Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 30: Áo choàng lông cáo trắng




Tống Hành ôm người đi thẳng vào chính phòng. Lúc này ở gian ngoài, Lưu mụ, Luyện Nhi và những người khác đang ngồi trên ghế đẩu ngủ gà ngủ gật, mãi đến khi nghe thấy tiếng Phùng Quý vào thông truyền dưới mái hiên mới lục đục tỉnh dậy, vội vàng mở tấm bình phong chắn trước cửa để người tiến vào.

Luyện Nhi còn nhỏ chưa trải sự đời, thấy Dương nương tử mềm nhũn vô lực nấp trong lòng gia chủ ngủ thiếp đi, cánh môi đỏ mọng hơi sưng, cần cổ dấu vết hỗn loạn thì đỏ bừng cả hai tai, cúi gằm xuống nhẹ giọng hỏi Tống Hành liệu có gì phân phó. 

Tống Hành lắc đầu, chỉ sai nàng thắp đế đèn cạnh giường rồi sải bước nhanh vào phòng, động tác từ tốn đặt người lên chăn gấm rồi quan sát nàng một cách tỉ mỉ, tuy rằng không thấy bị thương nhưng khó tránh khỏi vẫn còn hơi đỏ tấy, liền tự mình bôi thuốc mỡ giúp giảm đau cho nàng. 

Tuy hai người đã thân mật không dưới mười lần nhưng Thi Yến Vi vẫn cảm thấy khó khăn khi phải tiếp nhận Tống Hành, lúc này trên người nàng vẫn còn mơ hồ khó chịu, vậy nên chỉ một động tác dù là nhẹ nhất vẫn bị nàng nhạy cảm phát hiện ra. Nàng mở đôi mắt nhập nhèm buồn ngủ vẫn còn ngập trong sương mù, thoáng thất thần rồi kinh ngạc nhìn về phía hắn, theo bản năng co quắp người trốn về phía sau.

Ánh nến mờ ảo hắt trên mặt ngọc trắng như gốm của nàng, ánh sáng vàng nhạt tỏa ra, khiến nàng càng có vẻ dịu dàng như nước, con ngươi trong trẻo có phần ẩm ướt, nhìn chẳng khác gì một con thỏ vừa bị người bắt nạt, cũng khiến người cảm thấy xót xa.

Tống Hành kéo nàng lại, giam nàng trong vòng tay, khóe miệng cong lên thành ý cười nhàn nhạt, dùng giọng điệu dịu dàng nhất có thể để trấn an nàng: “Ta chỉ giúp nàng thoa thuốc thôi, nàng yên tâm, tối nay sẽ không làm gì nàng nữa.”

Nghe vậy, Thi Yến Vi yên tâm để hắn đùa giỡn với nàng thêm một lúc, ánh mắt vô thần nhìn màn ngủ trên đỉnh đầu, cố gắng chịu đựng quãng thời gian có hắn ở bên.

Màn ngủ phản chiếu cái bóng của Tống Hành vươn tay lột áo khoác trên người Thi Yến Vi, bàn tay không mấy an phận lướt trên người nàng một lúc rồi mới bằng lòng để nàng nằm yên dưới chăn gấm. Dịch lại chăn cho nàng xong xuôi, lúc này mới sải những bước dài xoay người ra cửa.

Tống Hành rời khỏi biệt viện về lại Tống phủ thì tắm rửa thay y phục một cách qua loa, lệnh Phùng Quý thắp đèn rồi lên giường nghỉ ngơi.

Đến gần giờ Tý, vầng trăng tròn vốn bị mây đen che khuất thì giờ đã hiện ra non nửa, quầng sáng thanh lãnh lộ ra, viện tử chìm trong yên tĩnh, một tiếng kim rơi cũng có thể dễ dàng nghe lọt.

Phùng Quý xốc lại tinh thần xách đèn lui ra ngoài, lần đầu tiên trong đời hắn cảm thấy làm một chân sai vặt kiếm miếng ăn khó đến mức nào.

Chỉ mong sao sang năm hắn cưới Hoán Trúc vào cửa cũng là lúc gia chủ biết cách kiềm chế và giữ kẽ hơn trong những chuyện riêng tư, đừng lệnh hắn thường xuyên túc trực bên ngoài như này nữa, hắn cũng muốn được về sớm, ôm tân phụ nằm trong chăn lắm chứ.

Đêm đó, Tống Hành nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.

Ở sương phòng phía tây Tống phủ, 

Bùi Mậu Khiêm vẫn nghĩ mãi về khuôn mặt thanh xuân nhỏ nhắn của Thi Yến Vi, cảm giác khô nóng bùng lên trong lồng ngực khiến hắn lăn qua lộn lại mãi trên giường lớn mềm mại mà vẫn không ngủ được. 

