Chim Công Trắng

Chương 32: Thời gian thì thầm






Thứ năm, Lý Mậu và Kỷ Nguyên dậy sớm, ăn uống xong, hai người lái xe đến sở thú xem gấu túi sinh đôi.

Tới nơi, đỗ xe xong, mua vé vào cửa rồi tiến vào cổng.

Bóng cây trong sở thú che nắng, có mấy cây sầu riêng cao lớn.

Kỷ Nguyên nói: “Sau khi em tới đây mới biết được sầu riêng sinh trưởng trên thân cây, không sinh trưởng trên nhánh cây.”

Lý Mậu hỏi: “Thế dứa và thanh long sinh trưởng thế nào?”

Kỷ Nguyên nói: “Sinh trưởng trên mặt đất, cái này em biết.”

Lý Mậu cười gật đầu.

Hai người thong thả đi dạo khắp nơi, sở thú nhiều động vật, du khách càng nhiều hơn.

Kỷ Nguyên đứng bên cạnh rừng trúc, gió lạnh hiu hiu, cô hỏi Lý Mậu: “Tại sao là con người giam giữ gấu mèo, không phải gấu mèo giam giữ con người?”

Anh cười hỏi: “Đây là vấn đề gì?”

Cô nói: “Em cũng không biết là vấn đề gì.”

Anh nói: “Con người thông minh hơn gấu mèo, biết dùng lồng sắt.”

Cô hỏi: “Vậy em thông minh hơn anh, có phải cũng có thể giam giữ anh không?”

Anh à một tiếng, hỏi: “Nhóc Nguyên, em thông minh hơn anh ư?”

Cô hỏi: “Em dùng một so sánh cũng không được?”

Anh nhoẻn miệng cười.

Trời nóng, hai người ngồi trên ghế đá, uống nước mía.

Kỷ Nguyên ngẩng đầu, nhìn lên cái cây lớn, một chú gấu con từ trong bụi cây ló đầu ra, chạy ra rồi lại chạy về, có chút thẹn thùng.


Lý Mậu cũng nhìn thấy, anh cười nói: “Nhóc Nguyên, gấu mèo con thích em rồi, muốn cưới em làm vợ.”

Kỷ Nguyên cười nói: “Anh nói với nó một tiếng, em có bạn trai rồi.”

Lý Mậu mỉm cười.

Kỷ Nguyên còn nói: “Để an toàn, vẫn cho gấu mèo xếp hàng trước đi. Ngày nào đó em không thích anh, em gả cho nó.”

Lý Mậu gập ngón tay, khẽ khàng gõ lên trán cô một cái.

Kỷ Nguyên nói: “Sau khi tốt nghiệp tiểu học em đã không còn dùng chiêu này.”

Lý Mậu cười nói: “Sau khi anh tốt nghiệp tiểu học chưa từng đi dạo sở thú lần nào.”

“Vậy anh còn tới.”

“Nhóc Nguyên?”

“Ừm.”

“Ngày mai anh dẫn em đi dạo chỗ người lớn.”

“Làng chơi?”

“Trong đầu em suy nghĩ gì đó?”

“Tự anh nói chuyện khiến người ta hiểu lầm…”

Hai người rời khỏi sở thú, đến một quán ăn Hàng Châu lân cận ăn cơm.

Khi khách khứa uống trà, có thể mời người đánh đàn tỳ bà. Một cô gái trẻ ôm đàn tỳ bà tiến vào, ngồi xuống đàn một khúc chậm rãi.

Kỷ Nguyên nhìn cô ấy một cái, cảm thấy thú vị.

Cô gái khẽ cười, đổi sang khúc nhạc sở trường “Đêm trăng hoa mùa xuân”. Khúc vừa dứt, cô gái ôm chiếc đàn, duyên dáng thướt tha đi ra ngoài.

Lý Mậu nói: “Đối với em và anh, đàn khúc ‘Trường môn hận’ quả thật không thích hợp lắm.”

Kỷ Nguyên nói: “Cô ấy di chuyển khắp nơi mệt rồi, không phải cố ý.”

Lý Mậu nói: “Nhóc Nguyên, cô ấy vẫn cứ nhìn em, chẳng liếc nhìn anh cái nào.”

Kỷ Nguyên nhoẻn miệng cười, hỏi: “Như vậy cũng muốn ghen sao?”

Lý Mậu cười nói: “Hiện tại anh rất nghi ngờ sức hấp dẫn của mình.”

Kỷ Nguyên cười nói: “Đó là vì cô ấy biết, em nghiêm túc lắng nghe cô ấy đàn.”

