*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Thi Yến Vi sợ đến kinh hồn bạt vía suốt mấy ngày, cả người nhìn đi nhìn lại đúng là đã hao gầy đi một lượt. Luyện Nhi nhìn rõ, không khỏi cảm thấy rầu rĩ.
Cho đến sáng ngày thứ sáu, Thi Yến Vi bị đánh thức bởi cơn đau truyền tới từ bụng dưới, nhận thấy giữa hai chân có chút ẩm ướt liền gọi Luyện Nhi mang đai nguyệt sự vào, phủ thêm áo khoác đến đông viện thay y phục.
Trừ việc lần này chậm mất mười ngày thì tình trạng đau bụng so với tháng trước cũng trầm trọng hơn khá nhiều, Thi Yến Vi ngồi tựa trên tháp, sai người đưa ấm sưởi [1] và lò cầm tay đến.
[1][1] gốc là 汤媪, “Tangpozi”, một ấm đun nước bằng đồng thiếc, hình trái bí ngô với nước nóng ở bên trong, cũng được sử dụng rộng rãi để giữ ấm. Nó có thể được đặt dưới chăn, sử dụng tương tự như túi nước nóng thời nay. (Nguồn chú thích: Fanpage Trung Hoa Thư Quán)
Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương.
Luyện Nhi đưa ấm sưởi đến, nhét vào trong chăn làm ấm chân cho Thi Yến Vi, thấy nàng tựa vào gối đầu vẻ mặt có chút muộn phiền liền ngồi xuống mép giường, nói chuyện phiếm để nàng cảm thấy bớt nhàm chán.
Trong lúc nhất thời không nghĩ ra nên nói cái gì liền chuyển chủ đề sang ấm sưởi, cười hỏi nàng: “Nương tử có biết ấm sưởi này từ đâu mà được lưu truyền rộng rãi không?”
Thi Yến Vi lắc đầu, nàng chỉ biết trong tiểu thuyết thời Minh Thanh, đồ vật này được gọi là bình nước nóng, trong khi ở đây thì được gọi là ấm sưởi.
“Lúc nô tỳ còn ở Tống phủ từng nghe một lão mụ lớn tuổi nói, vật này là do công chúa Tuyên Thành làm ra năm mười sáu tuổi. Nàng đã sai thợ thủ công dựa theo bản vẽ mà nàng vẽ ra để chế thành, ban đêm vào mùa đông nếu sử dụng sẽ giúp làm ấm, hỗ trợ ngủ ngon. Những hộ gia đình bình thường trong dân gian thì thiết kế có phần kém một bậc, chỉ có những gia đình phú quý mới dùng đến ấm sưởi bằng đồng.”
Vì là sinh viên khoa văn nên Thi Yến Vi hoàn toàn không có chút kiến thức vào về kỹ thuật rèn sắt, những vấn đề linh tinh như khi nào thì kỹ thuật được cải tiến, nồi sắt xào rau xuất hiện từ lúc nào hay bình nước nóng được phát minh từ đâu, nàng chưa từng chú tâm tìm hiểu.
Nàng chợt nhớ đến lúc vẫn còn ở khách điếm từng nghe thấy một vị thư sinh nhắc qua vị công chúa Tuyên Thành đã cải tiến kỹ thuật rèn sắt, hiện đang ẩn cư tu đạo ở đình sơn Vu Kính không màng thế sự, liền cảm khái nàng quả thật là bậc kỳ nữ, không tránh khỏi có chút tò mò bèn hỏi kỹ về tuổi tác lẫn cuộc đời thăng trầm của công chúa Tuyên Thành.
Những gì vừa kể là những điều duy nhất Luyện Nhi nghe ngóng được nên những chuyện bên lề Luyện Nhi đều lắc đầu nói không biết, chỉ biết trên núi Kính Đình trước kia cũng từng có một vị công chúa khác đến tu đạo, là hoàng muội của hoàng đế Huyền Tông, phong hào của nàng là Ngọc Chân, cả đời không gả. Xem ra vị công chúa Tuyên Thành này có lẽ cũng không có ý định gả chồng.
Thi Yến Vi nghe thấy điều này thì chợt nghĩ: Nếu như ngày đó nàng rời khỏi Tống Phủ đến đạo quan tu đạo, rời xa trần thế ồn ào huyên náo, cũng chưa từng quen biết Thôi Tam nương và những người khác thì liệu Tống Hành có vì mất đi lợi thế có thể uy hiếp được nàng mà bỏ qua cho nàng không?
Đáng tiếc, trên đời này không có hai chữ “nếu như”.
Thi Yến Vi khẽ thở dài, cảm giác đau đớn ở vùng bụng dưới càng trở nên rõ ràng, khiến nàng không khỏi cau mày. Cho dù nàng ngốc nghếch đến mấy thì lúc này cũng không thể không nghĩ việc nguyệt sự bất ổn tháng này là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra.
“Ta vừa nhóm lò xong, quay đi quay lại đã chẳng thấy em đâu, thì ra là đang ở chỗ này của nương tử trốn việc.” Hương Hạnh mở tấm rèm châu, từ gian ngoài chậm rãi tiến vào, dùng cả hai tay nâng lò cầm tay đưa cho Thi Yến Vi, mỉm cười trêu chọc Luyện Nhi.