Trong đầu dần trở nên hỗn loạn, thậm chí hắn bắt đầu hoài nghi rằng phải chăng Tống Hành chỉ có mỗi vẻ bề ngoài còn thật ra miệng cọp gan thỏ, trên người mắc phải bệnh kín. Rất có thể hắn không phải là nam lang chân chính, không có hứng thú với nữ lang nên khi đối diện với giai nhân mới không hề dao động.

Tới quá nửa đêm, Bùi Mậu Khiêm mới rơi vào giấc ngủ chập chờn, sáng hôm sau mặt trời đã lên cao thì hắn mới tỉnh lại. 

Tỳ nữ quý phủ bưng nước nóng tới hầu hạ hắn thay y phục rửa mặt. Ăn sáng xong, cõi lòng xao xuyến của Bùi Mậu Khiêm lại lần nữa sống dậy.

Hỏi bóng hỏi gió một phen, phải thông qua tỳ nữ tới thu dọn bát đĩa thì hắn mới được biết trong viện của Tống Hành chỉ có hai tỳ nữ và một lão mụ, những người còn lại đều là sai vặt ở hậu viện. 

Bùi Mậu Khiêm vốn đầu óc nông cạn, vươn tay vuốt ve cái cằm trơn bóng, càng thêm chắc nịch về suy nghĩ trong lòng, trầm mặc một lát, con ngươi hắn dịch chuyển, phủ thêm áo choàng gấm rồi dẫn theo hai người hầu đến tửu lâu ngoài phủ để giết thời gian.

Đến giờ Dậu, Bùi Mậu Khiêm căn chuẩn thời gian, vừa quay về Tống phủ thì đi thẳng đến Thối Hàn cư.

Thôi mụ sợ lạnh nên trốn trong phòng đốt lửa, sưởi ấm. 

Chỉ để lại mỗi mình Quất Bạch ở trong sân chăm sóc hoa cỏ. Nàng vừa thấy bên ngoài có nam tử xa lạ bước vào thì bị dọa đến giật thót, lại thấy hắn toàn thân y phục hoa lệ, bên eo là ngư phù bằng bạc thì liền đoán ra ngay thân phận của hắn, hẳn là vị Bùi Tam lang đến từ Kính Nguyên kia. 

“Bùi Tam lang vạn phúc, gia chủ vẫn chưa hồi phủ. Nếu lang quân có chuyện muốn tìm gia chủ thì có thể đến phòng chờ để đợi.” Quất Bạch thi lễ với hắn xong thì bày ra tư thế mời. 

Bùi Mậu Khiêm hơi rủ mắt cẩn thận đánh giá nàng, lọt vào mắt là nữ lang gương mặt như chậu bạc, lông mày lá liễu, môi không son mà đỏ, thanh tú động lòng người. Hắn không nhịn được nhìn nhiều hơn hai lần, sau đó mới cất bước đến phòng chờ ở gần đó.

Thương Lục nấu ấm trà nóng mang vào phòng mời hắn. Bùi Mậu Khiêm nâng tay nhận lấy, lại để ý lén đưa mắt nhìn nàng, thầm nghĩ người sau còn có phần quyến rũ hơn người trước, cặp mắt hạnh như hàm chứa sóng nước mùa thu, khiến lòng người cảm thấy ngứa ngáy.

Không hiểu sao vị Tống tiết sử này lại không nạp hai người các nàng vào phòng, ngay cả tỳ nữ có dung mạo tuyệt đẹp hôm qua cũng không lọt vào mắt hắn, ắt là muốn làm hòa thượng cũng không chừng. 

Bùi Mậu Khiêm âm thầm cảm thán một phen, lại hỏi: “Trong viện của Tống tiết sử chỉ có nhị vị tiểu nương tử hầu hạ thôi sao?”

Thương Lục bị hắn nhìn đến mất tự nhiên, gật đầu đáp một tiếng rồi dịu dàng nói một cách lấy lệ: “Gia chủ thích yên tĩnh, người hầu hạ ngài trong viện cũng không nhiều.” 

Dứt lời nâng khay bước ra ngoài, để lại Bùi Mậu Khiêm một mình ngồi trong phòng kinh ngạc không dứt. Hắn tự hỏi vị tiểu nương tử hôm qua được Tống Hành dẫn theo sau lưng rốt cuộc là có thân phận gì, nếu đã không phải tỳ nữ trong viện của hắn thì chẳng lẽ lại là nữ tử xuất thân từ giáo phường?

Hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau, Tống Hành hồi phủ. Phùng Quý đi theo sau lưng hắn về đến Thối Hàn cư, vừa đến hành lang đã nhìn thấy Quất Bạch đứng dưới mái hiên hà hơi vào lòng bàn tay sưởi ấm, liền hỏi: “Bên ngoài lạnh lắm, sao không ở trong phòng đốt lửa sưởi cho ấm?”

Quất Bạch đáp lại, hơi thở thoát ra ngưng lại thành từng đợt sương trắng mỏng: “Hình như Bùi Tam lang có chuyện muốn tìm gia chủ, giờ ngài ấy vẫn đang ở phòng chờ.”

