Ám Nhật

Chương 7: 7: Giang Quốc Phá Cục





Sau một khoảng thời gian dài Thịnh Quốc liên tục mở rộng và chiếm ưu thế tuyệt đối trên các chiến trường.

Cả Lương Quốc và Giang Quốc đều chuẩn bị cho một kế hoạch phản công nhằm đản bảo cho sự tồn vong của nước mình.

Lương Quốc thì tập trung tăng cường phòng thủ biên giới phía tây bắc nơi đang là chiến trường trọng điểm của họ.

Quân chính quy bố phòng ở đây đã tăng lên thành 3 vạn đông gấp 3 lần so với các khu vực khác chỉ có 1 vạn.

Lực lượng dự bị chiến lược ở Thần Võ Doanh cũng tăng gấp đôi từ 2 vạn lên thành 4 vạn quân.

Cộng với lực lượng quân địa phương có từ 1 đến 2 vạn nữa thì quân Lương có thể huy động từ 8 đến 9 thậm chí 10 vạn quân cho mặt trận này.

Đây là số quân lớn nhất trong lịch sử nước Lương được huy động từ trước đến nay tuy nhiên nó chưa xảy ra.Còn với Giang Quốc, họ cũng bí mật huấn luyện một đội quân có sự cơ động cao có thể di chuyển trên chiến thuyền vốn là lợi thế tuyệt đối của họ lại có thể chiến đấu trực diện trên bộ.

Lực lượng thủy quân đánh bộ này của nước Giang hiện tại ước tính có đến 6 7 vạn cũng là cùng với lực lượng quân đồn trú sẵn trên các cứ điểm dọc bờ sông Đông Giang vốn có sẵn thì lực lượng này cũng lên đến hơn 10 vạn người.

Hơn nữa theo tin tình báo, Giang Quốc hiện đang có một loạt các chiến tướng trẻ tuổi mới xuất hiện bao gồm khoảng 7 người có nội công cấp 3 và hơn chục người có nội công cấp 2 đạt đỉnh làm chỉ huy của đội quân mới này.Hiện tại Giang Quốc đã bắt đầu phản công trên mặt trận với Thịnh Quốc nhằm đẩy lùi quân Thịnh Quốc ra xa khỏi vùng eo đất hiểm yếu của họ.

Phần lớn quân sỹ của họ đều được điều động đến đây.

Chỉ có một bộ phận nhỏ là được điều đến mặt trận tiếp giáp với nước Lương.

Mục tiêu của họ ở mặt trận phụ này chính là đánh chiếm phần đồng bằng màu mỡ duy nhất của nước Lương ép nước Lương vào thế cá nằm trên thớt như người Lạc.Sự ảo diệu trong bố trí lực lượng của nước Giang ở chỗ, lực lượng chính với số lượng đông đảo cả binh lẫn tướng lại được chỉ huy bởi một người cũ đã quen mặt là đại tướng quân của Giang quốc là Giang Hạo.

Giang Hạo vừa là người hoàng tộc cũng vừa là chiến tướng lâu năm của nước Giang đã đánh hơn 100 trận lớn nhỏ với cả nước Thịnh và nước Lương.


Sở trường là điều động thuỷ quân đánh bộ lần này mang theo 7 vạn quân mới huấn luyện này cùng với 12 vị chiến tướng nó nội công cấp 2 đánh dọc theo sông Đông Giang về phía nước Thịnh.

Còn lực lượng chỉ có 2 vạn người đánh về phía nước Lương thì lại do cả 7 vị chiến tướng có nội công cấp 3 chỉ huy.Tham vọng của nước Giang là dành chiến thắng trên cả 2 mặt trận.

Khi mà bên phía nước Thịnh thì họ có lợi thế về địa hình còn bên phía nước Lương thì họ có lợi thế về chất lượng tướng lĩnh khi quân chủ lực của nước Lương tập trung hết về phía tây bắc để đối phó với người Lạc và nước Thịnh.Ngay sau khi quân Giang bắt đầu chiến dịch của mình thì cả nước Thịnh lẫn nước Lương đều có phản ứng lại.

Quân Thịnh vốn đã thắng rất nhiều nên trở nên tự tin bắt đầu giao tranh trực diện với lực lượng cơ động của Giang quốc.

Tuy nhiên họ lại bị Giang Hạo dễ dàng đánh bại bởi cách điều quân của mình.

Các chiến thuyền đổ bộ của nước Giang luôn đánh vào những nơi không ngờ đến của quân Thịnh trên phòng tuyến dọc bên bờ bắc sông Đông Giang.

Quân Giang tiến một mạch hơn 1 tháng đã đánh bại hoàn toàn lực lượng quân Thịnh đồn trú ở đây đẩy quân Thịnh ra khỏi vùng xung quanh bờ phía bắc sông Đông Giang hơn 50 dặm.