Luyện Nhi là người thật thà, còn tưởng nàng ấy đang thực sự trách cứ mình thì rối rít giải thích: “Em thấy nương tử rầu rĩ không vui nên ngồi xuống nói chuyện phiếm một lúc với nương tử, không phải em lười biếng đâu ạ.”
Hương Hạnh che miệng cười khúc khích, đưa tay xoa vải áo trên vai nàng, dịu dàng nói: “Chỉ mới đùa với em hai câu thôi mà đã tưởng là thật. Nương tử dù không thấy thoải mái nhưng cũng không thể không dùng bữa sáng đúng không, còn không nhanh đến phòng bếp truyền thiện đi?”
Luyện Nhi gật đầu đáp ứng, đứng lên khỏi ghế thi lễ cáo lui, Thi Yến Vi đặt lò cầm tay lên bụng sưởi ấm, khóe môi cong lên yếu ớt nói: “Giờ ta thực sự không có khẩu vị, em đến phòng bếp bảo họ làm bát cháo ngọt cho ta là được.”
Hương Hạnh nghe xong, đôi mày thanh tú hơi cau lại, cùng Luyện Nhi lui ra ngoài, đợi bước ra khỏi cửa viện mới nhỏ giọng lên tiếng trước: “Chỉ uống mỗi cháo ngọt thôi thì sao được, theo ta thấy vẫn nên dặn phòng bếp chuẩn bị thêm món thịt. Nương tử đã gầy đến mức đó rồi, nếu gia chủ về nhìn thấy, kiểu gì cũng sẽ trách tội xuống cho xem.”
Luyện Nhi nghe xong cũng thấy có lý, nàng đi vào phòng bếp còn Hương Hạnh thì đi nấu trà gừng đường cát, mang đến cho Thi Yến Vi.
Chỉ mấy tháng trước, Thi Yến Vi thường chỉ cảm thấy đau đớn trong nửa ngày đầu tiên của kỳ nguyệt sự nhưng lần này cơn đau kéo dài trọn hai ngày, đến ngày thứ ba cũng chưa thấy dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí lúc đi tiểu còn cảm thấy ê buốt.
Chưa dừng lại ở đó, dạo gần đây Thi Yến Vi còn có những cơn đau dạ dày. Dù mỗi ngày đều có Luyện Nhi ở bên khuyên nhủ nàng nên ăn nhiều chút thì tình trạng sụt cân chẳng những không chững lại mà ngược lại, cũng không thấy dấu hiệu tăng cân.
Thời gian thấm thoát trôi qua, chẳng mấy chốc đã là trung tuần tháng chín, tính kỹ ra thì lần này Tống Hành đi đã hơn hai mươi ngày, từ đó đến nay chưa thấy hắn quay lại biệt viện.
Thi Yến Vi thông qua Phùng Quý thì nhận được tin hắn ra ngoài đánh giặc, sau đó còn thành khẩn khuyên nàng đừng nên nôn nóng, chỉ cần yên tâm ở đây kiên nhẫn chờ gia chủ về là được.
Lời này khiến Thi Yến Vi cảm thấy buồn cười. Khoảng thời gian Tống Hành không ở Thái Nguyên, nàng một mình ở đây ung dung tự tại, căn bản không hề nghĩ tới Tống Hành thì lẽ nào lại vì chuyện hắn không đến mà sốt ruột hay ưu phiền?
Những dù sao đi nữa hắn vẫn là cánh tay phải đắc lực của Tống Hành, không thể không diễn trò trước mặt hắn. Nàng bày ra dáng vẻ lo lắng cho Tống Hành đến nỗi cơm nước không vào, nói: “Làm phiền Phùng lang quân phải đích thân đến đây một chuyến, ta đương nhiên sẽ yên tâm đợi gia chủ khải hoàn trở về.”
Phùng Quý thấy nàng hơi cau mày mím môi, nhớ đến lần cãi vã nảy lửa giữa nàng và gia chủ tháng trước, nhất thời không biết dáng vẻ của nàng hiện giờ liệu có phải là thật lòng, nhưng đúng là nhìn nàng hao gầy đi ít nhiều, một cơn gió nhỏ dường như cũng đủ sức cuốn nàng bay đi, bèn tạm thời tin rằng nàng thành ra thế này cũng chỉ bởi vì quá mức nhớ nhung gia chủ.
Hai ngày sau, có tin vui truyền tới từ Duyện Châu. Chiến sự sắp sửa giành được thắng lợi, khoảng tháng mười gia chủ sẽ hồi thành.
Tiết phu nhân nhận được tin này, trái tim đang treo lơ lửng cũng nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất.
Tới ngày hai mươi lăm tháng chín, ngày Lập Đông.
Hà Đông Quân đại thắng, Tống Hành dẫn đám thuộc hạ mượn đường Thiên Bình, Ngụy Bác quất roi thúc ngựa trở về Thái Nguyên, lúc đến được ngoài cổng thành đã là nửa đêm ngày hai mươi chín tháng chín.
Thời tiết đã vào cuối thu, gần đến đông chí, ban đêm trời lạnh, đàn ngựa ra sức phi nhanh rốt cuộc cũng có thể được nghỉ ngơi một lúc, hơi thở ấm nóng phả vào không khí lạnh hóa thành từng đợt sương trắng.