Vừa nói, nàng vừa quay người gõ cửa phòng chờ, báo cho Bùi Mậu Khiêm biết gia chủ đã về.

Bùi Mậu Khiêm kích động đứng lên vội đẩy cửa ra, nhưng nhìn quanh bốn phía một vòng vẫn không thấy bóng dáng vị nữ lang kia đâu, hắn không giấu nổi vẻ hồn xiêu phách lạc, lại sợ bị người khác nhận thấy nên chỉ sau chớp mắt đã khôi phục nguyên trạng như ban đầu.

Trước giờ Tống Hành toàn dùng nửa con mắt nhìn hắn nên đương nhiên không nhận ra điều gì. 

Từ hôm qua Phùng Quý đã thấy ánh mắt vị Bùi Tam lang này nhìn Dương nương tử rõ ràng không đơn thuần nên càng chú ý hơn khi nhìn thấy bộ dạng cô đơn khi không gặp được người của hắn, lập tức ngộ ra hắn đang ôm tâm tư gì khi tìm đến Thối Hàn cư. Đôi mày rậm của Phùng Quý không khỏi nhăn lại, phân phó người đi pha loại trà Mông Đình mà Tống Hành vẫn hay uống.

Tống Hành cởi áo choàng đưa cho Quất Bạch rồi rảo bước vào phòng, thuận miệng hỏi Bùi Mậu Khiêm có việc gì không.

Bùi Mậu Khiêm theo hắn vào phòng, luận đàm thế cục hiện nay. Tống Hành mới đầu còn nghe hắn nói mấy câu nhưng càng nghe thì càng thấy người này bất học vô thuật, đã thế lại còn ngông cuồng tự đại, ếch ngồi đáy giếng. Hắn dần mất kiên nhẫn, máy móc bưng chén trà lên từ từ nhấp một ngụm, nhẫn nhịn ý nghĩ muốn đuổi người. 

Có lẽ vì khá thất vọng khi không thể nhìn thấy giai nhân, Bùi Mậu Khiêm ngày thường quen thói ba hoa chích chòe cũng chỉ ngồi thêm một lát đã cáo từ rời đi, lúc ra đến cửa thì gặp được Phùng Quý không biết đột nhiên xuất hiện từ khi nào, hạ giọng nhắc nhở. 

“Vị nữ lang đi cùng gia chủ hôm qua không ở đây mà ở trong biệt viện gia chủ.”

Phùng Quý cố ý dùng từ “nữ lang” mà không phải là “tỳ nữ”, đã vậy còn chỉ rõ nàng đang ở biệt viện của Tống Hành, chỉ cần là người bình thường hơi nhanh nhạy tí thì đều có thể hiểu ra thân phận của Dương nương tử không bình thường, sau đó bỏ đi những suy nghĩ không an phận muốn mộng tưởng đến nàng mới đúng.

Nhưng Bùi Mậu Khiêm nào phải hạng người sâu sắc như Phùng Quý hy vọng, trái lại còn ngớ ngẩn đến mức trong lòng rộn rã nở hoa, cho rằng tiểu nương tử kia chỉ là tỳ nữ Tống Hành giữ hầu hạ ở biệt viện, không bằng tỳ nữ thiếp thân mà chỉ thi thoảng mới có thể gặp Tống Hành, hoặc nếu có sự vụ quan trọng sẽ theo hắn rời phủ dự tiệc, đảm đương trách nhiệm của một bình bông.

Nếu đúng như vậy thì việc này sẽ càng dễ giải quyết. Bùi Mậu Khiêm hạ xuống quyết tâm, tinh thần phấn chấn nhưng ngoài mặt không để lộ ra, thong thả đi về phía tây sương phòng. 

Phùng Quý dõi theo bóng lưng dần mất hút của hắn, đang muốn quay về phòng sưởi ấm thì thấy Tống Hành từ trong nhà đi ra, đạm nhiên gọi hắn đến thư phòng mài mực.

Gió đêm khô hanh như từ nhát dao cứa vào người hắn, Phùng Quý theo bản năng khép thật chặt vạt áo, làm như lơ đãng nhỏ giọng hỏi: “Thời tiết mỗi ngày một lạnh hơn, không biết Dương nương tử ở biệt viện có đầy đủ y phục mùa đông chưa, hay là để nô sai người đặt mua thêm mấy bộ xiêm y cho Dương nương tử.”

Nghe vậy, Tống Hành không khỏi nhớ tới dáng vẻ mảnh mai lúc Thi Yến Vi buồn ngủ, vùi vào ngực hắn tìm hơi ấm, hầu kết hắn trượt lên trượt xuống, chợt thấy miệng đắng lưỡi khô liền phải bước ra hành lang hứng gió lạnh một lúc, sau đó mới trầm giọng sai phái: “Năm ngoái Bột Hải quốc [1] có hiến tặng áo choàng lông cáo trắng, còn dư một kiện sáng mai ngươi hãy mang sang biệt viện cho nàng.”

