trường An hay Thần Đô Lạc Dương, nhưng dõi mắt khắp bắc địa này lại không có nơi nào sánh bằng được.”

“Nếu có một ngày nàng nhìn chán Thái Nguyên thì vẫn còn Trường An lẫn Lạc Dương để nàng thăm thú.” 

Thi Yến Vi không phải kẻ ngốc nên đương nhiên nhận ra hàm ý trong lời này. Nàng trợn tròn mắt quay sang nhìn hắn, thầm nghĩ hắn phát điên rồi đúng không, dù hắn có ôm mộng bình định thiên hạ vấn đỉnh Trung Nguyên đi chăng nữa thì giữa nàng và hắn cũng chỉ là chút tình manh duyên mỏng, thể nào cũng đến lúc đôi người đôi ngả mà thôi. Lời này của hắn cứ như đang thực sự xem nàng là sủng cơ ái thiếp nào đấy?

Nghĩ đến đây khiến cõi lòng Thi Yến Vi càng trở nên phập phồng, thầm nghĩ chẳng nhẽ hắn đổi ý, không muốn thả nàng đi nữa?

Thi Yến Vi không còn lòng dạ nào để thưởng ngoạn cảnh đêm trên thành Thái Nguyên. Nàng khép lại áo choàng lông cáo trên người định đi vào phòng, miễn cưỡng nói: “Gió đêm lạnh lắm, thiếp xưa nay sợ lạnh, đứng lâu để nhiễm lạnh thì không hay.”

Tống Hành nghe vậy cũng theo nàng vào phòng, tiện tay đóng cánh cửa gỗ nặng nề kia lại, bước lên ôm Thi Yến Vi từ đằng sau, cởi đi áo choàng lông cáo vướng víu trên người nàng.  

Thi Yến Vi còn chưa kịp phản ứng đã bị Tống Hành hơi khuỵu gối bế nàng lên, cằm nàng được nâng cao, cách đỉnh đầu hắn cả một khoảng lớn, hắn phải thoáng ngẩng đầu mới có thể nhìn kỹ nàng. 

Hai chân nàng chưa từng cách mặt đất ở một độ cao lớn như vậy, từ trên cao nhìn xuống thì đập vào mắt là đỉnh đầu Tống Hành, trọng tâm bất ổn, bầu không khí xung quanh có vẻ cũng loãng hơn trước kia.

Thi Yến Vi vừa thiếu cảm giác an toàn vừa thấy không hề chân thực, nàng càng sợ bản thân sẽ rơi khỏi vòng tay hắn nên vội vàng ôm lấy cổ hắn.

“Gia chủ ôm thiếp cao quá, thiếp thực sự rất sợ…”

Thi Yến Vi nói lời này vừa rụt rè vừa run rẩy, đôi mắt trong suốt hơi rũ xuống, phản chiếu thân ảnh cao lớn của Tống Hành.

“Nương tử ngoan, có chịu hôn ta một cái để ta thả xuống không đây?” Tống Hành ngước mắt nhìn nàng, ánh mắt sáng quắc như dẫn dụ.

Thi Yến Vi vốn là người có chứng sợ độ cao, nàng thực sự bị dọa, không thể không cúi đầu hôn lên trán hắn, nụ hôn như chuồn chuồn đạp nước. 

“Nương tử nàng làm cho có, không thể tính là hôn được.” Tống Hành cười khẽ, bàn tay đang đỡ mông nàng hơi hướng xuống, tay còn lại xoa phía sau lưng giúp nàng ổn định trọng tâm.

Tống Hành nghi ngờ nàng sợ độ cao, nhìn thẳng nàng, thấp giọng dò hỏi: “Như vậy đã được chưa?”

Eo lưng được chống đỡ nên Thi Yến Vi mới yên tâm hơn chút ít, mím môi nhẹ gật đầu.

Tống Hành nhếch khóe môi, giọng điệu mang theo ý cười: “Nương tử đã yên tâm rồi thì hôn ta tử tế xem nào.”

Thi Yến Vi quay đầu không thèm nhìn hắn, im lặng cự tuyệt.

Tống Hành dường như cũng đoán trước được nàng sẽ “làm lơ” nhưng lại không buồn bực, luôn miệng dỗ dành nàng: “Nếu nương tử không chịu hôn ta thì nhìn ta một cái đi chứ?”

Thi Yến Vi không suy nghĩ nhiều nên quay sang nhìn hắn thì bỗng thấy Tống Hành đè vào sau lưng nàng, kéo thân thể nàng lại gần rồi dùng phiến môi mỏng nhưng rõ nét phủ cánh môi đỏ như chu sa. 

Tống Hành ôm nàng hôn một lúc lâu, mãi đến khi mặt nàng đỏ bừng lên vì nhiệt độ tỏa ra từ người hắn thì mới bằng lòng thả nàng xuống, nắm tay nàng đến gần cửa sổ đè xuống hai bên hông nàng, vén làn váy lên trên thắt lưng rồi luồn tay vào. 

“Đêm ấy nương tử chưa thể khiến ta tận hứng được, tối nay về nàng hãy bù cho ta đi.”

Thi Yến Vi vốn đã uống rượu nên nào chịu được khi bị hắn chọc ghẹo, hơi thở chẳng mấy chốc đã nóng bừng lên, thấp giọng nỉ non. Tống Hành để nàng gác tay lên bệ cửa sổ, bao bọc từ đằng sau rồi vịn vào eo thon của nàng. 

Ngoài cửa sổ gió bắc lạnh thấu xương, trong cửa sổ gió xuân như thiêu như đốt.

Thi Yến Vi chật vật tiếp nhận hắn, mấy lần xoay người đòi đẩy cánh tay cứng rắn như sắt của hắn ra thì đều bị Tống Hành mạnh tay trấn áp, rốt cuộc không còn sức lực để kháng cự nữa. 

Cánh tay nàng không còn sức để cựa quậy, gương mặt yêu kiều rũ xuống, từng giọt mồ hôi tuôn ra, lạc vào tóc mây tán loạn.