Trình Diễm thu lại dây cương, thẳng lưng ngồi ngay ngắn trên ngựa, giơ tay hô to với binh sĩ ở cổng thành: “Tiết soái về thành, mau mau mở cổng thành đi.”
Một binh sĩ mặt tròn xoe dụi mạnh mí mắt nặng trĩu, cầm bó đuốc ở gần đó đi tới.
Trông xuống cổng thành liền lập tức bị ánh sáng vàng rực trên y giáp người dẫn đầu làm chói mắt, nhìn kỹ lại thì hóa ra là ngư phù bằng vàng. Hắn cuống cuồng chạy xuống đánh thức mấy binh sĩ đáng ra phải luân phiên nhau canh gác, vội vàng mở cổng nghênh đón người đi vào.
Đám binh sĩ đều chắp tay khom lưng hành quân lễ với Tống Hành, sĩ quan trưởng run rẩy nói: “Ti hạ không biết Tiết soái cùng Trình tư mã trở về nên đã không tiếp đón từ xa, vạn mong Tiết soái thứ lỗi.”
Tống Hành nhàn nhạt liếc nhìn binh sĩ kia một cái, thản nhiên nói không sao rồi cáo từ cùng những người đi theo, ai về nhà nấy.
Tiếng vó ngựa vang lên trên ngã tư đường vắng lại, đi vào con hẻm không một bóng người. Chẳng hiểu vì lý do gì, Tống Hành chợt nhớ lại mấy chục ngày trước, hắn đứng giữa màn mưa nhìn cái bóng nữ lang hắt lên màn cửa sổ, ngẫm nghĩ một lúc thì quay đầu ngựa, hướng về biệt viện hành sơn.
Lúc đó đã vào đến canh ba, viện tử chìm sâu vào yên tĩnh, vầng trăng treo cao giữa nền trời tối đen như mực, tỏa ra thứ ánh sáng trong trẻo nhưng u uất, chạm vào cành lá rồi hóa thành những vệt xám nhuộm màu lên phiến đá xanh.
Tống Hành không để lão mụ đánh thức Thi Yến Vi mà phất tay hiệu đám người lui hết cả ra ngoài. Hắn đẩy cửa im lặng đi vào giữa phòng, dựa vào ánh trăng mờ ảo đứng bên giường nhìn ngắm dung nhan khi đang ngủ của nàng, sau đó lại cúi xuống vươn bàn tay phải thô to, nhẹ nhàng chạm vào gò má trắng nõn ửng hồng của Thi Yến Vi.
Thi Yến Vi như bị thứ gì đó nóng rực áp vào, khẽ cau mày lật người qua, tay phải thoát ra khỏi ổ chăn định gạt đi bàn tay đang chạm lên má nàng của Tống Hành. Bàn tay đang thuận thế định rút về của Tống Hành liền đảo ngược cầm lấy tay nàng, bỏ vào trong chăn.
Theo động tác của hắn, hơi lạnh trong không khí khẽ lọt vào chăn, Thi Yến Vi nhẹ nhàng thở ra một hơi, ngưng lại thành lớp sương trắng thật mỏng, trong thoáng chốc nàng hơi nhướng mi mắt thì chợt nhìn thấy bóng người mơ hồ, nhưng vì quá mức buồn ngủ nên cũng không cố sức mở mắt ra nhìn thử, chớp mắt một cái rồi nhắm mắt lại ngủ rất say.
Không sao cả, ngày mai vẫn còn thời gian.
Nghĩ đến đây, Tống Hành bèn đè xuống cảm giác khô nóng quanh quẩn trong lồng ngực, kiên nhẫn giúp nàng dịch lại chăn rồi rời biệt viện về lại Tống phủ.
Hắn cởi bỏ áo giáp nặng nề trên cơ thể, vào phòng tắm rửa một cách qua loa rồi khoác vội tẩm y quay lại phòng, vừa ngả người vào chăn thì chẳng mấy chốc đã ngủ thiếp đi.
Ngày hôm sau, Tống Hành tỉnh dậy, ngoài cửa sổ ánh ban mai mờ mịt.
Thời tiết đã vào chớm đông, sương mù lượn lờ quanh đỉnh núi, Phùng Quý bưng chậu bạc mạ vàng tiến vào, đặt trên giá. Tống Hành xuống giường khoác ngoại bào, dùng khăn nhúng nước lau mặt.
Thương Lục xách hộp đồ ăn vào, bắt đầu bày thiện. Tống Hành ngồi xuống ghế dựa cạnh bàn dài, lệnh nàng lui ra, sau đó hỏi Phùng Quý đã ăn sáng chưa. Phùng Quý liền đáp là đã ăn sáng từ giờ Thìn một khắc.
Tống Hành cầm đũa trầm ngâm một lúc thì hạ giọng phân phó: “Ngươi tới phủ y tìm cây nhân sâm ngàn năm mang tới biệt viện hành sơn, dặn Dương nương tử rửa mặt chải đầu trước đi, buổi chiều ta sẽ sang đấy, nhớ sai phòng bếp hầm sẵn canh nhân sâm để đó luôn.”
Phùng Quý nghe xong thì cả người toát mồ hôi lạnh, gật đầu đồng ý, bước ra khỏi cửa rời đi.
