Đông A Nông Sự

Chương 19: Hội Đền






Sáng hôm sau, tờ mờ sáng đoàn người đã lục tục lên đền Hùng.

Buổi sớm cuối xuân không khí thật trong lành.

Sương lạnh còn mờ trên lá.

Mùa này đã chuẩn bị sang mùa hạ, chỉ mấy canh giờ nữa mặt trời lên sẽ xua đi cái khí trời mát mẻ khiến lòng người khoan khoái này.

Công việc chuẩn bị tế lễ đã chu toàn.

An Phủ Sử Trần Quốc Lặc thay mặt triều đình đọc chúc văn tưởng nhớ về tổ tông, các Vua Hùng đã khơi mạch nguồn dân tộc, lập nên Nhà nước Văn Lang, đặt nền móng cho sự phát triển trường tồn của quốc gia, dân tộc.

Bài chúc văn thống thiết, lời văn bay bổng, không hổ là Trạng nguyên đương triều.

Tế lễ dâng hương xong, Chiêu Minh Vương cùng đoàn người dạo một vòng quanh các đền rồi nghỉ chân tại bãi đất trước cổng đền.

Lúc này các hoạt động vui chơi của Hội đền Hùng đang diễn ra rất sôi nổi.

Bên này là cuộc thi nấu bánh chưng bánh dày, bên kia là trai gái đang chơi hát đối, bọn trẻ con thì đu dây, ném còn …Bách thấy không khí tươi vui này sao mà quen thuộc quá.

Tuy lượng người không thể so sánh với thời của hắn nhưng văn hoá dân tộc trải nghìn năm vẫn không phai nhạt.

Khi hắn đi học, một giáo sư người Nhật đã nói cho hắn biết, trên thế giới chỉ có hai dân tộc bị đô hộ trên 1 ngàn năm nhưng không mất đi tiếng nói của mình.

Đấy là người Việt và người Do Thái.

Có lẽ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sợi sây liên kết người Việt ở mọi thời đại.
Lễ hội diễn ra từ sáng đến chiều tối, nhân dân quanh vùng dần tản đi, sau hôm nay theo truyền thống người Việt thì các lễ hội đầu năm đã kết thúc.

Người dân bắt tay vào vụ canh tác mới.


Câu “tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè …” đến hôm nay vẫn còn văng vẳng.

Chiêu Minh Vương về trang viên Kim Đức nghỉ ngơi.

Trang viên này ở gần nhà Đinh lão, được quan lại vận động xây dựng để dùng vào việc tiếp khách của chính quyền cả vùng.

Trang viên xây dựng rất đẹp, bài trí thơ mộng, có đình viện, có sân vườn, hồ nước trong xanh, còn có sân rộng lát gạch đỏ chuyên dùng cho ca cơ biểu diễn.

Chiêu Minh Vương cùng bộ thuộc ở đây được Trần Quốc Lặc tiếp đãi chu đáo, nhưng mặt vẫn âu lo.

Trần Quốc Lặc khéo đoán ý người, nhìn Vương gia mà lòng lo nơm nớp, lại càng ra sức hầu hạ.

Nhưng Chiêu Minh Vương vẫn có vẻ không vui.

Hôm nay, tế lễ xong xuôi.

Về đến nơi thì Lê Văn Hưu mời Chiêu Minh Vương vào sảnh đường bắt đầu nói chuyện:
- Ta có chuyện muốn bàn bạc với Đại vương.

Trước hết bàn về chuyện ngài nói với ta về công thức tính chu vi hồ Giám với Đinh Tú.

Ngài có việc cần dùng công thức này?
- Đúng là thế, công thức này rất hay, ứng dụng vào nhiều việc.

Ta là con nhà binh, nhìn ra tiềm năng của nó trong việc diễn biến các trận đồ quân sự.

Ngoài ra bên công bộ nếu có công thức này thì việc tính toán nhanh hơn nhiều.

Chính vì vậy ta nhờ ngài nói với Đinh Tú.

Cô ấy không đồng ý chăng?
- Sao có chuyện đó được.

Từ đó đến nay ta còn chưa có dịp nói lại với nàng thì đi cùng ngài luôn.
- Chuyện này không vội, về kinh thành thì hỏi nàng.

