Cũng Chẳng Quan Trọng Đến Thế

Chương 34




17

Sau khi bãi triều, ta không trở về cùng phụ thân mà được thái giám dẫn vào tẩm cung của hoàng đế.

Vừa thấy ta, Vân Kỳ Lăng đã thay long bào, khoác lên mình bộ giáp đen, khiến cho dung mạo hắn càng thêm phần dịu dàng.

Ánh mắt hắn sáng rực, như chứa đầy tinh tú, niềm vui khôn xiết không thể giấu nổi.

“A Duệ, chúng ta thành công rồi! Chúng ta thật sự đã thành công!” Hắn nắm c.h.ặ.t t.a.y ta, kích động như đứa trẻ.

Ta mím môi, khẽ cười, gật đầu: “Phải, chúng ta thành công rồi.”

Năm năm trôi qua ở Nam Cương, chúng ta đã trải qua bao nhiêu gian khổ mà người thường khó lòng tưởng tượng nổi, thậm chí nhiều lần tưởng đã bỏ mạng.

Nghĩ lại, vẫn cảm thấy kinh hoàng như còn đọng lại.

Đột nhiên, Vân Kỳ Lăng quỳ xuống trước mặt ta.

“A Duệ, nếu… ta nói là nếu…" Hắn ngập ngừng, giọng nói run run: "Mếu sau một năm nữa, khi muội đến tuổi cập kê, muội có nguyện ý cùng ta đồng hành suốt đời không?”

Ta lùi lại vài bước, mỉm cười: “Hoàng thượng, người còn nhớ những ngày chúng ta kề vai chiến đấu không? Trước năm mười tuổi, ta chỉ biết sống trong khuê phòng thâm sâu, cứ nghĩ rằng cả đời nữ nhân chỉ có thể bị trói buộc trong những khuôn phép gia đình, bị lễ giáo đè nén. Nhưng khi bước ra ngoài, ta mới thấy cuộc sống bên ngoài khác biệt biết bao. Ta thường tự hỏi, vì sao nữ nhân chỉ có thể lo toan gia đình, vì sao việc xây dựng sự nghiệp lại là trách nhiệm của nam nhân? Ta không hiểu, có lẽ là sự giáo huấn của thời đại, cũng có thể là lỗi của ta. Nhưng ta không muốn bị giáo huấn, không muốn bị trói buộc vào người khác. Linh hồn ta là tự do, đời ta không nên bị kìm hãm trong xiềng xích.”

“Nhiệm vụ của Đại công chúa giao phó, ta đã hoàn thành.”

Hắn im lặng hồi lâu, cuối cùng thở dài một hơi thật sâu.

“Được rồi, ta đã hiểu.”

18



Ta trở về phủ Tướng quân, giờ đây đã là phủ An Bình.

Phó Tư Dịch đã chết, Nhị di nương thẳng thắn ngày nào cũng đã quay về thế giới của mình.

Trong phủ chỉ còn lại chín vị tiểu thiếp, họ quỳ trước mặt ta, khóc lóc thảm thiết: "An Bình Tướng quân, chúng ta cầu xin người, xin hãy cho chúng ta một con đường sống. Ơn nghĩa của người, chúng ta sẽ khắc cốt ghi tâm."

Ta thở dài: "Ta chưa từng nghĩ đến chuyện phải lấy mạng các ngươi. Phó Tư Dịch là Phó Tư Dịch, các ngươi không liên quan gì đến lão."

Sau đó, ta tặng bọn họ ngàn lượng bạc để có nơi nương thân.

Tuy rằng không con không cái, nhưng nếu muốn tái giá một gia đình tốt, e là cũng chẳng dễ dàng gì.

Xử lý xong mọi việc trong nhà, ta thu xếp hành trang, dẫn theo hai tỳ nữ, cùng nhau bắt đầu hành trình xa xứ.

Phụ mẫu tuy lòng trăm bề lưu luyến, nhưng không nói thêm lời nào.

Họ biết rằng, chỗ ta hướng tới là nơi xa xôi kia.

19

Hai năm sau, khi ta ở Bắc Đình, ta nhận được thư từ phụ thân gửi tới.

Mẫu thân ta đã hạ sinh một đôi huynh đệ song sinh.

Ta vội vã thu dọn hành lý để trở về thì Thẩm Dật An bên cạnh đã nắm lấy tay ta.

Y cao gần mét chín, đứng trước mặt ta như một đứa trẻ đáng thương, giống hệt con cún con mà ta gặp ngày nào.

“Nguyệt Nhi, ta cũng muốn theo nàng trở về.”

Thẩm Dật An là người ta gặp nửa năm trước ở một câu lan viện.



Đó là nơi biểu diễn ca múa, hí khúc và tạp kỹ.

Thẩm Dật An khiêu vũ và hát tuồng ở đó hệt như một nữ tử, hoàn toàn không để tâm đến ánh mắt của người đời.

Thẩm Dật An bảo rằng y đến từ một thời đại khác, một nơi không có lễ giáo, tam cương ngũ thường. Nơi đó, nữ tử có thể đọc sách, không cần phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, không nhất thiết phải sinh con đẻ cái, còn có thể ly hôn tùy ý. Nam nhân chỉ được cưới một thê tử, và không hề có chuyện trọng nam khinh nữ.

Ta nghĩ nếu muốn đạt đến một thế giới lý tưởng như thế, không thể chỉ dựa vào quyền lực hoàng gia hay nỗ lực của một người.

Bá tánh có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền.

Chỉ khi bách tính an cư lạc nghiệp, khói bếp nhân gian không ngừng bốc lên, thì thiên hạ mới có thể trường tồn.

Sau đó, Thẩm Dật An từ bỏ công việc của mình, kiên quyết muốn đi theo ta trên hành trình xa xứ.

Y nói: “Mỗi người đều có quyền theo đuổi thế giới lý tưởng của mình. Kết hôn không phải điều tất yếu của cuộc đời, hạnh phúc mới là điều quan trọng.”

20

Khi ta và Thẩm Dật An về nhà, vừa vặn đúng vào ngày đầy tháng của cặp song sinh. Hai nhóc con mập mạp, khoẻ mạnh kháu khỉnh, trông thú vị cực kỳ.

Lúc ấy, Vân Kỳ Lăng cũng có mặt.

Dù ta luôn chu du khắp nơi, song ta vẫn giữ liên lạc thường xuyên với hắn qua thư từ.

Hắn thường hỏi ta về những vấn đề triều chính và cách giảm gánh nặng lao dịch cho dân. Ta ghi lại ý kiến của mình, đôi khi Thẩm Dật An cũng thêm vào một hai câu trong thư.

Nửa năm trôi qua, khắp nơi đã có sự thay đổi lớn. Mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, người dân an vui, đất nước hưng thịnh.

Lúc này, Vân Kỳ Lăng dẫn theo một nữ tử dịu dàng chậm rãi bước về phía ta: “A Nguyệt, đây là thê tử của ta, cũng là người duy nhất mà ta lựa chọn làm vợ.”