Lý Mậu à một tiếng, nói: “Tri âm tri kỷ tìm tri âm.”

Kỷ Nguyên nhoẻn miệng cười, không càn quấy với anh nữa.

Ăn uống xong, Lý Mậu hỏi chuyện công việc.

Kỷ Nguyên nói: “Rất rảnh rỗi, làm người học việc.”

Lý Mậu hỏi: “Một người học việc rất rảnh rỗi, vì sao lại có quyền quản lý?”

Kỷ Nguyên không chịu nói.

Cô là con rối quản lý, không phải bản lĩnh của mình, nói ra cũng chẳng vẻ vang gì.

Lý Mậu cũng không thích truy hỏi cô, tâm tư ăn ý, anh thuận miệng chuyển đề tài, hỏi: “Hồi đi học có chuyện gì thú vị không?”

Kỷ Nguyên nghĩ nghĩ, nói: “Vào tháng tư ở phía Bắc, khi ngắm hoa đào, khắp nơi đều là du khách, tới công viên chơi thả diều rất vui. Có một dạo, em thấy bốn năm người đàn ông to lớn nắm dây thừng, chơi nhảy dù, lao chạy trên bãi cỏ công viên.”

Lý Mậu cười hỏi: “Có bay lên không?”

Kỷ Nguyên nói: “Mùa xuân gió lớn, bay lên được.”

Anh nở nụ cười, hỏi: “Còn chuyện thú vị của mùa khác không?”

Cô nói: “Mùa hè đi công viên Bắc Hải có chèo thuyền trên hồ, ngắm hoa sen. Mùa thu ngắm lá đỏ ở Hương Sơn, cuối tuần nhiều người, trốn học đi mới thú vị. Mùa đông giẫm lên bông tuyết lóng lánh, đi qua cầu mười bảy vòm thật dài, rất đáng nhớ.”


Anh đột nhiên hỏi: “Nhóc Nguyên, ai đi chơi với em?”

Cô nói: “Bạn học.”

Anh hỏi: “Còn ai nữa?”

Cô nói: “Bạn trai trước.”

Anh nói: “Anh ghen đó.”

Cô cười hỏi: “Vậy anh và bạn gái trước đã từng đi đâu?”

Anh nói: “Cái này khó mà nói ra rõ ràng, bạn gái trước nhiều lắm, các nơi trên thế giới đều đi qua.”

Cô hỏi: “Không phải một Kiều Kiều sao?”

Anh nói: “Đó là người em biết, còn có người em không biết. Bắt đầu từ nhà trẻ, mỗi năm anh đều đổi một cô bạn gái mới.”

Cô nói: “Anh đừng nói nhảm nữa.”

Anh mỉm cười.

Buổi chiều, hai người ở nhà, tựa vào nhau ngủ trưa, thức dậy thì đọc sách giải trí.

Ánh nắng mùa xuân mỏng manh dịu dàng, chiếu rọi khắp phòng khách.

Anh hỏi cô: “Em đọc tới trang nào rồi?”

Kỷ Nguyên đáp: “Đọc tới đoạn tùng bách cao quý, hắn không làm được thánh nhân tựa như tùng bách… Anh cười cái gì?”

Lý Mậu khẽ cười đứng dậy, tiến vào phòng sách, cầm một quyển Trang Tử trở về, đưa cho cô xem.

Trang Tử viết, đại hàn vừa tới, sương tuyết đã rơi, ta còn được gọi là tùng bách chi mậu (tốt tươi).

Kỷ Nguyên hỏi: “Trưởng bối nhà anh là dựa theo ý này mà đặt tên cho anh ư?”

Lý Mậu mỉm cười.

Kỷ Nguyên cười nói: “Chờ anh làm tùng bách tốt tươi, làm thánh nhân, em sẽ làm chuông gió trong miếu của anh, cùng anh ngắm mưa gió thế nào?”

Lý Mậu nói: “Nhóc Nguyên, nếu anh có một kiếp làm thánh nhân, em hãy làm chim sẻ nhỏ trong miếu

của anh, mỗi ngày ăn vật cúng có sẵn, không đói bụng cũng không lạnh lẽo.” Kỷ Nguyên gật đầu, ba năm làm chim sẻ, cô vẫn làm được.

Hôm sau thứ sáu, Lý Mậu đưa cô đến ngoại thành xem đua ngựa.

Ngọn liễu phất phơ, cũng vừa mới qua tiết thanh minh, núi rừng đều mang theo màu xanh nhạt đáng yêu.

Đường đua ngựa là bãi cỏ, có mười con ngựa đang chờ thi đấu, mặt nạ bảo vệ che ánh mắt, đường đua quen thuộc.