Lão sư sao lại nói chuyện này?
- Hôm nay có một người, chỉ ngồi ở đây mà tính được chu vi hồ Giám, kết quả giống với Đinh Tú nên ta mới bẩm lại với ngài?
- Có chuyện này sao?
- Hắn nghe ta kể lại chuyện này, đoán được cách đo của Đinh Tú, rồi hỏi kết quả đo, từ đó tính ra được kết quả.
- Hắn là ai?
- Một học trò của Đinh Bản, là người họ hàng ta nói với ngài.
- Thế thì do nhà họ Đinh họ có ngón gia truyền, tính được có gì lạ!
- Đinh lão nói hắn không biết công thức này, tên kia cũng chưa bao giờ gặp Đinh Tú.

Đêm qua ta đã điều tra thân thế của hắn.

Hắn là đệ tử cao nhân vừa mới xuất sơn.

Ăn mặc, nói năng kỳ lạ, toán thuật rất cao nhưng lại không biết chữ.

Đinh lão tiếc cái tài của hắn, mang về chỉ dạy chữ chứ không dạy thuật, nên mới xưng là một nửa học trò của lão.
- Thế thì lạ thật, có lẽ hắn được chân truyền của cao nhân.

Cũng có thể là một nhân tài.


Ta sẽ lưu ý, có thể mời hắn về làm môn khách.

Lão sư muốn bàn chuyện, không phải chỉ có chuyện này đấy chứ?
- Đương nhiên là vậy.

Chuyện quan trọng là chuyện thứ hai.

Tên kia nói hắn đã tính trước được nhật thực, sau đó còn nói thời gian tới có một dị tượng, mang lại điềm lành cho hai vua ta.
Chiêu Minh Vương đứng dậy khỏi ghế, bộ dạng ngẫm nghĩ, đi lại hai ba vòng rồi quay sang Lê Văn Hưu.
- Chuyện này đang làm ta và hoàng huynh âu lo.

Thiên cẩu thực nhật chó mà gì chứ, toàn là lời đồn bậy.

Chỉ là bọn cựu thần kia tối ngày tắt mắt.

Cha ta có sai cũng là sai với đại bá.

Liên quan gì đến bọn chúng.
Lại quay lại hỏi:
- Lời người này nói lão sư tin mấy phần?
- Hắn ta mới là một đứa trẻ, nghênh ngang nói quá lên là chuyện thường.

Nhưng khi hắn nói về lão sư của hắn thì làm ta cảm động, nên lão phu muốn đánh cược lần này.
- Lão sư của hắn?
- Hắn nói lão sư hắn ở hải ngoại, vì yêu nước mà tự đặt tên là Ái Quốc.

Bình sinh chỉ có một mong ước, một mong ước tột bậc là làm sao cho quốc gia được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Quang Khải trầm ngâm một lát:
- Người nói lời như vậy thì không thể là người thường được! vậy lão sự gọi hắn vào gặp.

Ta muốn xem người này thế nào?
- Xin Đại vương chờ một lát.
Rồi sai người ra mời Hoàng Bách vào.

Bách cùng Đinh lão đã đứng đợi sẵn ở bên ngoài.

Lúc này mới theo người vào sảnh đường.

Bách tiến vào thì thấy được Chiêu Minh Vương rõ hơn.


Người này cao hơn 1m8, so với thời trước thì cũng không có gì lạ, nhưng vào thời này thì quả thật nổi bật.

Hai lông mày như kiếm lộ rõ vẻ trí tuệ.

Ấn đường hơi tối còn lại không có gì để chê.

Vừa vào đến nơi thì Chiêu Minh Vương tươi cười đón Đinh lão không cho thủ lễ:
- Ta nghe lão sư kể chuyện Đinh lão bấy lâu, tiếc là cao đồ của Đỗ tiên sinh mà triều đình lại không biết để trọng dụng.

Thật là đáng tiếc.

Để Đinh lão phải uất ức làm cái thủ từ trông đền này.
- Đại vương quá khen rồi, lão tài hèn sức mọn.

Thật xấu hổ với sư phụ của mình.

Không được ra sức vì triều Trần ta là hổ thẹn của lão.
- Đây chắc là cao đồ của Đinh lão?
Nói đoạn quay sang Bách hỏi:
- Không dám, ta với Hoàng Bách chỉ có một nửa duyên sư đồ.
Bách bình tĩnh nói với Chiêu Minh Vương:
- Ơn nghĩa của Đinh lão ta không dám quên, hiềm một nỗi ta chưa hỏi ý kiến sư phụ, không dám quyết bừa.
- Ta nghe lão sư nói.

Ngươi có điều muốn trình bày?
- Ta ở phương xa đã nghe tiếng Chiêu Minh Đại Vương như sấm rền bên tai.

Ngài là người văn võ song toàn, lại thân thế hiển quý nhất triều ta.

Ta muốn cùng ngài trao đổi một chuyện.