Đảo Dị Chủng

Chương 42: Chương 42






Trương Diệu chào đời trong sự không mong đợi của mọi người, theo họ Trương của mẹ.

Các thân thích vẫn không một ai đến thăm Trương Diệu và mẹ anh, từ tận đáy lòng cho rằng hai người là sỉ nhục của gia tộc.

Từ nhỏ khi hiểu chuyện Trương Diệu đã không biết cha mình là ai, mẹ anh vì có thể nuôi sống gia đình mỗi ngày từ sớm đến tối đi làm kiếm tiền.

Trương Diệu thường chơi một mình, luôn bị người chỉ trỏ sau lưng.

Nếu Trương Diệu đi chơi với con nít khác sẽ bị cha mẹ chúng phát hiện, vội kéo chúng đi, dùng ánh mắt khinh thường liếc anh.

Bọn họ lớn tiếng xì xầm nói Trương Diệu là tạp chủng, người vô liêm sỉ sinh ra anh, vân vân và vân vân ở một nơi họ cho rằng Trương Diệu không nghe thấy.

Trương Diệu nhỏ nghe những lời tổn thương này bị kích thích lớn, chạy về muốn tìm mẹ khóc kể nhưng chỉ thấy căn phòng trống lạnh lẽo, bởi vì khi đó mẹ anh chưa tan tầm về nhà.

Khi mẹ về Trương Diệu đã ngủ từ lâu.

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong trấn nhỏ, Trương Diệu lớn lên trong ánh mắt ghét bỏ, xem thường của mọi người.

Bọn trẻ con từ bị cha mẹ kéo đi đến chạy nhảy cười to quanh Trương Diệu, nói anh là con hoang có mẹ sinh không cha dạy, bọn chúng bỗng đoàn kết, ác độc lạ lùng, mỗi ngày tìm cách khi dễ Trương Diệu còn nhỏ.

Mỗi ngày Trương Diệu bị ăn hiếp người đầy vết thương trở về thì mẹ anh chưa về, trên bàn chỉ có cơm canh lạnh mẹ anh nấu lúc sáng.

Trương Diệu dần học chống lại.

Nếu người ta cười nhạo mình, Trương Diệu sẽ xông lên đánh lộn.

Nếu người ta ném giấy vào Trương Diệu, anh sẽ quăng cặp sách của kẻ đó vào lửa.


Nếu người ta tạt nước vào Trương Diệu, anh sẽ ấn gã vào vũng nước.

Sau này Trương Diệu đánh nhau điên cuồng đến liều mạng làm bọn trẻ sợ hãi, không ai dám trêu vào anh nữa, cũng không ai tiếp xúc với Trương Diệu.

Mãi khi nhiều học sinh trong trường bị Trương Diệu đánh, nhà trường không nhịn được nữa kiên quyết không cho anh đi học.

Nhà trường kêu mẹ Trương Diệu luôn vội công tác bên ngoài đến.

Hiệu trưởng chỉ vào Trương Diệu, thái độ cứng rắn nói không dạy dỗ được đứa trẻ này, hãy đi trường học khác.

Mẹ Trương Diệu có van xin cũng vô dụng, chỉ có thể kéo Trương Diệu đi.

Mẹ anh nhìn Trương Diệu trên người vết thương cũ mới chồng chất, mắt chỉ có công kích mới phát hiện có một số việc bất giác thay đổi khi bà không hay biết.

Đáng tiếc hối hận đã muộn, dù mẹ Trương Diệu nghỉ làm, dẫn anh rời khỏi thành trấn như ác mộng kia, đến sống ở nơi xa lạ thì khi đó trong lòng anh đã hận mẹ mình sâu sắc.

Trương Diệu hận mẹ sinh ra anh bị người ta khinh thường, hận mẹ không cho anh mái nhà đầy đủ.

Trương Diệu đang trong thời kỳ phản nghịch, hận tất cả.

Trong trường học mới Trương Diệu không chăm chỉ học sách mà chơi với học sinh côn đồ, mỗi ngày đánh lộn, chơi bời, muốn làm cái gì thì làm cái đó.

Khi ấy Trương Diệu đánh lộn ngày càng dữ, không đi học, cúp cua, cùng đám người ở bên ngoài dọa dẫm, bắt chẹt, ẩu đả, vào đồn công an như cơm bữa.

Thiếu niên Trương Diệu chỉ vì lúc nhỏ bị vắng vẻ, không có cha đã hận mẹ mình, nhưng anh không hay biết người mẹ khổ tâm khuyên nhủ sức khỏe ngày càng kém, tóc nhiều sợi bạc.

So với phụ nữ cùng tuổi thì mẹ Trương Diệu tiều tụy nhiều.


Trương Diệu miễn cưỡng tốt nghiệp cao đẳng, anh không đi học nữa mà ở bên ngoài cùng lưu manh, cả đêm không về, uống rượu, hút thuốc, đánh nhau.

Cho đến khi Trương Diệu nhận được điện thoại, hàng xóm nói mẹ Trương Diệu xỉu, anh ngơ ngác vào bệnh viện.

Trong bệnh viện, Trương Diệu nhìn người mẹ nhiều năm qua anh chưa từng nhìn kỹ mặt, trong lòng thấy hốt hoảng.

Trương Diệu cho rằng dù anh có như thế nào thì mẹ sẽ luôn bên cạnh, nhưng hôm nay anh mới biết sẽ có lúc mẹ biến mất.

Trương Diệu sẽ không còn người thân kề bên.