[1][1] Bột Hải (Tiếng Hàn: 발해; Hanja: 渤海; Romaja: Palhae; McCune–Reischauer: Balhae, tiếng Trung: 渤海; bính âm: Bóhǎi, tiếng Nga: Пархэ, Бохай) là một vương quốc đa sắc tộc cổ của Triều Tiên tồn tại từ năm 698 đến 926 được lập ra bởi Đại Tộ Vinh (Tae Choyŏng) từ sau khi Nhà nước Cao Câu Ly sụp đổ. Phạm vi lãnh thổ của quốc gia này tương ứng với phần lãnh thổ của nước Đông Phù Dư (ngày nay là hai tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh của Trung Quốc) và một phần vùng Viễn Đông của Nga.

Nguồn chú thích: Wikipedia

Gió thổi làm gợi lên những đụn mây đen trên bầu trời, ánh trăng mờ ảo rơi xuống, chiếu vào từng đoá hải thạch lựu, dát thêm lớp sương bạc chói mắt. 

Tống Hành hơi cụp mi mắt, ánh mắt dừng lại trên lớp sương dát bạc, chẳng hiểu vì lý do gì lại nhớ tới Thi Yến Vi ở dưới thân hắn nức nở xin tha, nước mắt trong suốt từ đuôi mắt nàng trượt xuống tới tai, thấm ướt khuyên tai trân châu trắng muốt. 

Không đủ hoàn mỹ. Viên trân châu kia phẩm chất quá đỗi bình thường, chưa đủ bóng bẩy tròn trịa, thực sự không xứng với nàng.

“Còn một nửa hộp bắc châu cũng mang theo qua đó đi.” Vừa nói vừa bước xuống bậc thang hái một cành hải thạch lựu cầm trong tay thưởng thức, nhớ lại tư vị thỏa mãn đến cực hạn đêm qua. 

*bắc châu, trân châu được nhắc tới ở đây là viên ngọc trai nhé mọi người.

Phùng Quý có tiếng là tinh tường, lập tức lấy ra một chiếc bình men trắng đồng chất, múc nước để sẵn trước án thư, sau đó bắt tay mài mực. 

Một lúc lâu sau, Phùng Quý mài mực xong, Tống Hành cắm cành hải thạch lựu kia vào bình, cầm bút chấm mực. 

Ngày hôm sau, Phùng Quý ăn sáng xong, sau khi Tống Hành rời khỏi phủ mới tự mình đi vào khố phòng lấy áo choàng lông cáo và bắc châu kia ra, dẫn thêm hai tên tiểu tư chăm chỉ kín miệng đi thẳng đến biệt viện hành sơn.

Phùng Quý đi tới ngoài viện thì bắt gặp Thi Yến Vi tản bộ tiêu thực trong vườn, thấy nàng chỉ mặc chiếc áo choàng viền lụa đã cũ mất một nửa thì vội sai tiểu tư sau lưng lấy áo choàng lông cáo từ trong bao quần áo ra, nói: “Mùa đông trời giá rét, sao nương tử chỉ khoác mỗi áo choàng, không sợ trúng gió ngã bệnh sao?”

Thi Yến Vi thản nhiên quét mắt qua áo choàng lông cáo trắng muốt hắn mang tới rồi lập tức dịch chuyển tầm mắt, cũng không mặc thử mà đáp rằng: “Giờ mà mặc thì sắp tới tuyết rơi phải làm thế nào được. Nếu gia chủ thưởng xuống thì tốt nhất cứ cất kỹ trong phòng đi.”

Nàng vừa dứt lời thì Phùng Quý không khỏi lấy làm ngạc nhiên, thầm nghĩ thế gian vẫn còn có người không muốn dùng lông cáo ấm áp để chống rét sao?

“Trừ áo lông áo này ra thì còn có nửa hộp bắc châu.”

Trong phim truyền hình và tiểu thuyết chỉ từng nhắc đến nam châu và đông châu nhưng riêng bắc châu này thì Thi Yến Vi chưa hề được nghe tới, nàng không nén nổi sự tò mò, liếc mắt nhìn hộp gỗ đàn tinh xảo kia. 

Phùng Quý thấy nàng mày hơi nhíu, nghĩ là nàng đang nghi ngờ nên mỉm cười giải thích: “Cả áo lông cáo lẫn bắc châu đều có nguồn gốc từ Lô Long phía đông bắc Bột Hải quốc.”

Thi Yến Vi dựa vào kiến thức chưa bị trả hết lại cho giáo viên địa lý thì biết rằng Bột Hải quốc này có lẽ nằm ở vùng đông bắc Trung Quốc, những viên bắc châu sau này được gọi thành đông châu.

“Khiến Phùng lang quân phải đến tận đây rồi. Anh giữ lại một viên bắc châu để uống trà đi.” Thi Yến Vi thu hồi tầm mắt, giọng điệu bình tĩnh nói.