Ăn sáng xong, Tống Hành súc miệng rửa tay, lấy ngọc quan cột tóc rồi mặc trường bào phiên lĩnh màu đen hoa văn phương thăng [2], hông đeo đai lưng vàng khóa ngọc, tóc như đao cắt mắt như điểm mực, eo rộng lưng thẳng cao ngất như tùng, mỗi một cử chỉ đều toát ra vẻ cẩn trọng đúng mực, khí chất khắc kỷ phục lễ, quân tử đoan chính.
[2][2] Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương
Bên trong Thúy Trúc cư.
Tiết phu nhân cầm mộc chùy gõ mõ niệm kinh tụng phật, nghe Thụy Thánh vào thông truyền ngoài cánh cửa rằng: “Gia chủ đã đến.” thì liền dừng tay, vội bảo mời người vào.
Tống Hành rảo bước tiến vào phòng, vừa vặn gặp được Tống Duật hôm nay rảnh rỗi cũng tới thỉnh an Tiết phu nhân.
Hai người vấn an với Tiết phu nhân xong thì lần lượt ngồi xuống. Sơ Vũ dẫn theo hai tỳ nữ lui cả ra ngoài.
Tiết phu nhân hỏi về tình hình ở Bình Lô.
Tống Hành nhấp một ngụm trà để làm dịu cổ họng, trầm giọng nói: “Kể từ đầu mùa hè đến nay, sức khỏe Lão tiết sử ngày càng xấu đi. Viên Đại lang thân là đích trưởng tử đương nhiên muốn kế tục tước vị, không ngờ thúc phụ y có tâm đoạt vị, ngấm ngầm cấu kết với Giang Tiều, thừa dịp tháng trước bệnh tình Lão tiết sử đột nhiên nguy kịch, Viên Đại lang không còn cách nào khác phải phân thân ôm đồm quá nhiều việc. Lão Sát Tài liền thừa cơ liên hợp với Tuyên Võ phát động binh biến, chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi đã đánh hạ thành Duyện Châu, ý đồ trừ bỏ Viên đại lang, mượn thanh thế Giang Tiều thỉnh tấu lên triều đình để được tiếp nhận chức tiết độ sứ Thái Ninh.”
Tiết phu nhân nghe vậy giận dữ nắm chuỗi phật châu vỗ mạnh lên bàn, tràng hạt va vào mặt bàn phát ra âm thanh sàn sạt, bà mở miệng trách mắng: “Giỏi cho kẻ mặt người dạ thú như Lão Sát Tài, Lão tiết sử dù gì đi nữa thì vẫn là huynh trưởng ruột thịt của y, y còn được một tay Viên Nhị lang đề bạt lên, luôn được xem là phụ tá đắc lực, không ngờ lại làm ra chuyện hoang đường này.”*
*Chi tiết này mình đọc đi đọc lại không rõ có sai chỗ nào không. Không biết “Lão tiết sử” là Tiết sử họ Lão hay tiết sử cao tuổi… Vì đích trưởng tử là Viên Đại lang. Nhân vật ông chú là Lão Sát Tài, xem ra ông này họ Lão có vẻ đúng hơn.
Tống Duật thấy thế vội đứng lên khuyên bà bớt giận: “Mỗ nghĩ Lão Sát Tài kia đã bị Nhị lang xử lý sạch sẽ, a bà không cần phải vì hạng bỉ ổi vô liêm sỉ như hắn mà tức giận, tổn hại sức khỏe.”
Tống Hành nheo mắt nhìn về phía Tiết phu nhân, vẻ mặt vô cảm nói: “Mỗ dụng cực hình, dùng máu tươi cùng thủ cấp hắn để an ủi linh hồn trên trời của Lão tiết sử, a bà đừng nên đau buồn.”
Tiết phu nhân nghe được lời này, tuy lửa giận trong lòng giảm đi quá nửa nhưng không tránh khỏi cảm giác quá đẫm máu. Luật pháp điều này chỉ có trảm hình, giảo hình hoặc trượng hình [3] chứ không có những cực hình như chém eo, lăng trì, ngũ mã phanh thây tra tấn con người đến lúc chết. Bà chợt nghĩ giọng điệu của Nhị lang khi nhắc đến chuyện này không khỏi lạnh lùng quá mức, như thể mạng sống con người trong mắt hắn căn bản không đáng nhắc tới, đê tiện như cỏ rác.
[3][3] trảm hình (chém đầu), giảo hình (thắt cổ) hoặc trượng hình (đánh gậy)
Dù hắn không nói rõ là loại cực hình nào nhưng Tiết phu nhân đã hơi nhíu mày, sắc mặt như ngưng trọng. Tống Hành buột miệng nói lỡ nhưng vẫn không thấy một kẻ lòng lang dạ sói, táng tận lương tâm chịu tra tấn đến chết thì có gì là sai, bèn mượn cớ chưa xử lý xong quân vụ, cáo từ với Tiết phu nhân.
Tống Hành vừa đi, đôi mắt đục ngầu Tiết phu nhât hiện lên vẻ buồn bã, vừa chậm rãi gẩy tràng hạt vừa khẽ thở dài.