Mẹ ngã bệnh, khi tỉnh lại điều đầu tiên là tìm Trương Diệu, tiếp tục hết lòng khuyên nhủ.

Mẹ anh khuyên Trương Diệu phải học giỏi, lần đầu tiên anh nghe lọt tai.

Trương Diệu nhìn tóc mẹ lấm tấm sợi bạc, gật đầu đồng ý không chơi bời nữa.

Về việc học, Trương Diệu không muốn trở về môi trường đó, cứ cảm thấy bị tách biệt.

Tuy nhiên tự học ở nhà thì mấy năm nay Trương Diệu không đọc sách đàng hoàng.

Có một lần Trương Diệu ngẫu nhiên vẽ trên giấy, người bên cạnh nói một câu làm anh có linh cảm học xăm mình.

Khi Trương Diệu vén tay áo lộ ra hoa văn trên cánh tay lần đầu tiên làm thử cho mẹ mệt nhọc quá độ ra viện tiếp tục đi làm xem.

Mẹ nhìn hoa văn tinh xảo trên tay Trương Diệu, cười mắt cong cong khen vẽ đẹp lắm, khích lệ anh tiếp tục đi con đường chính xác.


Vì học kỹ xảo xăm tốt hơn, Trương Diệu định ra nước ngoài học mấy tháng.

Mẹ Trương Diệu luôn nhấn mạnh rằng mình rất khỏe, đã lành lặn rồi, anh cứ yên tâm đi học.

Nhưng khi Trương Diệu học một nửa, một cú điện thoại tìm anh.

Trương Diệu thế mới biết mẹ lại bị đưa vào bệnh viện, nghe người ta nói bệnh đột ngột phát tác, tình huống quá nghiêm trọng.

Sau khi kiểm tra toàn thân mới tra ra mẹ Trương Diệu bị ung thư dạ dày thời kỳ cuối.

Hèn chi bình thường mẹ Trương Diệu ăn chút ít đã nói là no, thân thể ngày càng gầy.

Mẹ Trương Diệu cho rằng bị đau dạ dày, không mấy quan tâm thân thể mình, lại sợ Trương Diệu tự trách vì cứ lo phản nghịch không quan tâm mới khiến bà ra thế này.

Mẹ Trương Diệu không ngờ sau khi bệnh bùng phát thì thân thể nhanh chóng suy sụp.

Đến khi bệnh tình nghiêm trọng đến mức nhập viện mới tra ra bà bị bệnh gì.

Đáng tiếc đã quá muộn, tế bào ung thư xâm nhập thân thể đã lâu, không chữa trị được.

Đợi khi Trương Diệu mua vé máy bay nhanh nhất trở về, chưa kịp buông ba lô xuống, vội vọt vào bệnh viện thì chỉ thấy mẹ đắp vải trắng.

Tất cả có hối hận cũng không kịp sửa, mẹ qua đời là nỗi đau sâu nhất trong lòng Trương Diệu.

Sau khi nói ra chuyện áp lực trong lòng nhiều năm, Trương Diệu từ từ thở hắt ra, cười tự giễu.

Trương Diệu hỏi Bùi Yến:
- Ông nói khi đó có phải là tôi rất khốn nạn không? Xem mẹ mình là kẻ thù, chờ khi mẹ chết tôi mới hối hận.

Ha ha ha ha ha ha! Tôi đúng là ngu!
Ngón tay nhẹ vuốt đầu Trương Diệu, Bùi Yến an ủi:

- Đừng khóc.

Trương Diệu giơ tay chống trán che đi cảm xúc nơi đáy mắt, nhíu chặt mày, khóe môi cong lên.

Trương Diệu nói:
- Ha, tôi đang cười chứ khóc gì? Ông có mắt không vậy?
- Có, ngươi rất buồn.

Bùi Yến cảm giác rõ ràng cảm xúc khó chịu trong lòng Trương Diệu, tuy anh cố gắng đè nén nhưng nhìn biểu tình muốn cười lại mếu khiến người đau lòng, Bùi Yến bản năng nghiêng người thè lưỡi liếm chân mày nhíu chặt, rê dọc xuống gò má.

- Sao lần nào ông cũng chơi chiêu này vậy? Đừng liếm!
Trương Diệu đẩy đầu Bùi Yến ra, ngã người ra sau né.

- An ủi ngươi.

Thấy Trương Diệu khó chịu, Bùi Yến rất muốn dùng cách của mình an ủi anh.

Nếu liếm sẽ khiến người thấy thoải mái, thả lòng, giữa hồ hổ thú hay dùng cách này truyền đạt tình cảm.

- Tôi nói nhiều lần rồi, con người không an ủi nhau theo cách này!
Trương Diệu vốn hơi khó chịu bị Bùi Yến quậy thấy thoải mái hơn, anh không hết sức chống cự, thế là bị hắn đè xuống đất.

Trương Diệu quay đầu chống cự:
- Dừng lại! Tôi đã nói là không cho liếm!
Rất rõ ràng lúc này có phản đối cũng vô hiệu.

Bùi Yến cưỡi trên người Trương Diệu, ấn anh xuống đất đầy lá.

Trương Diệu định giơ chân nhưng bị chân Bùi Yến đè chặt, hai tay muốn đấm mặt hắn thì bị tay hắn ghì xuống đất.

Bùi Yến từ từ cúi đầu, từng chút một liếm mặt Trương Diệu, không quan tâm anh vặn đầu chống cự..