Phùng Quý trợn tròn mắt kinh hãi. Lần trước là thưởng trâm cài, lần này lại là bắc châu cực kỳ nổi tiếng, chỉ sợ trên đời này không còn chủ tử nào hào phóng qua được nàng.

Bởi vì lần trước nghe được những nói âm dương quái khí của nàng nên lần này Phùng Quý cũng không dám từ chối thêm nữa, tạm thời gật đầu đồng ý nhưng sau đó lại lá mặt lá trái, nửa viên hạt châu cũng không dám động vào. 

Hôm đó, Tống Hành về phủ chậm hơn so với bình thường, Phùng Quý cũng không nhắc lại chuyện này với Tống Hành mà chỉ hỏi hắn muốn gì cho bữa tối.

Đảo mắt, đã đến giờ lên đèn.

Bùi Mậu Khiêm để một tỳ nữ áo xanh đi trước cầm đèn soi đường, rảo bước nhanh đến Thối Hàn cư.

Thương Lục vào thông truyền qua cánh cửa, Tống Hành có chút không kiên nhẫn cho phép người tiến vào, sắc mặt như thường ngồi nghiêm chỉnh trên giường La Hán.

Bùi Mậu Khiêm chào hỏi hắn xong thì tự mình ngồi xuống chỗ đối diện, cười nịnh nọt rồi cất giọng cung kính nói: “Hôm nay mỗ đến là vì có một chuyện muốn nói, kính xin Tống tiết sử thành toàn.”

Tống Hành nghe vậy bắt đầu cười khẽ, nụ cười có hàm ý sâu xa, “Bùi Tam lang cứ nói, đừng ngại.”

“Đây là chuyện vui với cả Tống tiết sử và cả Kính Nguyên.” Bùi Mậu Khiêm vừa nói vừa không quên cẩn thận để mắt đến sắc mặt của Tống Hành, thấy nét cười trên mặt hắn không mảy may suy giảm thì nhìn thẳng vào bồn hoa mẫu đơn cách đó không xa, nói tiếp, “Tống tiết sử còn nhớ vị kia nữ lang đã đi theo hầu hạ ngài ngày hôm trước hay không?”

Tống Hành bất động thanh sắc khắc chế tâm trạng của chính mình, chỉ bưng chén trà đã nguội mất một nửa lên “ừ” một tiếng, ánh mắt lạnh lùng muốn xem xem hắn định tìm chết bằng cách nào. 

Bùi Mậu Khiêm nhìn hắn sắc mặt không đổi, lại càng bạo gan nói tiếp: “Chiếu theo luật pháp triều ta, thiếp thất có thể mua bán, huống chi nữ lang kia cũng chỉ là một nô tỳ ở quý phủ Tống tiết sử. Mỗ nguyện bỏ ra ngàn vàng để mua cũng không tính là bôi nhọ nàng. Tương lai nàng làm thiếp ở quý phủ của mỗ, nếu sinh hạ nhất nhi bán nữ [2] thì quan hệ giữa hai nhà Bùi Tống đương nhiên sẽ càng được củng cố, há chẳng phải là chuyện tốt lắm sao?” 

[2][2] Thời phong khiến, người ta cho rằng con gái chưa hẳn là con trong gia đình, sớm muộn gì cũng phải gả chồng nên chỉ tính là một nửa.

“Ý của Bùi Tam lang là muốn nâng ngoại thất của Tống mỗ làm thiếp Bùi gia ngươi, cùng ngươi sinh con đẻ cái?”

Mắt phượng Tống Hành hơi nheo lại, chén trà trong tay đột nhiên bị bóp chặt, mảnh sứ vỡ vụn, nặng nề phát ra thành tiếng. 

Trên mặt hắn rõ ràng vẫn còn đang mỉm cười nhưng khi quay đầu nhìn về phía Bùi Mậu Khiêm, ý cười không rõ hàm súc cùng ánh mắt u ám thâm thúy kia khiến Bùi Mậu Khiêm rùng mình, da đầu tê dại. 

Giờ vẫn đang là trời đông giá rét nhưng trên trán Bùi Mậu Khiêm lại có mồ hôi nóng chảy ra không ngừng, nhỏ liên tục xuống cần cổ trắng mịn khiến hắn cực kỳ không thoải mái.

Có lẽ vì sợ hãi quá mức nên đến thở ra một hơi hắn cũng không dám.

Bùi Mậu Khiêm giơ bàn tay phải đang run lẩy bẩy lên dùng ống tay áo lau mồ hôi trên trán, há miệng lắp bắp nói: “Mỗ, mỗ không biết nàng là ngoại thất của Tống tiết sử, nên đã mạo phạm, còn, còn phải xin Tiết soái bao dung… Tha thứ mỗ tội thiếu hiểu biết…”

Tống Hành đột nhiên buông ra, chén trà nát thành từng mảnh nhưng sức mạnh lẫn kỹ thuật đều được khống chế vô cùng tốt, nên hắn cũng không mảy may bị thương.