Tống Duật nhìn thấy, liền biết mấu chốt đơn giản nằm ở việc bà lo lắng tính tình Nhị lang độc đoán tàn nhẫn, không khỏi động viên bà một hồi, đợi tương lai Nhị lang cưới vợ sinh con, có tân phụ dịu dàng, ở bên ân cần khuyên nhủ chưa chắc đã không thể lấy nhu thắng cương, làm hắn thay đổi, trở nên ôn hòa hơn bây giờ.
Tiết phu nhân nghe vậy, cố nở nụ cười, thấp giọng nói: “Chỉ mong là vậy. Có mỗi cháu và Thập Nhất nương là khiến ta bớt lo, chứ hai tiểu oan gia Nhị lang, Nhị nương này đúng là chỉ khiến ta chuốc bực.”
Tống Duật suy nghĩ một chút, đột nhiên nhớ tới điều gì, cười nhẹ nói: “Hôm trước cháu ra ngoài uống rượu với Mạnh Cửu, có nghe y nhắc về một vị lang quân mới được bổ nhiệm ở phủ Thái Nguyên, xuất thân từ Bác Lăng Thôi thị, trong nhà xếp hàng thứ sáu, mười sáu tuổi đã đến Trường An, Lạc Dương, Dương Châu du học vừa mới về gần đây, tuổi vừa nhược quán, mặt như quan ngọc, dáng vẻ tuấn tú, mới tới chưa được bao lâu nhưng thanh danh đã lan xa, quan hệ qua lại với ai thì chưa rõ, nhưng y không phải chinh chiến bên ngoài, nên cũng không khiến người thân ở nhà phải lo lắng, đúng là lương phối.”
Tiết phu nhân nghe xong, động tác tay hơi chậm lại, nghiêng đầu nhìn về phía Tống Duật, sắc mặt hòa hoãn lại, nghiêm túc dặn dò: “Đúng như cháu vừa nói, vị Thôi Lục lang này lớn hơn Nhị nương ba tuổi, cũng có thể xem là tuổi tác tương xứng. Cháu sai người cẩn thận hỏi thăm thử xem, nếu hắn cũng chưa định thân thì sắp xếp một buổi gặp mặt. Dù sao trăm nghe cũng không bằng một thấy, nếu cháu thấy ổn thì chớ trì hoãn mà phải đến báo ngay cho lão thân biết.”
Tống Duật gật đầu đồng ý, tổ tôn hai người nói chuyện phiếm thêm một lúc thì Tiết phu nhân cầm chùy mộc tiếp tục gõ mõ, bảo hắn quay về dành nhiều thời gian hơn cho Thập Nhất nương đang mang thai.
Hôm đó, bầu trời trong xanh, không một gợn mây.
Tổ Giang Lan đang mang thai đến tháng thứ bảy lười biếng ngồi cạnh cửa sổ nửa mở phơi nắng. Tống Duật đến thấy nàng có vẻ buồn ngủ liền lấy chăn mỏng đến đắp lên cho nàng. Hắn nhẹ tay đóng cửa sổ lại, quan tâm hỏi: “Sao Thập Nhất lại ngồi bên cửa sổ thế này? Hôm nay trời nắng nhưng dù sao cũng là mùa đông, bên ngoài gió thổi rất mạnh, cũng không biết trước khi nào trở trời.”
“Thiếp thân nào có yếu ớt như vậy, Tam lang chàng hơi làm quá rồi đấy.” Tổ Giang Lan vừa rũ chăn xuống định đứng dậy. Tống Duật vội chạy đến đỡ nàng, hỏi nàng có muốn đi ra ngoài đi dạo không.
Tổ Giang Lan gật đầu, chợt nhớ đến món bánh ngọt khoai môn mà mùa thu năm ngoái Dương nương tử đã làm cho mình và Nhị nương ăn thì không khỏi nhắc đến nàng, cảm khái đang yên đang lành, vì sao nàng lại muốn rời Tống phủ.
Tống Duật nhận ra sự ngạc nhiên trong lời nói của thê tử, nhớ đến trước khi Dương Tuyên* trút ra hơi thở cuối cùng đã dù một chút sức lực ít ỏi còn lại kéo ống tay áo hắn, và lời trăn trối hắn còn chưa kịp nói xong: “Ti hạ có một a muội luôn sống nương tựa vào nhau, tên là Sở Âm…”
Thời tiết ngày càng chuyển lạnh, không biết nàng một mình ở bên ngoài có được sống tốt không, có được ăn no mặc ấm không? Nghĩ đến đây, Tống Duật không khỏi cau mày, hắn cảm thấy áy náy vì chưa thể chăm sóc tốt cho bào muội của ân nhân, nhất định phải phái người tìm kiếm, hỏi thăm tung tích nàng.
*
Khi Tống Hành xử lý xong sự vụ trong quân thì đã quá buổi trưa, hắn ăn vài miếng qua loa lót dạ rồi xoay người lên ngựa, đi thẳng về biệt viện hành sơn.
Bên kia, Thi Yến Vi đã bị lão mụ sai phái mấy tỳ nữ kéo nàng đi tắm rửa thay y phục từ sớm, lúc này đã quay lại phòng chải tóc trang điểm, nhìn mặt phấn má đào phản chiếu trên gương đồng liền lập tức có cảm giác bất lực tột độ khi bị người khác cầm tù ở đây, phó mặc các nàng đùa nghịch, rồi ngoan ngoãn chờ người đến làm chuyện bẩn thỉu.
