Cả Nhà Đều Là Dân Xuyên Không, Chỉ Có Tôi Là Dân Bản Xứ

Chương 2




Editor: Cơm Nắm Nhỏ

________

Trộm gà không được còn mất nắm gạo.

Hứa lão tam không nghĩ tới còn gặp chuyện sét đánh giữa trời quang này.

Hắn dại mặt ra nhìn ba nữ đồng chí trong nhà, nuốt nước bọt, không tự chủ thốt ra: “ Ba sợ hãi.”

Hứa Đào Đào chớp đôi mắt to tròn, miệng nhỏ không ngừng nói: “ Không cần ba đâu! Chúng con có thể mà! Kế hoạch của chúng con là hấp dẫn sự chú ý của đàn ong mật trước, sau đó anh tiểu Lãng đi qua cắt tổ ong. Như vậy là một phát trúng đích!”

Nói xong cô bé còn quơ quơ nắm tay, thể hiện mình có thể làm được.

Thế nhưng, người một nhà đều: “….”

Hứa lão tam ho khan một tiếng: “ Đây là kế hoạch của mấy đứa sao?” – Đây được coi là kế hoạch gì chứ?!!

Hứa Đào Đào gật gật đầu, bộ dạng rất đắc ý: “ Có phải kế hoạch này rất tuyệt vời hay không ạ?”

Hứa lão tam nhìn khuôn mặt đáng yêu của con gái, nếu bị ong mật chích thì phải sao sao.

Tóm lại là rất đau lòng con gái!

Hứa lão tam thấy mình đúng là người cha tốt nhất trên đời, hắn ngửa mặt buồn bã nhìn trời, sau đó nói một đống lời nói chính nghĩa: “ Nam tử hán đại trượng phu, có gì phải sợ, Tiểu Đào Đào nhà chúng ta là quan trọng nhất. Buổi chiều ba sẽ dẫn các con đi.”

Vừa nói xong, lại đột nhiên hạ thấp thanh âm, nhỏ giọng hỏi: “ Tổ ong này ở đâu? Chúng ta đi lấy về trước thì tất cả mật ngọt đều là của tiểu Đào Đào.”

Hứa lão tam cười gian trá, hắc hắc hắc.

Tiểu Đào Đào lại rất chính nghĩa: “ Làm như thế là không đúng!”

Hứa lão tam lại bắt đầu dụ giỗ: “ Không đâu, con nghe ba nói nhé….”

Thưởng Hỉ đạp anh một cái, nói: “ Anh không thể dạy con nhỏ như thế. Tiểu Đào Tử đừng nghe ba con nói bậy bạ.”

Hứa lão tam bị đạp một cái, không dám đạp lại, chỉ dám trừng mắt nhìn qua.

Hắn lườm Thường Hỉ nói: “ Người phụ nữ này….”

Khuôn mặt ngăm đen của Thường Hỉ nâng lên: “ Thì làm sao?”

Hứa lão tam nghẹn họng, cũng không dám càu nhàu, chỉ quay mặt sang một bên, thở một cái: “Anh không thèm chấp nhặt.”

Nói là như thế nhưng trong lòng vẫn lảm nhảm, âm thanh nhỏ đến mức không ai nghe được: “ Lão gia anh chính là tú tài đấy, em cứ đối xử với anh như vậy đi. Nếu là, nếu là sau này còn có thể trở về, xem xem anh có bỏ em không…”

Thường Hỉ liếc hắn một cái thật sâu: “Ha!” – Một tiếng “ha” cũng đủ thể hiện sự lạnh buốt của chị.

Hứa lão tam: “Anh, anh chỉ nói vớ vẩn thôi.” – Chỉ thế thôi đã đủ kinh sợ rồi.

Hứa Đào Đào dựng lỗ tai lên, đôi mắt càng mở to hơn bình thường để hóng chuyện.

Hứa lão tam nhìn qua liền đụng trúng đôi mắt to tròn, mơ hồ của con gái.