“Cút ngay!” Giọng nói lạnh buốt của Tống Hành vang lên bằng đúng hai chữ này, nhắm mắt đè nén lửa giận còn vương lại trong lòng.

Bùi Mậu Khiêm như được đại xá, hai chân run như cầy sấy lao thẳng ra cửa chạy biến đi, chỉ muốn nhanh nhanh thoát khỏi tầm mắt của Tống Hành, miễn cho bị hắn lửa giận che mờ lý rồi thay đổi chủ ý, bóp cổ mình như bóp nát chén trà kia. 

Khi Phùng Quý thấy sắc mặt hắn đầy vẻ kinh hoàng bỏ chạy thục mạng ra khỏi cửa thì nghiễm nhiên hiểu ra ngay, hôm qua hắn nhất định đã hiểu sai nên hôm nay mới bị máu nóng thôi thúc đến cầu gia chủ, định đoạt đi Dương nương tử. Gia chủ đối với Dương nương tử đang ở thời điểm ăn tủy mới biết mùi vị, lời này có khác nào nhổ râu quanh miệng lão hổ không cơ chứ?

Tống Hành quả thực bị hắn chọc giận không nhẹ, đứng dậy sải bước ra khỏi ngưỡng cửa, cũng không nói một lời mà tự mình, nhảy lên lưng ngựa nhanh chóng bỏ đi.

Phùng Quý biết hắn nhất định muốn đến biệt viện tìm Dương nương tử liền cuống quýt dắt ngựa ra, đuổi theo hắn. 

Đêm đã khuya, mây đen bế nguyệt, ánh sao ảm đạm.

Tống Hành phi như bay vào một con hẻm sâu không một bóng người, bên tai là tiếng gió bấc gào thét, quét qua người từng đợt tê buốt, nhưng hắn tựa hồ không cảm thấy rét lạnh, lửa giận trong lồng ngực thiêu đốt đến mức toàn thân khô nóng. 

Tống Hành xoay người xuống ngựa, dưới chân như có cơn lốc thoát ra, nghiêm mặt đi tới chính phòng nhưng không thấy bóng dáng Thi Yến Vi đâu cả. 

Luyện Nhi thấy hắn có vẻ đang tức giận trầm mặc không nói lời nào thì càng cảm thấy sợ hãi, tiến lên nhỏ nhẹ nói: “Bẩm gia chủ, nương tử đang ở phòng tắm tắm rửa.”

Tống Hành lạnh lùng nhìn chằm chằm về phía cửa, không đáp. 

Luyện Nhi căng thẳng tóm chặt vải áo, rón rén lui ra ngoài, cài cửa lại.

Gần hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau, Thi Yến Vi mới từ phòng tắm bước ra, mái tóc xoắn lại vắt qua một bên. 

Luyện Nhi tiến lên nghênh đón, thấp giọng nói với nàng rằng gia chủ vừa mới đến, sắc mặt không được tốt cho lắm, dường như ngài còn đang nổi nóng.

Thi Yến Vi rũ mắt nhìn xuống dưới, lông mi cong vút khẽ run lên. 

Mang theo nỗi thấp thỏm, nàng bước vào cửa, cũng không dám tới gần hắn mà chỉ  yên lặng ngồi xuống cạnh chậu than, chậm rãi dùng khăn thấm khô mái tóc. 

Tống Hành yên lặng nhìn Thi Yến Vi vắt khô tóc, chẳng hiểu sao cơn tức giận trong lòng chợt biến mất một cách đầy khó hiểu. 

Nàng trời sinh đã có dung mạo diễm lệ, hấp dẫn ánh nhìn người khác. Nên lỗi không phải ở nàng mà ở những kẻ có ý đồ xấu với nàng.

Bùi Mậu Khiêm dám cả gan dòm ngó nàng, hắn thật sự đáng chết.

Nếu hắn không phải tiết độ sứ Hà Đông, không cần xem xét đến đại cục thì thực lòng, hẳn chỉ muốn khoét cặp mắt bẩn thỉu của hắn ta, lấy mạng hắn ta. 

Tống Hành bước lên ba bước, tay phải xoa bờ vai nàng rồi vuốt dọc theo đường cong dời tới cằm, động tác nhẹ nhàng chậm rãi vuốt ve, rũ mắt nhìn chăm chú vào đôi mắt đào hoa của nàng, thấp giọng hỏi: “Nương tử ngoan, hôm nay thưởng nàng bắc châu, nàng có thích không?”

Thi Yến Vi không thể hiểu nổi tâm trạng đột nhiên biến đổi của hắn, chau mày ngơ ngác gật gật đầu.

Trước khi Thi Yến Vi có thể hiểu ra vì sao hôm nhiên hắn lại trở nên như vậy thì kế tiếp một cảnh tượng thậm chí còn kỳ dị hơn đã xảy ra. Tống Hành rút tay lại rời khỏi người nàng một lúc rồi mang tới một cái khăn sạch sẽ, ấn tay nàng xuống, giúp nàng lau khô tóc. 