Sàn nhà sơn son được trải tấm thảm lông dê của Đại Thực quốc, khi dẫm lên có cảm giác mềm mại. Thi Yến Vi hơi cụp mắt nhìn những hoa văn phức tạp trên đó, cũng chẳng nhớ mình đã ngồi trên giường La Hán được bao lâu nhưng mỗi phút mỗi giây trôi qua đều dài đằng đẵng, cho đến khuôn mặt Tống Hành cùng với ánh nắng ngoài cửa lọt vào tầm mắt, nàng mới hồi thần, chậm rãi đứng dậy hướng người thi lễ.
Tống Hành bước nhanh đến, ấn bả vai hiệu nàng ngồi xuống, mắt phượng hẹp dài nheo lại, cẩn thận đánh giá nàng.
“Nghe Phùng Quý nói, nương tử vì ta cơm nước không vào, hôm nay gặp được nửa câu sau xem ra cũng không phải là giả.” Tống Hành cúi người xoa gương mặt trắng nõn như cánh hoa, nương theo đường cong như gốm sứ đi xuống, nắm lấy bả vai gầy yếu, hô hấp dần nặng nề hơn.
Thi Yến Vi hơi nâng cằm, thấy dục vọng cùng sự kiềm chế trong mắt hắn, toàn thân không tự chủ được trở nên cứng đờ, da đầu phát run, sống lưng phát lạnh, không dám tưởng tượng xem tiếp theo nàng sẽ phải chịu đựng quang cảnh cuồng phong bão tố nào.
Tống Hành cố nhịn đến lúc Luyện Nhi xách hộp thức ăn đựng canh sâm vào, hắn lệnh để Phùng Quý dẫn người rời khỏi viện. Thi Yến Vi gần như ngay lập tức nhớ lại lần đầu tiên ở thư phòng, cảm giác sợ hãi tột độ khiến nàng nảy sinh ý nghĩ muốn bỏ trốn, nhưng làm sao để nàng có thể trốn thoát ngay dưới mí mắt hắn đây?
“Nương tử ngoan sao nàng lại thất thần, trong lòng nàng đang nghĩ gì đấy?” Tống Hành ôm eo nhấc nàng ra khỏi giường La Hán, Thi Yến Vi bị bắt phải nhón chân lên nhưng vẫn thấp hơn hắn nửa cái đầu.
Tim Thi Yến Vi đập như nổi trống, nàng gần như vô thức quay đầu đi, lảng tránh ánh mắt nóng rực của hắn, thấp giọng nhỏ nhẹ nói: “Không nghĩ gì cả ưm…”
Tống Hành dùng sức nhéo nàng một cái, Thi Yến Vi bị đau kêu lên thành tiếng, chân mày như dãy núi xa hơi cau lại, nàng còn chưa kịp đưa tay xoa vuốt, làm dịu cơn đau ở thắt lưng đã nghe Tống Hành nghiêm mặt nói ra hai chữ: “Nói dối!”
Lời còn chưa dứt, Thi Yến Vi còn chưa kịp phản ứng, đã bị Tống Hành bế ngang lên rồi sải bước dài vào phòng, ném thẳng vào tầng tầng lớp lớp chăn gấm.
“Bên ngoài trời còn sáng, sao làm mấy chuyện này được, như vậy là trái với cấp bậc lễ nghĩa…” Thi Yến Vi dằn nỗi sợ trong lòng xuống nhìn thẳng hắn, vươn cánh tay ngọc ngăn lại thân hình cao lớn đang áp sát về phía nàng, chân tay luống cuống không ngừng giãy dụa.
Tống Hành ung dung cười, kiếm chế hai cánh tay không chịu phối hợp kia một cách dễ như trở bàn tay.
Trên kha tử thêu mẫu đơn tịnh đế đỏ thắm, Tống Hành chăm chú nhìn nàng, không biết xấu hổ nói: “Nếu ta để ý mấy thứ hình thức cấp bậc lễ nghĩa kia thì há lại để yên cho nàng làm ngoại thất, đáng ra phải sớm nạp nàng vào phủ, cũng tiện cho việc được gặp nhau mỗi ngày.”
Một tháng không gặp, Tống Hành quả nhiên có chút nóng vội.
Thi Yến Vi khóc nức nở, cả người như hóa thành làn nước.
Móng tay trong suốt trắng nón lưu lại những vết cào đỏ tấy hoặc dài hoặc ngắn, đan xen cùng một chỗ với những vết sẹo dữ tợn do đao kiếm để lại, khiến người ta nhìn thấy mà giật mình.
Ở gian ngoài, Tống Hành vung tay, quét hết những vật đặt trên bàn dài xuống đất.
Ngoài cửa sổ chợt có cơn gió ngẫu nhiên thổi qua, ngay đình là hai gốc mặc trúc dựa vào nhau, đung đưa trong gió, thân cao đè lên thân thấp, cành lá chồng chất lên nhau, trong ngươi có ta, trong ta có ngươi, không ngừng phát ra từng đợt va chạm.
Cơn gió kia không biết đã ngừng lại từ khi nào, Tống Hành ngồi trên giường La Hán, Thi Yến Vi bị hắn ôm vào lòng, cảm nhận cả thế giới bắt đầu chìm nổi.