Quân Giang nhanh chóng bố trí các tháp canh và bến tàu nhằm tạo điều kiện tác chiến cho lực lượng của mình.Mặt trận phía nước Lương thì quân Giang cũng có được chiến thắng áp đảo khi quân Lương ở phía đông bắc không có được lực lượng cũng như chất lượng đủ mạnh để ngăn cản một đội quân có đến 7 vị tướng có nội công cấp 3.

Hơn nữa vùng này là vùng đồng bằng giao chiến toàn là chiến đấu trực diện.

Sức mạnh của những người có nội công càng được phát huy mạnh mẽ.

Từ đó vua Minh Đức của nước Lương buộc phải ra lệnh cho quân vùng đông bắc cố thủ trong 3 toà thành chính mà bỏ hết các vùng đất bên ngoài cùng với việc điều động lực lượng của Thần Võ Doanh đến ứng cứu.Tin tức chiến thắng liên tiếp truyền về là cho sỹ khí quân Giang tăng cao cũng như nội bộ triều đình nước Giang vô cùng phấn khởi.

Vua nước Giang là Huyền Minh đã lệnh cho cả hai mặt trận tiếp tục tấn công.

Tuy nhiên Giang Hạo đã gửi tấu chương về triều nói rằng sau khi tiến được 100 dặm thì sẽ dừng lại.

Bởi vì từ đây quân Giang sẽ mất đi hoàn toàn lợi thế cơ động trên sông của mình mà phải giao chiến như hai lực lượng bộ binh đích thực trên chiến trường.


Kỵ binh của quân Giang không giỏi như của nước Thịnh nếu đi quá sâu sẽ dễ bị đánh bại.

Bởi vì nước Thịnh còn có Vũ Bình tướng quân và học trò của ông ấy.

Nếu họ được điều động đến thì quân Giang tỷ lệ chiến thắng chỉ có 4 phần.

Vua Huyền Minh rất tin tưởng vào kinh nghiệm trận mạc của Giang Hạo nên đồng ý dừng tiến quân trên mặt trận nước Thịnh và ra lệnh cho tướng quân Giang Hạo tăng cường huấn luyện lực lượng kỵ binh.

Cùng lắm thì chờ thêm 1 năm sẽ giao chiến một trận lớn với nước Thịnh để phân thắng bại.

Còn mặt trận nước Lương thì nhất định phải công hạ được cả 3 thành chính để làm chủ hoàn toàn vùng đông bắc nước Lương.Tình hình chiến sự ba bên lúc này cho thấy về mặt quân lực nước Lương vẫn là nước được đánh giá yếu nhất.

Họ vẫn chưa có được bất cứ chiến thắng nào trong suốt mấy năm qua.

Ngay cả việc giữ đất cũng thường xuyên bị thất bại khiến cho triều đình nước Lương ổn định được một thời gian lại có dấu hiệu tăng cường xung đột trở lại.Tuy nhiên lần này sỹ khí quân Lương lại không thấp.

Lực lượng của Thần Võ Doanh được điều động đã sẵn sàng lên đường và họ tất nhiên là nằm dưới sự chỉ huy của hai cha con tướng quân Diệp Hùng.

Đây là lần đầu tiên mà Diệp Tinh Hà ra trận.

Diệp Tinh Hà luôn luyện tập ở trong khu vực của Hoàng Lăng cùng với thái tử cho nên chiến lực của cô chỉ có Diệp Hùng tướng quân là biết rõ còn trong Thần Võ Doanh không một ai biết được con gái thống lĩnh mạnh đến mức nào.

Trong đầu họ thì con gái dù thế nào cũng là con gái không nên tham gia vào việc chém giết trên chiến trường.Ngay cả thái tử Lương An cũng nghĩ như vậy.


Sau khi biết Diệp Tinh Hà quyết định tham gia chiến trận, thái tử đã ngăn cản nhưng nhanh chóng bị Diệp Tinh Hà bỏ qua.

Vì thế mà Lương An đã quyết định một quyết định cực kỳ mạo hiểm đó là đi cùng với Diệp Tinh Hà ra chiến trường.

Việc này ngay cả Diệp Hùng tướng quân cũng không biết chỉ có Diệp Tinh Hà và Ảnh là hai người biết mà thôi.

Hành tung của thái tử hiện tại bây giờ đã là bí mật quốc gia của nước Lương vì chỉ cần thái tử xảy ra chuyện sẽ không có người nối ngôi.

Nước Lương sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ.Hành động này tất nhiên vẫn cần có sự đồng ý của vua Minh Đức.

Từ lúc vương hậu mất, thái tử muốn làm bất cứ điều gì vua Minh Đức đều không ngăn cản.