Ở giữa có một con ngựa rất ngang tàng, vừa nhảy lại xoay, cứ muốn đẩy kỵ sư* xuống đất!

(*) người cưỡi ngựa đua

Lý Mậu nói: “Con ngựa này gọi là Sachima, ba nó gọi là Macaron.”

Kỷ Nguyên cười nói: “Chủ nhân của con ngựa này nhất định là một người ăn hàng.”

Có người đi qua, nói: “Thời gian kỵ sư và Sachima phối hợp rất dài, lại không có kết quả, như vậy có chút nguy hiểm.”

Lý Mậu nói: “Không được thì khỏi cần so sánh.”

Người kia bỏ đi.

Kỷ Nguyên hỏi: “Anh ta là ai vậy?”

Lý Mậu nói: “Người huấn luyện của Sachima.”

Cô buồn bực, hỏi: “Tại sao anh ta tìm anh?”

Lý Mậu cười nói: “Có lẽ bởi vì anh chính là người ăn hàng mà em vừa nói tới.”


Kỷ Nguyên ồ một tiếng.

Anh nói: “Nhóc Nguyên, anh đã quên nói với em, Macaron là con trai của sao Bắc cực.”

Cô hỏi: “Vậy Sachima là cháu trai của sao Bắc cực rồi?”

“Nhóc Nguyên, em thật thông minh, cái này cũng có thể suy luận ra được!”

“Quỷ hẹp hòi, em cũng không phải cố ý nói anh.”

Anh nở nụ cười.

Tại trường đua, Sachima bãi công, kỵ sư hết cách, người huấn luyện dắt ngựa ra khỏi đường đua.

Trường đua bắt đầu cuộc thi đua ngựa, nhanh như điện chớp, thanh thế to lớn.

Kỷ Nguyên thấy Lý Mậu vẫy tay, Sachima chạy đi vùng thoát khỏi dây cương, bốn vó mang theo cơn gió, chạy đến hàng rào bên này.

Kỷ Nguyên lần đầu tiên biết được, hóa ra ngựa biết cười, còn là nhếch miệng cười…

Lý Mậu kéo dây cương giữ Sachima, nói với Kỷ Nguyên: “Qua đây, anh giới thiệu hai người quen biết, vị này chính là Sachima, vị này chính là nhóc Nguyên.”

Kỷ Nguyên nhịn cười hỏi: “Tại sao Sachima dùng ánh mắt tình địch nhìn em thế?”

Lý Mậu cười nói: “Bởi vì em được thương yêu hơn nó.”

Cô nở nụ cười, Sachima rất đẹp, cô muốn sờ nó.

Anh dặn dò: “Đừng đứng phía sau Sachima, nó biết đá người đấy.”

Cô ừ một tiếng, sờ sống lưng ngăm đen của Sachima, hỏi: “Ngựa không thích thi đua, có thể làm mất lòng không?”

Lý Mậu nở nụ cười, nói: “Sachima rất có khả năng kế thừa tính tình lười nhác của sao Bắc cực.”

Kỷ Nguyên mỉm cười, bỗng nhiên nhớ tới lúc trước từng thấy một con ngựa lớn ở phía Bắc, cái bờm dựng thẳng, vác một xe táo, vui vẻ chạy như điên, chủ nhân con ngựa cũng không hạn chế nó.

Tuy rằng làm ngựa khuân vác, nhưng nếu gặp chủ nhân tốt thì cũng không tệ lắm.

Lý Mậu hỏi: “Có muốn cưỡi ngựa không?”

Kỷ Nguyên lắc đầu, vận động là nhược điểm của cô.

Lý Mậu nhoẻn miệng cười, người huấn luyện dắt Sachima về phòng ngựa.

Anh nói: “Anh vốn muốn cùng em cưỡi ngựa, đến vườn trái cây gần đây dạo chơi, hái hai giỏ sơn trà, để Sachima từ từ vác về. Nhưng em muốn cho nó nghỉ ngơi, vậy thì thôi đi.”

Cô mỉm cười.

Anh rõ ràng chính là người ăn hàng.

Hai người cứ vậy đứng ngoài hàng rào, nói câu được câu không, nói rất nhiều lời, thời gian bỗng nhiên trôi qua.

Bởi vì nói đến đua ngựa mười một tuổi sẽ nghỉ thi đấu, Kỷ Nguyên chợt nghĩ đến anh và cô cũng sẽ trở nên già yếu.

Nếu anh và cô cùng già đi, thế thì cho dù trên mặt mọc nhiều nếp nhăn, phản ứng trở nên chậm chạp, hình như cũng trở nên có thể chấp nhận.