Trong mắt Thi Yến Vi vẫn còn mờ mịt hơi nước, nàng không thể nhìn rõ hoa văn trùng điểu in chìm trên màn cửa, trưa nay lại không hề chợp mắt nên lúc này cả người mệt mỏi đến cùng cực, chút khí lực cuối cùng bị rút đến không còn một mảnh, mí mắt trĩu xuống chỉ chực ngủ thiếp đi.
Tống Hành đương nhiên sẽ không bỏ qua cho nàng mà ôm nàng tới chiếc bàn vuông bày hộp thức ăn, một tay bưng chén canh sâm, tay còn lại cưỡng ép, đút vào miệng nàng.
Thi Yến Vi lập tức tỉnh táo lại, nhướng mi giãy dụa không chịu nghe theo, mềm mại từ chối: “Cả người ta mệt mỏi khó chịu vô cùng, xin Tống tiết sử rủ lòng thương, để ta ngủ trước có được không?”
Tống Hành không phản ứng, lẳng lặng nhấp một ngụm canh nhân sâm rồi ngậm lấy đôi môi đỏ mọng của nàng đưa vào, lặp đi lặp lại vài lần rốt cuộc chén canh sâm kia đều được đưa hết vào bụng.
Trong lò đang được đốt uất kim hương, khói xanh lượn lờ thoát ra tỏa đến mọi ngóc ngách, che đi mùi hương rất nhẹ trong phòng.
Tống Hành giơ tay lau mồ hôi và nước mắt đọng hai bên tóc mai nàng, cúi đầu ghé sát bên tai nàng nhẹ giọng nói: “Nương tử ngoan trời vẫn còn sớm, sao ta có thể để nàng ngủ giờ này được?”
Canh sâm vào bụng, dù Thi Yến Vi đã mệt mỏi đến cực hạn nhưng ý thức vẫn còn rõ ràng.
Thẳng đến ngoài cửa sổ màn đêm càng lúc càng tối sầm lại, Tống Hành mới cùng nàng ngã vào chăn gấm, không dây dưa nữa.
Trong màn trướng, Tống Hành nghỉ ngơi thêm một lát rồi mặc lại áo bào, khôi phục dáng vẻ cẩn trọng uy nghiêm, quân tử đoan chính lúc trước, đứng ở cửa viện sai người đun nước thắp đèn.
Phùng Quý ngồi trên một tảng đá ngáp dài, liếc nhìn vầng trăng sáng treo cao trên bầu trời, liền hỏi Tống Hành có muốn truyền thiện không. Tống Hành không mấy để ý bảo Phùng Quý tự quyết, thế nên Phùng Quý tự đi đến phòng bếp.
Tống Hành lấy thuốc mỡ trở lại phòng trong, dùng hỏa chiết đốt ngọn nến hoa sen cao bằng nửa người đặt bên giường. Dưới ánh sáng màu cam, mỹ nhân nằm dưới chăn gấm hơi thở rất đỗi nhẹ nhàng, như lông vũ phảng phất vào mặt nước, không khuấy lên nổi chút gợn sóng.
Gương mặt cùng cần cổ của nàng chẳng khác gì một miếng ngọc trơn bóng, trong suốt như mỡ dê hoặc một đóa phù dung ngọc bích bị mưa xuân thấm ướt, đôi mắt hơi ửng hồng cùng vệt nước mắt trên mặt càng làm bật lên vẻ yểu điệu vô lực, nhu nhược đáng thương của nàng. Cảm giác như chạm vào là vỡ tan, mong manh cực hạn khiến Tống Hành khó có thể dời mắt.
Một lúc lâu sau, Tống Hành dịch chuyển ánh mắt, vén chăn gấm ra kiểm tra xem nàng có bị thương ở đâu không.
Hơi lạnh đột nhiên ùa vào, đầu óc Thi Yến Vi như căng phồng lên. Nàng nhìn Tống Hành cúi đầu nhìn giữa chân mình, cảm giác nhục nhã quanh quẩn trong lòng khi bị ép uống trọn chén canh sâm kia lũ lượt kéo tới, khiến nàng không thể kìm nén nổi lửa giận trong lồng ngực mà ráng chống tay ngồi nửa người, đập mạnh vào Tống Hành đang dùng ngón tay trỏ định lấy thuốc.
Một tiếng “loảng xoảng” vang lên, bình thuốc rơi xuống vỡ thành nhiều mảnh, thuốc mỡ màu trắng chảy ra.
Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, Tống Hành nín thở mấy hơi bỗng cúi mặt xuống, trong cơn thịnh nộ khi bị tát thẳng vào mặt mũi, gân xanh trên trán hắn nổi lên, ngay cả cần cổ trắng nõn đập vào mắt cũng có vẻ chói mắt cực kỳ.
Tống Hành nhắm mắt lại hít mấy hơi thật sâu, sợ dọa đến nàng nên đành cố nhịn khía cạnh hung bạo trong người xuống, sa sầm mặt cởi bỏ thắt lưng đai ngọc: “Dương Sở Âm, nàng tưởng rằng ta không nỡ bóp nát món đồ chơi dùng để giải sầu như nàng ư? Nếu trên người vẫn còn sức lực thì không bằng hầu hạ thêm lượt nữa!”