Anh lập tức ho khan, chạy nhanh chữa cháy: “ Ai nha, mình lại nói ra chuyện từng nằm mơ rồi… đều là chuyện vô vị, đều là chuyện vô vị.”

Vừa nói xong, anh vừa đứng dậy, vỗ vỗ bộ quần áo, nói tiếp: “ Anh sang nhà đại đổi trưởng mượn áo tơi chặn ong mật đây.”

Thưởng Hỉ liền kêu: “Nhu Nhu và Đào Đào dọn mâm cơm đi.”

Thấy hai chị em vào nhà, Thường Hỉ thấp giọng nói: “Đào Đào đã lớn rồi, sau này đừng nói bậy trước mặt con bé.”

Hứa lão tam xua tay không để ý nói: “ Anh biết rồi. Việc này còn cần em phải dài dòng dặn dò hay sao. Em …… AAAAAAAAAAAA!”

Thường Hỉ véo chỗ thịt mềm của anh một cái, Hứa lão tam đau thấu tâm can, anh che eo lại, suýt nữa thì rơi nước mắt: “ Người vợ độc áo này!”

Lại là nước mắt lưng tròng đi ra cửa.

Thường Hỉ thở dài một tiếng, sau đó gương mặt lại hiện ra nụ cười.

Tháng sáu, ánh nắng mặt trời cũng không quá gay gắt, ngược lại cảm thấy ấm áp hơn. Thường Hỉ ngồi phơi nắng trong sân, cảm nhận ánh mặt trời cùng gió nhẹ, tâm tình rất tốt. Mọi người đều nói chồng chị không đáng tin cậy. Nhưng Thường Hỉ lại cảm thấy, cuộc sống này rất tốt, thực sự rất tốt.

Thực ra, Thường Hỉ không phải là người của thời đại này.

Chị vốn là người nước Đại Khánh, tổ tiên đều là ngự trù trong cung, cha chị cũng là người có quyền trong Ngự Thiện Phòng. Từ nhỏ, được mưa dầm thấm đất, chị có có một tay nghề nấu nướng ngon, ai cũng phải khen rằng chị có thiên phú.

Thế nhưng, tay nghề này lại chỉ truyền nam không truyền nữ, dù chị có thiên phú cũng chỉ dám lén lút học. Mà khi đó, chính là vị đường đệ con thừa tự kia lại không thể chịu đựng chị mà vu oan chị học trộm “món chính”. Lần đó, cha suýt nữa đánh chết chị, mẹ thì mắng chị là con sói mắt trắng. Nhất định là đang học trộm tay nghề để đi lấy chồng.

Nhưng có trời mới biết, năm ấy chị mới mười hai mười ba tuổi, còn chưa biết lấy chồng có nghĩa là gì. Nhưng dù chị có giải thích thế nào, “con thừa tự” kia vẫn quan trọng hơn nàng, cha mẹ muốn sớm gả chị đi. Cuối cùng chị gả cho một tú tài kém mình 3 tuổi, chính là tam công tử của Hứa gia.

Hứa gia cũng chẳng phải người nhân hậu. Bố chồng thiên vị, mẹ chồng khắc nghiệt, phu quân thì ham ăn lười làm. Dù cho nàng sinh cho Hứa gia một đôi long phượng thai: con trai từ nhỏ đã có thiên tư thông minh, con gái thì trời sinh có thần lực từ nhỏ thì cũng vẫn trải qua cuộc sống khổ cực như trước.

Nếu như không có đôi long phượng thai hiểu chuyện nghe lời, thì chỉ sợ chị không thể kiên trì mà sống tiếp.

Vất vả trôi qua, hai đứa trẻ lớn lên, phu quân mười mấy năm mang danh tú tài đều không thể đậu Trạng Nguyên, nhưng con trai chị mười bốn tuổi đã được đề danh bảng vàng, thi đậu Trạng Nguyên. Chị nghĩ, cuối cùng ngày tốt lành của mình cùng tới rồi. Thế nhưng, vào ngày con trai chị cưỡi ngựa diễu hành, hoàng thành bị phá.

Triều Đại Khánh xảy ra chiến tranh mười mấy năm, rốt cục không thể cầm cự được.

Đáng ra, bọn họ có thể chạy trốn, nhưng ai ngờ được trong nhà lại có kẻ gian. Chú em của chồng chị vì muốn có thêm tiền bạc chạy trốn mà hạ độc ở nước trong giếng, bọn họ một nhà bốn người đều chết.

Trong nháy mắt trước lúc tắt thở, Thường Hỉ nghĩ lại cả đời mình, ngoài việc có hai đứa con là vui vẻ, còn lại đều quá khổ. Thế nhưng thường Hỉ cũng không hối hận, bởi vì có một đôi trai gái ngoan ngoãn hiểu chuyện, dù cái nhà này không có chút tình thương nào, nhưng hai đứa trẻ đã cho nàng đủ tình yêu.

Thế nhưng, khi tỉnh dậy, chị xuyên qua một triều đại khác, trở thành một nông phụ. Nhà này sau khi tách khẩu được phân đến ngôi nhà cũ ở chân núi, ngày mùa thu mưa lớn làm sạt lở đã chôn vùi cả gia đình. Khi tỉnh lại, bọn họ liền đến.

Đúng thế, là bọn họ. Không chỉ có một mình chị tới đây.

Người chồng tệ hại của chị, và cả đôi song sinh cũng đều tới.

Thế nhưng, hai đứa không phải đã là thiếu niên mười bốn tuổi, mà biến thành bé con 3 tuổi gầy khô. Càng khó hiểu là nhà này 4 người giống họ như đúc, tên cũng giống nhau.

Chị không biết nhiều đạo lý lớn, nhưng chi biết rằng dây là ông trời thương xót bọn họ, cho bọn họ một cơ hội.

Con trai chị nói: đây là đầu thai chuyển kiếp.

Mà chị, rất muốn nắm chặt cơ hội này.

Cũng may là nơi này dù nghèo nhưng rất khác biệt.

Trong lòng chị vô cùng vui mừng.

Cuộc sống buồn hay vui, cũng không phải chỉ dựa vào ăn uống. Chị không phải là người đọc nhiều sách nên không hiểu được đạo lý lớn. Nhưng chị biết, nơi này không có chiến tranh liên miên, không có sưu cao thuế nặng, không có quan lớn ăn thịt người chẳng nhả xương, càng không đối xử khắc nghiệt với phụ nữ.

Cuộc sống có khổ.

Thế nhưng phụ nữ có thể gánh nửa bầu trời!

Cuộc sống như thế thực sự rất tốt.

Qua 7 năm, họ cũng quan thuộc nếp sống nơi này.

Chị từ một người phụ nữ yếu đuối kiệm lời đã trở lên hung dữ, trụ cột trong nhà.

Hơn thế, có cặp sinh đôi đi theo, còn gì không hài lòng? Tuy rằng tên đàn ông đáng ghét kia cũng đi theo, nhưng nếu không có anh ta thì lấy đâu ra tiểu Đào Đào đáng yêu… Tóm lại cũng được tính là một nhà đoàn viên nhỉ?

Thường Hỉ lay tay, cũng không đi vào nhà nghỉ ngơi mà đi qua cửa chính để tới sân vườn sau. Sân vườn sau là đất nhà bọn họ, chung quanh được rào lại, tính ra cũng được hai sào năm đất (cái này mình không rõ nữa, mình dốt trong khoản đất đai này lắm mọi người thông cảm nha). Không tính là rộng, nhưng Thường Hỉ trồng đầy đủ các loại rau: đậu cove, khoai tây, cà tím, ớt cay, rau hẹ, hành lá.. dù nhiều dù ít nhưng loại nào cũng có.

Chị xách thùng nước ra tưới rau.

Nhu Nhu nhìn thấy chị làm việc liền chạy ra nói: “ Mẹ đã mệt cả buổi sáng rồi, mẹ mau đi nghỉ đi. Mẹ cứ để con làm, việc này với con chỉ như mưa bụi (việc nhỏ) thôi.

Đừng nhìn bé còn nhỏ, chỉ là một cô nhóc, lời này cũng không phải nói suông.

Khỏe như trâu – chính là nói về cô nhóc.

Thường Hỉ nói: “ Chỗ này không cần con tới làm, chút việc này mẹ làm là được, vừa đúng lúc tiêu thực”. Chị nhìn một cái rồi hỏi: “ Em con đâu?”

Nhu Nhu: “ Em ấy chui vào hầm rồi.”

Cô nhóc đi tới gần Thường Hỉ, cùng chị tưới rau, hai người cùng làm việc nên nhanh hơn rất nhiều. Thường Hỉ hái một nắm rau hẹ, nói: “ Buổi tối mẹ làm rau hẹ xào trứng cho các con ăn.”

Nhu Nhu chần chừ nói: “ Trong nhà mình còn hai quả trứng, con định để sáng mai nấu cho Đào Đào một bát canh trứng.”

Hứa Nhu Nhu đã sống hai đời, đời trước cũng chẳng sung sướng gì. Thế nhưng dù sao Hứa gia vẫn là gia đình vừa đọc sách vừa có ruộng. Mẹ con họ dù bị khinh miệt, ăn uống không bằng những người khác, nhưng so với đời này cũng tốt hơn rất nhiều. Hơn nữa, em trai cô nhóc rất hiểu chuyện, thường trộm đưa cho cô nhóc điểm tâm của mình. Cho nên, Hứa Nhu Nhu cũng được coi là người đã trải qua “việc đời”.

Nhưng mà Đào Đào nhà bọn họ thì chưa.

Khi bọn họ “tới đây” hai năm thì Đào Đào mới được sinh ra.

Đừng nói tới những món điểm tâm kẹo ngọt, mà đối với cô bé, trứng gà cũng là một thứ vô cùng vô cùng tốt. Hơn nữa, cô bé là sinh non, tám tháng đã ra đời, lúc mới sinh ra giống như một con mèo nhỏ, ngay cả tiếng kêu khóc cũng rất nhỏ.

Lúc ấy, ai cũng nói bé con này sợ là không nuôi sống được.

Hứa Như Nhu vẫn còn nhớ từng lời nói đó đấy!

Dù sao, cô nhóc cũng không phải là một đứa trẻ ngây thơ thật sự.

Vì thế, Hứa Nhu Nhu vẫn muốn để dành trứng gà để bồi bổ cho em gái.

Thường Hỉ vỗ vỗ tay cô nhóc nói nhỏ: “ Người nhà thím Thúy Hoa ở trong thôn ngày kia làm tiệc cưới, đã nhờ mẹ làm đầu bếp chính.”

Hứa Nhu Nhu vừa nghe thấy liền vui vẻ: “ Vậy thì thật tốt quá!”

Hai mẹ con đang nói chuyện liền nghe được tiếng chạy bộ lộc cộc, tiểu Đào Tử thò đầu ra thật nhanh. Trên người cô bé khoác một cái áo mưa lớn, áo mưa quá dài đã chạm đất quét một mảng, cọ xát trên nền đất. Tay áo dài như mấy người hát tuồng, trông rất lôi thôi.

Con bé con nhìn về phía Hứa Nhu Nhu cười ngọt ngào, hỏi một cách lấy lòng: “Chị ơi, chị có thể cho em mượn áo mưa của chị không?”

Hứa Nhu Nhu một giây sau liền trở lên hung dữ: “ Hứa Đào Đào, em lại nghịch ngợm. Cởi ra! Chị chỉ có một cái áo mưa này, đừng có làm hỏng của chị!”

Thương em gái là thật!

Nhưng hung dữ với em gái cũng là thật!

Đứa trẻ quá nghịch ngợm, cần phải hung dữ!