Suốt 15 năm qua quan sát thái tử, vua Minh Đức nhận ra một điều đứa trẻ này càng ngày càng trở nên đáng sợ ngay cả từ khí thế mà bản thân toả ra.

Hơn nữa thái tử chưa bao giờ để lộ ra suy nghĩ của mình dù đã 20 tuổi nhưng chưa từng cho ý kiến về bất cứ chính sự nào trong nước.

Việc này khiến cho vua Minh Đức nhận ra con trai mình hình như đang toan tính một điều gì đó mà ông không thể tưởng tượng nổi.- Ảnh, lần này hãy theo thật sát thái tử.

Trên chiến trường mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Phải đản bảo an toàn tuyệt đối.- Người có thể đánh bại được thái tử thì thần càng không phải là đối thủ.Câu trả lời của Ảnh làm cho vua Minh Đức sững người.

Ảnh là người được lựa chọn một cách cẩn thận trong các cao thủ nội công mạnh nhất mà nước Lương có.

Vậy mà tự nhận bản thân còn không thắng được thái tử chứng tỏ thái tử đã ở một đẳng cấp rất cao thậm chí là tuyệt đỉnh.- Trong vòng 2 năm nữa người mạnh nhất trong ba nước sẽ không phải Vũ Bình tướng quân nữa mà là điện hạ.

Thần tin 2 năm nữa thái tử sẽ mở ra Lĩnh Vực.Biểu cảm của vua Minh Đức lúc này gần như là đông cứng.

Lĩnh Vực tồn tại trong sách vở chưa một ai trong thời này tận mắt nhìn thấy kia sẽ hiện hữu trên người của con trai mình.- Ảnh, nói cho ta biết Hoá Hình của thái tử.- Thứ đó, không phải tồn tại của nhân gian.

Ngày mà thứ đó thực sự thành hình, điện hạ nhất định quân lâm thiên hạ.Vua Minh Đức đã hoàn toàn không còn biểu cảm gì nữa sau khi nghe câu trả lời của Ảnh.


Lời của cổ nhân nói quả không sai "đại nạn không chết tất có hậu phúc".Quân Lương từ Thần Võ Doanh đã bắt đầu hành quân ra mặt trận.

Chỉ trong 4 ngày họ sẽ đến được khu vực 3 thành chính của vùng đông bắc để hỗ trợ phòng thủ.

Quân Giang không chia quân ra mà tấn công cả 3 thành cùng một lúc mà dồn lực lượng đánh hạ từng thành.

Trong đó toà thành ở ngoài cùng đã bị quân Giang công hạ trong lúc quân Lương còn đang hành quân.

Thái tử lúc này không ở trong đoàn hành quân mà đang ở một nơi khác từ trước đó mấy ngày cùng với Ảnh.Nơi đó nằm trong khu vực của Hoàng Lăng và nó chính là bí mật cuối cùng của hoàng thất nước Lương.

Nơi mà dù có chuyện gì xảy ra thì nó cũng sẽ là chỗ dựa cuối cùng cho hoàng tộc cũng như vua của nước Lương.

Nơi mà ngay cả Hàn Vương em trai duy nhất của vua cũng không biết đến sự tồn tại của nó.

Những người biết được nơi này chỉ có 3 người, vua, Ảnh và thái tử người đã được vua giao cho tín vật xác định truyền ngôi.Ảnh được lệnh dẫn thái tử đến đây ngay sau khi thái tử quyết định ra chiến trường.

Đây cũng chính là sự ủng hộ cao nhất của vua Minh Đức cho con trai.Lối vào của nơi này được chính các lăng tẩm của các đời vua nước Lương nguỵ trang che chở.

Nó nằm ở trung tâm của toàn bộ vùng núi Hoàng Lăng của nước Lương.

Nơi Lăng Vệ cũng không được phép tiến đến quá gần và hôm nay Lương An lần đầu tiên được đi đến nơi mà bao nhiêu đời tổ tiên để lại cho cậu.

Trên đường đến đây Lương An không khỏi bất ngờ khi có một bí mật lớn như vậy mà thân là thái tử bao nhiêu năm qua cậu lại không hề biết đến.

Lúc Ảnh giao tín vật cho thái tử.

Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm khuôn mặt của Lương An để lộ một cảm xúc ra ngoài khi mà cậu không ở cùng với Diệp Tinh Hà.Trong suốt 15 năm chỉ khi ở cạnh Diệp Tinh Hà thái tử mới có thể cười nói vui vẻ và sinh hoạt như một người bình thường.

Khi ở một mình Lương An luôn chỉ có một bộ mặt không biểu cảm như khi cậu vừa tỉnh lại vào ngày bị ám sát..