Đến khi mái tóc đen đã gần như được lau khô, hắn ôm Thi Yến Vi đặt lên giường La Hán, tìm hộp gỗ đàn hương đựng bắc châu đặt trên bàn trang điểm mang lại đây. 

Tống Hành tiện tay mở hộp ra, lấy một viên bắc châu to bằng đầu ngón tay, mặt mang ý cười vê tròn viên bắc châu kia đặt lên tai nàng. 

“Nương tử trời sinh đã có nước da trắng nõn, chỉ có loại bắc châu này mới xứng được với nàng. Áo lông cáo kia càng là thứ khó gặp, ở quý phủ cũng chỉ có mỗi Thái phu nhân và Nhị nương, mỗi người có một kiện. Người khác gặp được thấy nàng ăn mặc chỉnh trang, lại dùng loại châu này đương nhiên sẽ hiểu nàng có thân phận bất phàm, không dám tơ tưởng gì thêm nữa.”

Những lời hắn nói khiến Thi Yến Vi như lọt vào sương mù, trầm tư một lúc thật lâu thì chợt nhớ lại chuyện xảy ra trên thuyền hoa ngày ấy, về ánh mắt thô tục mà vị lang quân kia đã dùng để đánh giá nàng. 

Chẳng lẽ hắn có ác ý nên đã nói những lời vô liêm sỉ trước mặt Tống Hành sao?

Nghĩ tới đây, Thi Yến Vi hơi ngước mắt nhìn Tống Hành, muốn thăm dò xem lần này hắn đến liệu có phải trút giận lây lên nàng.

Nhưng ít ra thần sắc của Tống Hành cũng không đáng sợ như nàng nghĩ, dáng vẻ này nhìn qua cũng không đến mức khiến Luyện Nhi phải nhắc nhở nàng nên coi chừng gia chủ.

“Nương tử xinh đẹp lại không có nơi để dựa dẫm, nếu rời khỏi ta không biết sẽ thu hút bao nhiêu sài lang hổ báo thèm muốn, đến lúc đó liệu nương tử có đủ năng lực tự bảo vệ mình không? Đã như thế thì sao nương tử vẫn không chịu an phận ở cạnh ta, chỉ cần có ta ở đây thì nàng nhất định có thể yên tâm ăn sung mặc sướng, dù là bất kỳ ai cũng đều không được phép chọc giận nàng.”

Nhưng nếu ngươi là người chọc giận ta thì sao? Thi Yến Vi gần như ngay lập tức nghĩ đến điều này nhưng lời này bị mắc ngay cổ họng, cuối cùng không nói rõ nữa. 

Hậu quả phải gánh khi khiến hắn tức giận nàng đã nếm qua mấy lần rồi. 

Thi Yến Vi khẽ cau mày, mím môi, nàng không nhìn hắn nữa mà chỉ cúi thấp đầu dưới ánh nến. 

Người đẹp dưới đèn giống như hoa, mặc hắn thu hái. 

Bất tri bất giác, Tống Hành đã nảy ra ý định để giải quyết Bùi Mậu Khiêm nhưng tạm thời chuyện này được gác sang một bên. Hắn không nhịn nữa, một tay luồn vào mái tóc đen bóng như tơ lụa của Thi Yến Vi, xoay đầu nàng về nhìn về phía mình, khiến nàng phải hơi ngẩng cao cổ. 

Môi mỏng mang theo hơi lạnh phủ lên cánh môi đỏ như chu sa, ướt át đầy đặn, nhẹ nhàng gặm cắn phiến môi non mềm, hấp thu hơi thở thơm mát, chỉ cảm thấy trong miệng ngọt ngào cực kỳ. 

Hồi lâu sau, Tống Hành chắp hai tay, cúi đầu áp xuống.

Thi Yến Vi bị đau vươn tay đẩy bả vai hắn ra. Tống Hành dùng một tay kìm chặt hai tay nàng, tay còn lại vén chiếc váy mùa đông nặng trịch lên.

Thắt lưng trên eo nhỏ cứ thế trượt xuống. 

Ngoài cửa sổ sắc trời càng lúc càng đen kịt, gió bấc thổi qua từng cơn. 

Những ngón tay trắng nõn của Thi Yến Vi nắm chặt lấy thảm, muốn dịch về phía trước. Tống Hành đương nhiên không để nàng trốn thoát, một đường bắt lấy cổ tay nàng. 

Lọt vào tầm mắt chỉ là một màu tuyết trắng xóa. 

Tống Hành càng lúc càng sa vào, ôm nàng đứng bên cửa sổ.

Dưới ánh trăng mông lung, hai mắt Thi Yến Vi hiện ra ánh nước, ánh sáng trong trẻo bao phủ khắp cửa sổ tựu vào một chỗ càng có vẻ chói mắt. Nàng không có tâm trạng thưởng ngoạn thế giới dưới tầm mắt Tống Hành, nhắm mắt vô lực dựa đầu vào bả vai rộng lớn của hắn. 

Bên tai truyền đến tiếng Tống Hành khẽ lẩm bẩm, hắn muốn nàng sống yên phận, đừng tiếp tục gây lộn nữa, như vậy trừ việc thả nàng rời đi, phàm là những thứ hắn có thể cho thì chắc chắn, hắn đều không tiếc rẻ. 

Thi Yến Vi không nhớ rõ nàng đã ngủ thiếp đi từ khi nào chỉ biết đến khi tỉnh lại đã là sáng sớm ngày hôm sau, trên người dù đã được hắn rửa lại sạch sẽ, dễ chịu sảng khoái nhưng lại không giấu được cảm giác đau nhức từ tứ chi bách hài, nhất là ở đầu gối. 

Trong lòng nhịn không được lại đặc biệt “hỏi thăm” hắn mấy câu, đứng dậy xuống giường.

Rửa mặt trang điểm xong, Thi Yến Vi thì thấy hộp đựng bắc châu kia thì cũng lười xem lại, tiện tay bỏ vào ngăn kéo nhỏ bên cạnh.

Lưu mụ nhìn thấy thì không hỏi khó hiểu, cau mày nghi ngờ hỏi: “Bắc châu đựng trong hộp đều là loại thượng phẩm ngàn vàng khó cầu, mang làm thành trâm cài điền đầu thì không gì bằng, sao nương tử lại không thích?”

Thi Yến Vi mím môi không đáp, chỉ gọi Hương Hạnh tới phòng bếp, truyền mấy món thanh đạm tới. 

Ăn sáng xong, Thi Yến Vi uống lương dược. Tỳ nữ dẫn theo bà mụ tuổi ngoài bốn mươi, dựa theo lời gia chủ, đến đây giúp nàng đo người may y phục. 

Không lâu sau lại có nữ lang đang độ tuổi xuân mang theo bản vẽ đến tìm nàng, bảo Thi Yến Vi chọn ra kiểu trang sức mà nàng yêu thích.

Thi Yến Vi mở ra thì thấy bên trong đều là các loại trang sức ngọc trai, mỗi viên đều có kích thước tiêu chuẩn, so ra thì không to bằng mấy viên Tống Hành đưa tới. 

Sau khi chọn đại mấy kiểu rồi tiễn người đi, Thi Yến Vi đến trước giá sách lấy xuống một cuốn mở ra xem để giết thời gian. 

Giờ Dậu, Tống Hành cưỡi ngựa hồi phủ.

Hôm đó là ngày mùng mười tháng mười, tiết Tiểu Tuyết [3], theo thông lệ thì người Tống phủ sẽ bày gia yến ở sảnh chính.

[3][3] Tiểu Tuyết là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 11 dương lịch, hoặc 21 hay 22 tháng 5, khi Mặt Trời ở xích kinh 240°. Nguồn chú thích: Wikipedia

Tống Hành dừng trước cửa, cởi áo choàng lông vũ đưa cho Phùng Quý, đợt khí lạnh trên người rút bớt mới vòng qua bức bình phong ba cánh vẽ hoa mẫu đơn, tiến vào thi lễ vấn an với Tiết phu nhân. 

Tiết phu nhân vội bảo hắn ngồi xuống, sai người bày thiện. 

Tống Duật cũng vừa từ quan thự về, không thấy bóng dáng Bùi Mậu Khiêm đâu nên không khỏi hỏi thêm mấy câu. Tiết phu nhân đáp sáng nay hắn đến Thúy Trúc cư chào từ biệt xong thì vội vã rời phủ, trở về Kính Châu. 

Người khác có thể không biết lý do nhưng Tống Hành thì rõ ràng hơn bất kỳ ai hết. Dẫu vậy, ngoài mặt hắn vẫn làm ra vẻ dửng dưng, chỉ cầm chén trà khẽ nhấp một ngụm làm dịu cổ họng, thầm than kẻ kia bỏ chạy thật nhanh, nhất định đã bị dọa không nhẹ.

Nhưng kể cả hắn có chạy đi nữa thì cơn buồn nôn này há lại không có chỗ nhổ ra. Đầu ngón tay Tống hành nắm chặt tay vịn trên ghế bành, chậm rãi thở ra, hơi nhắm mắt lại.

Trên bàn tiệc, Tiết phu nhân đang cầm tay Tống Thanh Hòa nói giỡn thì Tống Duật bất ngờ cau mày, lên tiếng: “Thời tiết thế này, hai ngày sau có khi sẽ có tuyết rơi. Không biết Dương nương tử đang một thân một mình ở đâu? Mỗ phái người đi tìm hiểu tung tích thì chỉ biết Dương nương tử từng làm công ở một tửu lâu được hơn ba tháng thì biến mất…”