“Che mặt làm gì, giờ mà vẫn dám tự cho là thanh cao tiết liệt? Hôm nay ta cũng muốn nhìn cho rõ, rốt cuộc xương cốt nàng cứng rắn hay vẫn là thủ đoạn ta cứng rắn hơn?” Tống Hành vừa nói vừa kéo thân thể đang co quắp của nàng lại.
Chỉ trong chốc lát, trong phòng lại vang lên âm thanh khác, Lưu mụ không thể nghe nổi nữa, đành cau mày rời khỏi hành lang, trốn thật xa.
Một khắc sau, Phùng Quý cùng hai tỳ nữ thô sử xách hộp đồ ăn vào viện.
Những chiếc đèn lồng bằng vải lụa dưới mái hiên đều đã được thắp sáng, nhưng trong phòng lại chỉ đốt mỗi một ngọn nến. Lưu mụ đứng dưới bậc thang chỉ vào cửa lắc lắc đầu với Phùng Quý, hiệu hắn đừng có lại gần.
Phùng Quý đặt hộp thức ăn lên tảng đá, theo Lưu mụ đứng cách xa ra, sau đó mở miệng hỏi bà bên trong xảy ra chuyện gì, Lưu mụ còn chưa kịp hoàn hồn nhỏ giọng đáp: “Dương nương tử vừa làm đổ bình thuốc, gia chủ dường như bị chọc giận, bên trong…”
Những lời còn lại Lưu mụ không dám nói ra hết, Phùng Quý thấy bà che che giấu giấu chẳng nhẽ lại không đoán ra được bên trong đang diễn ra cảnh tượng tàn khốc gì, lại thở dài, ngồi xuống tảng đá.
Cơn giận của Tống Hành đã tiêu tán quá nửa, nhìn nàng nằm trên chăn gấm sắc mặt trắng bệch như thể hấp hối. Hắn tự biết hôm nay quá trớn, để mặc Thi Yến Vi ướt đẫm nước mắt, yếu ớt đẩy mình ra rồi im lặng mạnh tay giúp nàng tẩy rửa mặc lại quần áo, lấy bình thuốc mỡ chưa dùng đến, dùng mỗi tay trái dễ dàng khống chế hai tay nàng, một chân mở ra đầu gối nàng, tay phải còn lại thì giúp nàng bôi thuốc.
“Nương tử nên biết đạo lý trăng tròn lại khuyết, nước đầy sẽ tràn, cứ một mực gây sự với ta nữa thì liệu bản thân nàng có chịu nổi hậu quả tương ứng không đây? Chuyện giữa Vương Ngân Chúc và Triệu Nhị lang, nàng thực sự cho rằng có thể giấu diếm qua mắt ta được sao?”
Thi Yến Vi như nghe phải sét đánh ngang trời, chấn động đến mức nàng hít thở không thông, toàn thân không chỗ nào là không phát run, chút sức lực ít ỏi còn sót lại chớp mắt cũng nhanh chóng bị rút cạn. Nàng trợn tròn đôi mắt kinh ngạc nhìn hắn, nỗi sợ dành cho hắn lên đến đỉnh điểm chỉ sau một thoáng, như thể nàng đang phải đối diện với một con quái vật hắc ám đáng sợ.
Ánh mắt hai người vừa chạm vào nhau, hỏa khí vừa mới tiêu tán phần lớn của Tống Hành lần nữa lại bốc lên đỉnh đầu, hắn mạnh mẽ kéo cổ tay nàng xách nàng ngồi dậy, hiển nhiên là không thích nàng dùng ánh mắt như vậy để nhìn mình, quay lại nắm cằm nàng lạnh lùng nói: “Đôi dã uyên ương kia có thể bình an vô sự nhất định phải cảm ơn nàng một tiếng. Nếu không phải vì nể mặt nàng, chỉ riêng việc hai kẻ này dám lén lút qua lại, tư định chung thân đã là đủ để đánh nàng ta thừa sống thiếu chết sau đó bán đi.”
Thi Yến Vi bị hắn véo mạnh đến đau nhức, hai tay nắm chặt vải áo chậm rãi nhắm hai mắt lại, cổ họng khô khốc khản đặc, khó khăn lắm mới cố gắng thốt lên được câu nịnh hót: “Thiếp biết sai rồi, xin gia chủ giơ cao đánh khẽ bỏ qua cho Ngân Chúc và Triệu Nhị lang.”
Thấy nàng rốt cuộc chịu cúi đầu nhận sai, Tống Hành cũng không cảm thấy sung sướng thoải mái như mong đợi mà trái lại còn chợt có cảm giác khác lạ, như nắm tay đấm vào gối đầu mềm mại giấu đầy kim châm, không được đáp lại mà trái lại còn đả thương chính mình.
Bị một tiểu tiểu nữ lang làm ảnh hưởng đến mức tâm trạng phập phồng lên xuống không yên, Tống Hành thầm oán giận trong lòng, hiện tại hắn thực sự không dám nhìn mặt nàng nữa, bèn thở sâu một hơi thu lại bàn tay đang giữ cằm nàng, cũng không ngoảnh mặt, phất tay áo rời đi…
*
Chú thích hình ảnh:
[1] ấm sưởi:
[2] hoa văn phương thăng: hoa văn hình vuông, tương tự thế này: